Nguyễn Đình Hách dịch
Câu hỏi 1: Xin thầy hãy
giải thích ý thầy về yoga, yogi và thiền.
Điều
đầu tiên phải nhớ thiền không phải là một cái gì đó có thể được làm. Trên khắp
thế giới, mọi người đều có khái niệm rằng thiền có nghĩa là làm một cái gì đó.
Đó không phải là làm, đó không phải là hành động, đó là một cái gì đó xảy ra.
Đó không phải là bạn đến với nó; nó đến với bạn và thấm vào bạn. Nó hủy hoại
bạn theo cách này và tái tạo bạn theo cách khác. Nó là một cái gì đó quá sống
động và quá vô hạn đến nỗi nó không thể là một phần trong công việc của bạn.
Vậy
thì điều gì được thực hiện? Bạn chỉ có thể tạo ra hoàn cảnh để nó xuất hiện.
Tất cả điều bạn có thể làm là trở nên dễ mẫn cảm và cởi mở với tồn tại từ mọi
hướng.
Thông
thường, chúng ta giống như tù nhân: chúng ta tự khép kín bên trong chúng ta mà
không có ô những cửa. Theo cách đó thì chúng ta đang chết. Người ta có thể nói,
chúng ta đã trở thành “bằng chứng sống”: cuộc sống không thể đến với chúng ta.
Chúng ta đã tạo ra những rào cản và trở lực đối với cuộc sống, bởi vì cuộc sống
có thể là nguy hiểm, là không thể kiểm soát; nó là một cái gì đó không nằm
trong tay chúng ta. Chúng ta đã tạo ra sự tồn tại khép kín đối với chính chúng
ta sao cho chúng ta có thể được bảo đảm chắc chắn, chúng ta có thể cảm thấy yên
ổn thoải mái. Sự tồn tại khép kín này là thuận tiện, nhưng nó cũng là tê liệt,
là chết. Chúng ta càng khép kín, chúng ta càng trở nên ít sống động hơn. Càng
cởi mở chúng ta càng trở nên sống động hơn.
Thiền
là ô cửa mở tới mọi khía cạnh, mọi hướng, mọi vấn đề. Nhưng trở nên cởi mở với
mọi vấn đề lại nguy hiểm, mở ra với mọi thứ vô điều kiện lại làm cho chúng ta bất
an. Không thể thoải mái bởi vì bất kỳ điều cũng có thể xảy ra. Tâm trí khao
khát sự an toàn, sự thoải mái, sự chắc chắn thì không thể là tâm trí thiền
định. Chỉ có tâm trí cởi mở với bất kỳ điều gì cuộc sống mang lại, chào đón mỗi
và mọi vấn đề xảy ra, thậm chí là cái chết, thì có thể tạo ra trạng thái để thiền
xuất hiện.
Cho
nên điều duy nhất bạn có thể thực hiện là trở nên lĩnh hội, cởi mở đối với
thiền, trở nên hoàn toàn lĩnh hội - không phải đối với một hiện tượng đặc biệt
nào mà đối với bất kỳ điều gì xảy ra.
Thiền
không phải là một khía cạnh đặc biệt, nó là một sự tồn tại phi khía cạnh, một
sự tồn tại mở ra với mỗi và mọi khía cạnh mà không có bất kỳ điều kiện nào,
không có bất kỳ ham muốn nào, không có bất kỳ mong đợi nào. Nếu có một sự mong
đợi nào đó thì sự mở ra sẽ không là toàn bộ. Nếu có bất kỳ điều kiện nào, bất
kỳ ham muốn nào, nếu có bất kỳ “nếu” nào thì sự mở ra sẽ không thể là toàn bộ.
Không phần nào của bạn nên giữ mãi khép kín. Nếu bạn không hoàn toàn cởi mở thì
bạn sẽ không thể đón nhận được những hiện tượng sống động, đầy sinh lực, vô
hạn. Nó không thể trở thành vị khách và bạn không thể trở thành chủ nhà.
Thiền
chỉ là sự tạo ra một trạng thái đón nhận để một cái gì đó có thể xuất hiện, và
tất cả điều bạn có thể thực hiện là chờ đợi.
Tâm
trí chờ đợi là tâm trí đang chờ đợi cái chưa biết, bởi vì những gì sắp xảy ra
thì không thể biết trước; thậm chí bạn không thể hình dung về điều đó. Có thể
bạn đã từng nghe một cái gì đó về nó, nhưng đó không phải là kiến thức của bạn;
nó vẫn giữ nguyên là chưa biết. Tâm trí chờ đợi cái chưa biết là tâm trí thiền
định.
Khi
bạn đang chờ đợi cái chưa biết thì kiến thức của bạn lại trở thành rào cản, bởi
vì bạn càng nhận biết về kiến thức của mình thì bạn càng chắc chắn tự tống mình
vào ngục tù. Bạn không được ở trong tâm trạng “biết”, bạn phải hoàn toàn vô
minh; chỉ có thế thì cái chưa biết mới có thể đến với bạn. Thời điểm mà sự vô
minh của bạn trở nên tự nhận biết nó, thời điểm bạn biết rằng bạn không biết
thì đó là thời điểm bạn bắt đầu chờ đợi cái chưa biết.
Có
hai loại người vô minh. Loại thứ nhất là không nhận biết về sự vô minh của họ -
họ tự động nghĩ rằng họ biết. Đây là loại có kiến thức nhưng vô minh. Loại thứ
hai là những người nhận biết về sự vô minh của họ. Đây là một dạng vô minh
nhưng hiểu biết. Và thời điểm mà bạn trở nên nhận biết về sự vô minh của mình
thì bạn cũng tới điểm, nơi biết bắt đầu.
Vị
học giả, người nghĩ rằng mình biết thì không bao giờ có thể là người tôn giáo.
Người nghĩ rằng mình biết thì buộc phải là phi tôn giáo, bởi vì bản ngã am hiểu
là cái thứ tinh ranh nhất. Nhưng thời
điểm bạn biết sự vô minh của mình thì sẽ không còn bản ngã, không còn không
gian để bản ngã có thể tồn tại. Sự tấn công vào bản ngã mạnh mẽ nhất là trở nên
nhận biết sự vô minh của bạn; sự gia cố vững chắc nhất cho bản ngã của bạn là
quả quyết về kiến thức.
Điều
thứ hai tôi muốn nói về thiền là tâm trí bạn phải tuyệt đối nhận biết sự vô
minh của nó. Và bạn chỉ có thể trở nên nhận biết sự vô minh của mình khi kiến
thức tích lũy, kiến thức vay mượn của bạn được coi không phải là kiến thức. Đó
không phải là kiến thức, đó chỉ đơn thuần là thông tin, và thông tin không phải
là kiến thức mặc dù đó là phương tiện để
nó biểu hiện.
Người
biết không giáo điều về kiến thức của mình; họ lưỡng lự. Nhưng người nghĩ là
mình biết thì lại giáo điều, quả quyết; người đó tuyệt đối chắc chắn.
Bạn
phải nhận biết thực tế rằng những gì bạn không biết thì không thể là kiến thức
của bạn. Bạn không thể vay mượn kiến thức: đó là sự khác biệt giữa tâm trí thần
học và tâm trí tôn giáo. Thần học là một trong những thứ phi tôn giáo nhất trên
đời, và những nhà thần học là những người phi tôn giáo nhất, bởi vì những gì họ
tuyên bố như là kiến thức thì lại chỉ là thứ vay mượn.
Người
biết không bao giờ đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, bởi vì đó vốn là hiện tượng khi mà
con người biết thì cái “tôi” biến mất. Thời điểm con người biết, bản ngã không
còn. Nhận biết xuất hiện khi bản ngã không còn, cho nên bản ngã không thể tuyên
bố nó có sự nhận biết. Bản ngã chỉ có thể lượm lặt thông tin; nó có thể tích
lũy nhiều thực tế, nó có thể trích dẫn kinh sách.
Vào
thiền là vượt lên kiến thức lượm lặt của bạn. Khi mà kiến thức lượm lặt này bị
vượt qua thì sự học hỏi bắt đầu. Và người học hỏi có một cái gì đó rất khác: họ
chưa bao giờ tuyên bố rằng họ biết, họ luôn nhận ra sự vô minh của mình. Và
càng nhận biết nhiều thì họ càng trở nên cởi mở với cái mới.
Thời
điểm bạn đã học hỏi được một cái gì đó thì hãy vứt nó đi; nếu không, có mọi khả
năng rằng nó sẽ trở thành một phần kiến thức của bạn, một phần tích lũy của
bạn. Nếu kiến thức của bạn xuất phát từ những kinh nghiệm quá khứ, thì đó cũng
là vay mượn, bởi vì bạn không là con người cũ nữa. Và cho dù kiến thức của bạn
vay mượn từ quá khứ hay vay mượn từ ai đó thì cũng không có gì khác nhau.
Ngày
hôm qua của tôi đã xa rồi; nó đã thực sự chết... nó không được tìm ra ở đâu
ngoại trừ trong ký ức tôi. Bây giờ, với tôi thì ngày mai của tôi cũng là “người
khác” như là bạn. Thực tế, nó còn “khác” hơn bởi vì bạn gần với tôi hơn. Ở thời điểm này, nếu bạn có thể tĩnh lặng,
bạn LÀ tôi, là một phần của tôi.
Nếu
tôi đang nói với bạn về một cái gì đó mà nó đến với tôi ngày hôm qua, thì tôi
không phải là người sẽ nói chuyện với bạn: tôi sẽ là một người đã chết, là một
cuộn băng ghi âm vô hồn. Tôi sẽ không sống ở thời điểm này, không được chuẩn bị
cho thời điểm này. Một cái gì đó chết sẽ được khẳng định thông qua tôi. Và tin
vào một cái gì đó chết... đó là điều không thể.
Nếu
tôi vẫn còn sống trong ký ức của hôm qua, thì tôi không còn khả năng sống hôm
nay. Nếu tôi có khả năng sống những thời điểm của hôm qua, thế rồi tôi phải
sống với những gì đang diễn ra hôm nay, tại chính thời điểm này, những gì tôi
nói phải thông qua tôi tại thời điểm này. Nếu nó xuất hiện từ quá khứ chết thì
đó là vay mượn. Thậm chí nếu nó xuất hiện từ tôi, từ quá khứ của chính tôi thì
đó là gánh nặng vô nghĩa, không tác dụng gì.
Biết
luôn là điều tự nhiên, ngược lại tất cả mọi tuyên bố luôn là cho kiến thức quá
khứ, cho hồi ức. Khi bạn vay mượn từ ký ức bạn, bạn không trong thời điểm biết.
Con người không được vay mượn từ bất kỳ ai, thậm chí từ quá khứ của chính mình.
Con người phải sống từ thời điểm tới thời điểm, và sống theo cách như vậy thì
mọi thứ đến với bạn sẽ trở thành một phần cái biết của bạn.
Nếu
tôi nhìn vào bạn, cái nhìn có thể là biết chỉ nếu ký ức của tôi không chen vào.
Nếu tôi đang nhìn bạn thông qua ký ức của tôi về những cuộc gặp của chúng
ta trong quá khứ thì tôi đang không thực sự nhìn
bạn. Nhưng nếu tôi có thể nhìn bạn mà không có bất kỳ gánh nặng nào của quá khứ
thì cái nhìn trở nên thiền định. Nếu tôi có thể chạm bạn mà không có gánh nặng
kinh nghiệm rằng tay tôi đã được biết trong quá khứ, thì cái chạm đó trở nên
thiền định. Mọi điều thanh thoát hồn nhiên thì sẽ trở nên thiền định.
Điểm
thứ ba tôi muốn nhấn mạnh là tâm thiền định sống thời điểm tới thời điểm. Nó
không tích kũy, nó sống mỗi thời điểm như nó vốn là vậy. Nó chưa bao giờ vượt ra ở đây và bây giờ, nó luôn là bây giờ, đón
nhận mỗi thời điểm như nó vốn là vậy.
Cái
gì chết là chết; điều gì đã trôi qua là quá khứ. Quá khứ đã trôi qua và tương
lai thì chưa đến. Khoảnh khắc giữa quá khứ và tương lai này là thứ duy nhất tồn
tại.
Quá
khứ là phần của ký ức và tương lai là phần của niềm khát khao. Cả hai đều là
tâm thần; chính chúng không tồn tại, chúng là những sự sáng tạo của con người.
Nếu con người không tồn tại trên trái đất thì hẳn sẽ không có quá khứ và tương
lai. Sẽ chỉ có hiện tại, bây giờ và chỉ bây giờ - không có dòng chảy thời gian,
không có đến, không có đi. Tâm trí thiền sống trong bây giờ - đó là sự tồn tại
duy nhất của nó.
Một
vị tu sĩ Zen bị kết tội chết. Nhà vua cho gọi ông ta và nói, “Ngươi chỉ còn hai
mươi bốn giờ - ngươi định sống khoảng thời gian còn lại như thế nào?”
Vị
tu sĩ cười và nói, “Thời điểm tới thời điểm – như tôi đã từng sống! Với tôi
chưa từng có gì nhiều hơn thời điểm này, cho nên chẳng vấn đề gì dù tôi còn lại
hai mươi bốn tiếng hoặc hai mươi bốn năm? Đó là điều vớ vẩn. Tôi đã luôn sống
từ thời điểm tới thời điểm cho nên với tôi một thời điểm cũng là đủ. Hai mươi
bốn giờ là quá nhiều - một thời điểm cũng là quá đủ rồi”.
Nhà
vua không hiểu điều đó. Vị tu sĩ nói, “Cho phép tôi hỏi ngài: liệu ngài có thể
sống hai thời điểm đồng thời không?”
Không
ai đã từng có thể như vậy. Chỉ một cách sống duy nhất là một thời điểm cho mọi
thời điểm. Với bạn hai thời điểm đồng thời là điều không thể; chỉ có một thời
điểm duy nhất trong tay bạn. Và thời điểm đó quá linh động đến mức nếu bạn mải
mê với quá khứ hoặc say mê với tương lai thì bạn sẽ không có khả năng nắm bắt
nó. Nó sẽ vượt qua bạn và bạn sẽ lỡ nó. Chỉ tâm trí cởi mở, ở đây và bây giờ
mới có thể tạo ra trạng thái để thiền xuất hiện.
Điều
thứ tư, sự nghiêm trọng. Mọi người nghĩ và nói về thiền như là vấn đề nghiêm
trọng. Họ coi đó như là công việc mà không phải cuộc chơi. Nhưng nếu bạn coi
thiền là nghiêm trọng, bạn không thể tạo ra trạng thái để nó xuất hiện. Nghiêm
trọng là căng thẳng, và tâm trí căng thẳng chưa bao giờ trong thiền.
Bạn
phải coi thiền như cuộc chơi, trò chơi của trẻ nhỏ. Mọi người nên vào thiền như
là cuộc chơi - chơi với tồn tại, chơi với cuộc sống - không gánh nặng, không
căng thẳng; không trong tâm trạng làm việc mà trong tâm trạng thư giãn. Hiện
tượng chỉ có thể xuất hiện trong thời điểm thư giãn, trong thời điểm vui chơi.
Con
người nghiêm trọng không thể là tôn giáo. Và tất cả những người mộ đạo mới
nghiêm trọng làm sao! Có vẻ như chỉ những người bệnh hoạn, buồn bã mới là mộ
đạo. Nhưng thiền không phải là một cái gì đó “phải”, nó là một cái gì đó tuyệt
đối phi mục đích; nó là một cái gì đó mà mục tiêu của nó mang tính nội tại.
Không gì có thể đạt được bởi nó hoặc thông qua nó - nó không thể được coi như
là một phương tiện.
Nhưng
như tôi nhìn thấy, những người trở nên quan tâm đến thiền lại không thực sự
quan tâm đến thiền, họ quan tâm đến một cái gì đó khác và thiền được sử dụng
như là phương tiện để đạt được nó. Họ có thể quan tâm đến im lặng, đạt được
trạng thái không căng thẳng của tâm trí - có thể họ quan tâm đến một cái gì đó -
nhưng họ đơn giản không quan tâm đến thiền như vậy, cho nên họ không thể cởi mở
với nó.
Thiền
chỉ xuất hiện đối với những người quan tâm đến thiền như là mục tiêu của chính
nó. Sự tĩnh lặng xuất hiện: đó là vấn đề khác. Sự thư thái xuất hiện: đó là vấn
đề khác. Điều linh thiêng xuất hiện: đó là vấn đề khác. Chúng là hậu quả, là
sản phẩm phụ; chúng không thể kéo dài bởi vì chính ham muốn tạo ra căng thẳng.
Điều
linh thiêng xuất hiện, hoặc hay hơn khi nói mọi thứ trở thành linh thiêng, mọi
thứ trở thành niềm vui sướng. Nó xuất hiện gián tiếp, không mong đợi, như là
cái bóng của thiền. Và đây là một trong những điều huyền bí của cuộc đời: những
thứ đẹp, những thứ thật, những thứ đáng yêu thì
luôn xuất hiện gián tiếp. Bạn không thể chạy theo thiền, bạn không thể đạt được
nó một cách trực tiếp, bởi vì nếu tiếp cận nó theo cách như vậy - như là niềm
khát khao hạnh phúc, điều linh thiêng, hoặc bất kỳ điều gì - bạn sẽ lỡ nó; nó
sẽ không đến và làm cho bạn cảm thấy ngập tràn. Nó không được là phương tiện, nó
không thể bị biến thành phương tiện. Và sự nghiêm trọng là rào cản.
Thiền
là đoạt lại sự vui chơi. Thời thơ ấu đã qua rồi, nhưng bây giờ bạn đã đoạt lại được
trạng thái ham vui, ham chơi. Bạn có thể chơi với những tảng đá đẹp, với những
bông hoa; bạn có thể chơi với mọi thứ. Bạn chỉ có thể thư giãn trong trạng thái
vui chơi nhưng không bao giờ là biểu diễn cả. Trong thời điểm thư giãn này, nảy
sinh trạng thái, nảy sinh niềm vui hạnh phúc, và xuất hiện hiện tượng: ngôi đền
trở thành ngôi nhà vui chơi, nơi mà mọi người trở thành đứa trẻ đang chơi với
tồn tại.
Bạn
hỏi tôi Yoga là gì và Yogi là gì. Người thiền định là Yogi: người sống thiền,
ăn thiền, tắm thiền, ngủ thiền. Toàn bộ sự tồn tại của vị đó, mọi điều vị đó
làm là thiền. Vị đó không coi tồn tại như là gánh nặng mà như là cuộc chơi.
Yogi không quan tâm với quá khứ, không quan tâm đến tương lai; vị đó chỉ sống
trong thời điểm hiện tại. Cuộc sống trở thành dòng chảy không ngừng mà không có
mục tiêu nào cần đạt được, bởi vì với vui chơi thì không có mục tiêu.
Thậm
chí khi chúng ta chơi chúng ta cũng tạo ra mục tiêu; chúng ta làm hỏng cuộc vui
và biến cuộc chơi thành công việc. Công việc không thể tồn tại mà không có mục
tiêu, vui chơi không thể tồn tại cùng mục tiêu. Nhưng chúng ta trở nên quá
nghiêm trọng đến mức ngay cả khi chúng ta chơi chúng ta cũng tạo ra mục tiêu:
có một cái gì đó để chiến thắng, một nơi nào đó để lao tới. Chúng ta không thể
làm một cái gì đó chỉ vì nó - như là nghệ thuật vì nghệ thuật. Thời điểm mà
nghệ thuật vì nghệ thuật thì nó trở thành thiền. Khi ca vì bài ca thì đó là
thiền. Khi yêu vì tình yêu thì đó là thiền.
Nếu
mục đích và phương tiện là một thì trở thành thiền. Nhưng nếu phương tiện là sự
khởi đầu, kết thúc là mục tiêu và có sự liên tục ở giữa, có quá trình ở giữa,
vậy thì nó trở thành công việc phải được thực hiện nghiêm túc. Thế rồi xuất
hiện những căng thẳng, những xung đột, những gánh nặng, và sự hồn nhiên của bạn
bị hủy hoại.
Phương
tiện là mục tiêu. Mục tiêu là phương tiện. Bất kỳ điều gì được thực hiện với
thái độ như vậy là thiền. Khởi đầu là kết thúc. Với bạn, bước đầu tiên cũng là
bước cuối cùng. Với bạn, sinh cũng là tử. Gặp mặt cũng là chia ly. Những cặp đó
là lưỡng cực của cái toàn bộ duy nhất, chúng là một. Nếu bạn nhìn thấy chúng
như là một thì tâm trí bạn trở nên thiền định. Thế thì không còn gánh nặng:
cuộc sống trở thành như là leela, như là cuộc chơi.
Cây
thập giá của Jesus là một công việc nghiêm trọng, nhưng Krishna đã sống vui
chơi. Điệu vũ của Krishna có phẩm chất khác với việc mang vác cây thập giá của
Jesus. Cây thập giá chắc phải là một gánh nặng: nó phải được mang. Nó không
phải là cuộc chơi, nó là một công việc nghiêm trọng. Chính vì vậy mà những
người Cơ đốc nói Jesus không bao giờ cười. Làm sao ông ấy có thể cười nếu ông ấy
phải mang cây thập giá? Và ông ấy mang nó không chỉ cho riêng mình, ông ấy phải
mang nó cho cả nhân loại - cho cả những người đã ra đi và cho cả những người
còn chưa xuất hiện. Nhưng tôi không nghĩ rằng đó là hình ảnh thực về Jesus. Đây
là hình ảnh Cơ đốc, nhưng tôi không thể hình dung Christ lại không bao giờ
cười. Nếu con người không có khả năng cười thì cũng không có khả năng trở thành
tôn giáo.
Tất
nhiên có những kiểu cười khác nhau. Khi một người cười những người khác thì đó
là phi tôn giáo, nhưng khi con người bắt đầu cười chính mình thì lại trở thành tôn
giáo. Và con người có thể cười chính mình thì không thể là nghiêm trọng: anh ta
vui vẻ và vì vậy cuộc sống cũng trở nên vui vẻ mà không vì mục đích, không vì
lý do nào; không có gì cần phải đạt được bởi vì mọi điều có thể thì cũng ở
trong hiện tại.
Đầu
óc giành giật không bao giờ có thể tự cắt rời với tương lai, đầu óc giành giật
buộc phải là định hướng tương lai. Và đầu óc định hướng tương lai buộc phải dựa
trên quá khứ, bởi vì tương lai không là gì mà là sự phóng chiếu của quá khứ.
Chúng ta phóng chiếu những ký ức quá khứ của chúng ta thành những khao khát
tương lai. Những ước mơ của chúng ta về tương lai là những kinh nghiệm của
chúng ta trong quá khứ được tô vẽ cho đẹp hơn, được ước ao cho thẩm mỹ hơn.
Người
thiền định sống trong hiện tại, bởi vì không có cách nào khác để sống. Nhưng
nếu bạn muốn hoãn sống, bạn có thể sống trong quá khứ hay trong tương lai.
Yoga
không phải là phương pháp của thiền nhưng là cách tạo ra trạng thái để thiền
xuất hiện. Và con người bắt đầu sống - sống trong thời điểm và không quan tâm
đến bất kỳ mục tiêu sống nào - là Yogi, là người buông bỏ, là sannyasin.
Thông
thường chúng ta nghĩ rằng sannyasin, người buông bỏ là người đã bỏ lại cuộc
sống. Đây là điều tuyệt đối vô nghĩa! Sannyasin là người duy nhất bắt đầu sống.
Sannyas không phải là buông bỏ mà là bắt đầu đi vào cuộc sống. Đó là sự buông
bỏ quá khứ chết và tương lai chưa ra đời. Đó là từ bỏ những xu hướng tự sát và
trì hoãn sống. Đó là bắt đầu cuộc sống. Yoga không gì khác hơn là bắt đầu đi vào
những huyền bí của cuộc sống, và là
phương pháp tạo ra những trạng thái để thiền có thể xuất hiện.
Ấn
Độ không phải là vùng đất duy nhất mà Yoga đã phát triển: bất kỳ khi nào và bất
kỳ nơi đâu mà con người sống thực sự thì họ đã tạo ra Yoga. Phật có Yoga của riêng
mình, Mahavira và Jesus có Yoga của riêng họ. Cho nên có thể có hàng nghìn và
hàng nghìn Yoga khác nhau.
Mọi
người, mọi cá thể có con đường của riêng mình, có ô cửa của riêng mình để tiếp
cận thực tại. Cho nên không ai có thể theo bất kỳ ai. Thời điểm bạn theo, bạn
không thể trở thành Yogi. Người theo không bao giờ có thể trở thành Yogi, bởi
vì theo lại có nghĩa là bạn đang mong cầu sự an toàn: bạn muốn chắc chắn đạt
được cho nên bạn theo con đường của người nào đó đã thành công. Nhưng con đường
của ai đó không thể là con đường dành cho bạn. Thực tế điều đó là không thể,
bởi vì những cá thể là duy nhất, mọi người phải tạo ra con đường cho riêng
mình.
Không
phải là con đường được tạo sẵn và con người chỉ việc bước đi trên nó để tới một
nơi nào đó; chính cuộc đời bạn tạo ra con đường để bạn bước đi. Bạn tạo ra con
đường và bạn di chuyển trên nó, bạn càng tạo ra nhiều thì bạn càng di chuyển
nhiều. Con đường được tạo ra bởi một người thì không thể dành cho bất kỳ ai khác,
bởi vì con đường của Yoga là con đường nội tại. Không có những chỉ dẫn và những
cột số bên lề, không bao giờ có những dấu hiệu bên ngoài. Phật đã theo một con
đường cụ thể, nhưng con đường đó là bên trong và chỉ tồn tại cho riêng Người.
Không ai khác có thể bước đi trên đó.
Không
ai có thể thay thế chỗ của người khác, bạn có thể chết vì tôi - đó là vấn đề
khác - nhưng bạn không thể thay thế tôi trong cái chết của tôi. Thậm chí nếu
bạn chết vì tôi thì đó cũng sẽ là cái chết của bạn, là sự lựa chọn của bạn; bạn
sẽ không là cái chết của tôi.
Cũng
tương tự như vậy, bạn không thể yêu thay tôi. Không thể có sự thay thế, không
thể có sự giúp đỡ, không thể có sự lựa chọn. Tình yêu của tôi buộc phải là của
tôi và cái chết của tôi cũng buộc phải là của tôi. Vậy nên làm thế nào mà cuộc
đời tôi lại có thể là cuộc đời bạn được? Sự sống của tôi là của tôi; không ai
có thể sống theo cách như vậy được. Nó là tuyệt đối của tôi, cho nên cá thể là
không thể chia.
Cho
nên mọi người đều có Yoga của riêng mình. Mọi người phải tự tạo ra nó. Mọi
người phải tìm kiếm nó trong tuyệt đối đơn độc, trong hoàn toàn bóng tối. Nhưng
chính sự tìm kiếm đó lại trở thành ánh sáng trong bóng tối, bởi vì chính sự
nhận ra trạng thái một mình lại làm cho trạng thái đơn độc tan biến, và mang
đến lòng can đảm.
Khi
bạn tuyệt đối biết rằng bạn một mình thì không có nỗi sợ. Khi bạn biết rằng
không có khả năng có bất kỳ ai cùng bạn thì không còn nỗi sợ. Nỗi sợ xuất hiện bởi
nỗi khát khao, bởi giấc mơ, bởi sự tưởng tượng về khả năng có ai đó có thể cùng
bạn. Nếu bạn tuyệt đối nhận ra thực tế rằng bạn là một mình thì không còn nỗi
sợ. Nếu đúng vậy thì bạn sẽ nhìn thấy không còn con đường nào khác.
Thời
điểm bạn chấp nhận sự đơn độc hoàn toàn của mình thì bạn trở thành Yogi và vượt
lên xã hội. Đây là ý nghĩa duy nhất của việc rời bỏ xã hội: điều đó không có
nghĩa là bạn thực sự rời bỏ xã hội - không ai có thể rời bỏ xã hội - bạn đi bất
kỳ đâu thì bạn cũng tạo ra nó. Thậm chí với cây, với muông thú, gia đình sẽ
được tạo ra và sẽ có xã hội. Xã hội là một cái gì đó theo bạn giống như nơi cư
ngụ của cá nhân: bất kỳ nơi đâu bạn đi thì bạn cũng tạo ra nơi cư ngụ để sống,
và nơi cư ngụ đó trở thành xã hội; tất cả những người ở gần nơi cư ngụ đó sẽ
trở thành các thành viên của xã hội.
Nhưng
chỉ một thời điểm biết, và nhận ra rằng bạn một mình - một mình bước đi trên
con đường, một mình tạo ra hành trình, một mình tận tâm với cuộc sống, một mình
thu hút tới thời điểm - thời điểm biết đó có thể thấm vào bạn và xã hội tan
biến. Bạn một mình.
Bấy
giờ không có vị guru nào, không có ai để theo. Không có người dẫn đường, không
có sự hướng dẫn. Bạn một mình; bạn là một mình. Không có ai pha trộn, hoặc làm
ô uế sự một mình đó. Nó quá thanh khiết, hồn nhiên và đẹp. Sự một mình này là
con đường, sự một mình này là thiền, sự một mình này là Yoga.
Tuy
nhiên, bạn có thể hỏi điều gì có thể được làm bởi sự một mình này. Không gì
được làm, bởi vì mọi việc làm không là gì mà chỉ là sự trốn tránh, mọi việc làm
chỉ là sự bận rộn để lãng quên sự một mình. Sự một mình này không phải là để trốn
tránh hoặc để lại phía sau. Bạn phải vào sâu trong nó, bạn phải ở trong nó, bạn
phải sống với nó. Bạn phải bước trên đường đời tuyệt đối một mình. Giữa đám
đông, mặc dù có những người đồng hành, bạn vẫn phải tuyệt đối một mình.
Khi
có hai người đang đi trên đường, họ đang không đi như là “hai”, họ đang đi như
là một và một - họ là hai sự một mình đang bước đi. Có thể có năm thành viên
trong gia đình sống cùng nhau: đó là năm sự một mình đang sống trong một ngôi
nhà. Cho nên, sống trong gia đình nhưng cũng biết rằng bạn là một mình.
Và
thời điểm bạn hiểu sự một mình của bạn, bạn trở nên động lòng trắc ẩn với những
người khác và sự một mình của họ. Lòng trắc ẩn này là dấu hiệu rằng con người
đã thực sự được khai tâm vào Yoga, bởi vì bây giờ bạn biết sự một mình của bạn
nên bạn có thể hiểu sự một mình của tất cả.
Mọi
người đều đơn độc: người chồng, người vợ và trẻ con. Nhưng họ không có lòng trắc
ẩn, không có sự cảm thông; họ sống mà không có thái độ yêu thương bởi vì họ sử
dụng người khác như là một sự lẩn trốn. Người vợ sử dụng người chồng như là
phương tiện để trốn khỏi sự cô đơn của mình, và vì điều này mà có sự chiếm hữu.
Người vợ sợ rằng nếu người chồng quên mình, nếu anh ta rời cô, thì cô sẽ trở
nên cô đơn - anh ta trở thành một sự lẩn trốn của cô. Cô ta không nhận biết về
sự đơn độc của mình, cô ta không muốn nhận ra nó, cho nên cô ta nhận biết chồng
mình. Cô ta trở nên chiếm hữu, cô ta bám lấy. Và người chồng cũng bám lấy theo
cách của mình: người vợ là sự lẩn trốn khỏi sự đơn độc của anh ta.
Chúng
ta một mình. Tại thời điểm nhận biết này, rằng con người là một mình, thì không
còn sự lẩn trốn, bởi bạn biết rằng không thể có sự lẩn trốn nào. Đó chỉ là một
sự mong muốn. Không có sự lẩn trốn! Người vợ khi cùng chồng cũng cô đơn như khi
vắng chồng. Nhưng chúng ta lại tạo ra ảo tưởng
về sự lẩn trốn, ảo giác về sự cùng nhau.
Gia đình của chúng ta, những quốc gia, những câu lạc bộ, những nhóm và những tổ
chức của chúng ta - toàn bộ xã hội này là sự lẩn trốn khỏi sự đơn độc của chúng
ta.
Thật
tệ hại khi không có ai nghĩ mình đáng giá sống! Nếu bạn một mình trong phòng
mình thì bạn buồn chán với chính mình. Một người chán đến với người chán khác,
và họ cố cùng nhau vượt lên trên nỗi buồn chán. Về mặt toán học, chỉ có khả
năng ngược lại: nỗi buồn chán được nhân đôi. Bấy giờ mỗi người chán sẽ có hai
lần chán và sẽ nghĩ rằng đó là lỗi lầm của người khác. Mỗi người chán sẽ khó
chịu với người khác và sẽ có những xung đột
Vị
Yogi, người đã đến với Yoga, đã biết sự thật trần trụi này, rằng bản chất của
mọi người là tuyệt đối một mình và không có gì được làm về điều đó; con người
phải sống một mình với điều đó. Đến lúc nào đó, khi sự nhận biết này được chấp
nhận thì sẽ có sự bùng nổ. Bây giờ không cần thiết phải lẩn trốn bởi vì không
có sự lẩn trốn. Người đó đã bắt đầu sống với chính mình và bây giờ người đó có
thể sống một mình nhưng sẽ không cô đơn. Người đó sẽ không lên núi, người đó sẽ
không vào hang, bởi vì bây giờ họ biết rằng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở chợ, thậm
chí giữa đám đông thì người đó cũng một mình. Bây giờ với người đó mọi người nhìn
khác đi - mọi người đều là một mình! Thế rồi lòng trắc ẩn tuôn trào, lòng trắc
ẩn về sự tuyệt đối đơn độc của mọi người.
Khi
có lòng trắc ẩn đối với những người khác thì vị Yogi trải nghiệm thiền. Sự nhận
biết này là mũi tên kép: một hướng tới thiền và một khác hướng tới lòng trắc
ẩn. Trong sâu thẳm bạn, bạn có thiền và trong mối quan hệ bên ngoài của bạn có
lòng trắc ẩn.
Phật
đã sử dụng hai từ: prajna và karuna, bởi vì về cơ bản tôn giáo chỉ liên quan
đến hai từ này. Prajna có nghĩa là thiền, là đỉnh cao của nhận biết, và karuna
có nghĩa là lòng từ bi. Prajna, thiền là ngọn lửa và karunam, lòng từ bi là ánh
sáng chiếu khắp thế gian. Cả hai xuất hiện đồng thời – chúng là một.
Đừng
nghĩ về những thuật ngữ Yoga này hoặc Yoga kia, tôn giáo này hoặc tôn giáo nọ;
về cơ bản toàn bộ tư tưởng đó là sai. Hãy nghĩ về những thuật ngữ tồn tại, sự sống. Hãy bắt đầu sống mỗi thời điểm đến
với bạn: sống toàn bộ, sống trong tuyệt đối một mình. Sống cuộc đời thời điểm
đến thời điểm. Hãy cởi mở: cởi mở với điều chưa biết. Chấp nhận mọi điều như là
chúng xuất hiện. Chối bỏ và không chấp nhận là duy
nhất vô thần. Chấp nhận - một tinh thần nói có với mọi thứ, chào đón mọi thứ vô
điều kiện - đó là tôn giáo.
Hãy
tạo ra trạng thái và sự kiện sẽ tự xuất hiện. Nhưng nó không thể được dự đoán. Thứ
không giá trị có thể được dự đoán; chỉ có những vấn đề máy móc có thể được dự
đoán. Chúng ta có thể dự đoán vấn đề máy móc nhưng không thể dự đoán sự sống;
sự sống là không thể dự đoán. Con người phải tạo ra trạng thái và chờ đợi, hãy
để mọi điều xuất hiện đúng thời điểm của chúng, theo cách của riêng chúng.
Ví
dụ, tôi có thể chuẩn bị nhà cửa để đón khách, nhưng sự chuẩn bị không phải là
vị khách. Người đó có thể đến hoặc không đến. Chữ Ấn Độ về người khách là atithi,
là từ rất đẹp: có nghĩa người sẽ đến là không xác định, là chưa biết. Người đó
có thể đến chính thời điểm này hoặc có thể người ta phải mất cả cuộc đời để chờ
vị khách đó. Sự chờ đợi này là phép thử duy nhất: nếu bạn có thể đợi và bạn
không nản chí với việc chờ đợi - đó là biểu hiện duy nhất về tình yêu của bạn.
Bây giờ con người phải chờ đợi với trái tim thấp thỏm, và việc chờ đợi phải
liên tục ở mọi thời điểm, bởi vì bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là thời điểm
của sự bùng nổ.
Con
người phải nhận biết, con người phải không ngừng chờ đợi, biết rõ rằng có mọi
khả năng không có hiện tượng nào xuất hiện cả, rằng vị khách có thể không đến.
Bây
giờ, những người không có khả năng chờ lại đã tạo ra mọi dạng chắc chắn. Họ
nói, “Hãy thực hiện điều này và hiện tượng xuất hiện là điều chắc chắn”. Điều
đó là không thể! Nếu bạn chắc chắn rằng vị khách buộc phải đến thì bạn đang
không chờ - sự chắc chắn đã hủy hoại sự chờ đợi. Nếu vị khách phải tới thì
không có vấn đề chờ đợi.
Vì
biết rõ về khả năng này, về sự không chắc chắn này mà trái tim trở nên chờ đợi.
Chính nhịp đập rộn ràng của nó là một sự chờ đợi; bây giờ chính hơi thở là sự
chờ đợi. Mọi thời điểm, con người nhận biết mọi điều đang diễn ra - mưa, những
bông hoa, những vì sao. Con người nhận ra mọi điều, bởi vì không ai biết vị
khách có thể đến hay không. Không ai biết khi nào vị đó sẽ đến và gõ lên ô cửa.
Cho
nên Yogi là con người chờ đợi và là người không ngủ. Thậm chí trong giấc ngủ
của mình vị đó cũng chờ đợi, bởi vì ai biết? - Vị khách có thể đến trong lúc
bạn đang ngủ và thế rồi vị đó sẽ phải quay lui. Cho nên Yogi thức tỉnh mọi thời
điểm - chờ đợi và chờ đợi, hy vọng để chống lại mọi hy vọng, chắc chắn về những
điều không chắc chắn. Và nếu chỉ một thời điểm con người có thể hoàn toàn thu
hút vào sự chời đợi của mình... Nhưng đó không phải là một sự bảo đảm. Tôi chỉ
có thể nói rằng nó xuất hiện và nó đã xuất hiện.
Chờ
đợi là nhiệm vụ gian khổ duy nhất bởi vì chúng ta đang quá vội vã. Sự vội vã
này của con người hiện đại là rất phi tôn giáo: nó đã đẩy toàn bộ xã hội hiện
đại theo con đường chủ nghĩa vật chất. Chúng ta quá vội vã đến mức chúng ta
không thể chờ đợi, và đó là thử thách duy nhất. Chúng ta di chuyển quá nhanh
đến mức chúng ta không thể dừng lại để tìm kiếm Thượng đế. Chúng ta đang không
ngừng chạy, và sự chờ đợi không thể tồn tại trong tâm trí chạy đua.
Con
người chờ đợi phải ngồi xuống, người đó không thể chạy đua.
Nếu
bạn bận rộn với công việc thì bạn có thể trốn khỏi tâm trí chờ đợi.
Ở
Nhật bản, từ dhyana, thiền là zazen. Zazen có nghĩa là chỉ ngồi và chờ đợi –
không làm gì. Điều đó không có nghĩa là bạn phải ngồi theo một tư thế trong năm
giờ liền; bạn có thể bận rộn và vẫn ngồi. Nếu bạn đang ngủ, chỉ ngủ và chờ đợi
và không làm gì khác. Nếu bạn ăn, thì ăn. Thế rồi chỉ ăn - không làm bất kỳ
điều gì khác - và chờ đợi. Thế rồi mọi thứ có thể diễn ra và vẫn ngồi, vẫn chờ
đợi, vẫn không làm gì. Đây là thiền. Đây là Yoga.
Đây
không phải là từ bỏ mà là bắt đầu sống. Tôi phản đối tất cả mọi dạng được gọi
là từ bỏ bởi vì chúng là từ chối-sống, sống-tiêu cực, chống lại Thượng Đế. Dường
như những người quá mải mê với Thượng Đế thì thực ra lại không chấp nhận ngài
hoàn toàn, bởi vì họ đã từ chối cuộc sống mà ngài đã tạo ra. Họ nói, “Chúng tôi
chấp nhận ngài,
Thượng đế, nhưng chúng tôi từ chối cuộc sống của
ngài”. Họ nói, “Chúng tôi chọn giữa ngài và thế giới của ngài”. Không có sự lựa
chọn nào: cuộc sống là linh thiêng, cuộc sống tự nó là Thượng Đế.
Con
người không phải chọn; là phi lựa chọn. Hãy sống, hãy sống sâu sắc, hãy để tâm
trí vào nó, và vẫn là một mình. Bạn là một mình. Mọi thứ sẽ đến và đi, sự một
mình của bạn sẽ không bị hủy hoại, bởi vì đó là một phần bản chất bạn. Sự một
mình này là thực tế nền tảng để từ đó thiền bắt đầu phát triển, thông qua nó sự
khai tâm vào Yoga xuất hiện, và cuối cùng thông qua nó con người trở thành vị Yogi
và là cá nhân đích thực.
Sự
đích thực chỉ có thể xuất hiện thông qua tính cá thể, cho nên đừng tin vào
những công thức cứng nhắc - karma yoga, bhakti yoga, jnana yoga. Yoga cũng nhiều
như những con đường thì cũng có nhiều người du hành trên chúng. Mọi người phải
tạo ra Yoga cho riêng mình, chỉ có vậy thì con người đích thực mới có thể được thực
chứng; ngược lại, chỉ có thể là sự thực chứng vay mượn, giả.
Và
có rất nhiều sự thực chứng giả. Tất cả những người theo đều đạt tới một vị thần
giả mà không phải là thật; họ không thể đạt tới vị thần thật, bởi vì họ đã mất
bản thể đích thực của mình ở nơi nào đó trên hành trình. Họ là những kẻ bắt
chước, và người bắt chước không bao giờ có thể đạt tới sự thực chứng thật;
người bắt chước sẽ chỉ nhận ra vị thần bắt chước, vị thần giả. Dạng thực chứng
này đơn giản và dễ dàng, nhưng nó sẽ không ích gì. Sẽ không gì đạt được bởi nó.
Có
duy nhất một Thượng Đế thực, nhưng lại có nhiều thượng đế giả: thượng đế Cơ
đốc, thượng đế Hindu, thượng đế Jain, thượng đế Hồi giáo, và những con đường để
các tôn giáo đó đạt tới Thượng đế đều là những con đường giả. Con đường đích
thực luôn luôn mang tính cá nhân. Con người phải đủ can đảm để là chính mình,
chấp nhận chính mình và nhảy vào vùng chưa biết, vứt bỏ mọi điều đã biết, vứt
bỏ mọi kiến thức.
Thượng
Đế là tuyệt đối một mình. Thời điểm bạn nói, “Là một với Thượng Đế”, thì bạn
lại tạo ra người khác. “Thượng Đế” của bạn là phương tiện để trốn khỏi bạn -
ngài trở thành người khác. Người khác là người vợ trước của bạn, những người
bạn của bạn. Bây giờ bạn phải trở thành một với
Thượng Đế, ngài là người khác.
Nhưng
bạn không thể trở thành một với ngài bởi vì bạn đã thực sự là một với ngài rồi.
Sự tuyệt đối một mình của bạn là sự thực chứng rằng bạn là Thượng đế, rằng bạn
không tách biệt với ngài. Không thể là một với ngài, không thể có sự giao cảm,
bởi vì sự giao cảm là có thể chỉ khi có hai. Khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một
mình của bạn thì không phải là bây giờ bạn có thể giao cảm với Thượng Đế; bây
giờ bạn là Thượng Đế, bạn là đấng linh thiêng! Ngay cả ngôn ngữ về nhất nguyên
cũng là sự rơi rớt lại của nhị nguyên.
Câu hỏi 2: Có phải tâm trí tạo ra
tính đối ngẫu này?
Khi
bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn thì không còn tâm trí - tâm trí là quá
khứ của bạn, tâm trí là người khác. Thông thường, khi bạn một mình thì tâm trí
bạn liên tục nói, nó trở thành người khác; có cuộc đối thoại giữa tâm trí bạn
và chính bạn. Nhưng khi bạn tuyệt đối một mình, bạn là một mình, thì không còn
tâm trí và không còn Thượng Đế; bạn là đấng linh thiêng.
Cho
nên tôi không thể nói bạn trở thành một với Thượng Đế bởi vì nói như vậy là bao
hàm đối ngẫu: điều đó hàm ý rằng Thượng Đế là người này và bạn là người kia.
Thậm chí nói rằng tồn tại là linh thiêng thì cũng chia nó; không thể có tồn tại
không linh thiêng. Nó là linh thiêng hoặc nó là tồn tại. Không cần phải dùng
hai biệt ngữ. Nói tồn tại là đủ; nói linh thiêng cũng là đủ. Thời điểm chúng ta
nói tồn tại linh thiêng là chúng ta tạo ra sự chia; vậy thì tồn tại là linh
thiêng và một cái gì đó khác không là linh thiêng. Nhưng không phải như vậy:
không có gì mà không phải là một phần của tồn tại, không có gì không phải là
linh thiêng.
Tồn
tại là duy nhất, cho nên ngay cả nói về cái một cũng không đúng. Chính vì vậy ở
Ấn Độ chúng ta đã chọn từ advaita: có nghĩa không là hai. Điều đó không có
nghĩa là có một, điều đó đơn giản là từ chối hai: điều đó nói rằng bây giờ
không có hai. Thậm chí sử dụng từ thì một cũng tạo một chuỗi hai, bởi vì một
không thể tồn tại mà không có hai, ba và vân vân. Bấy giờ một chuỗi sẽ diễn ra.
Nhưng khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn, thời điểm đó bạn biết rằng
không có hai, chưa bao giờ có hai.
Tôi
không thể nói rằng bạn trở thành một với Thượng Đế, bởi vì bạn đã luôn là
Thượng Đế; bạn chưa bao giờ là tách biệt. Cảm giác tách biệt là ảo tưởng của
bạn; và vì ảo tưởng đó mà bạn lại tạo ra ảo tưởng khác về cái một. Chính sự tách
biệt là ảo giác, là khái niệm tâm thần, bây giờ để từ chối bạn phải tạo ra khái
niệm khác: cái một. Nhưng nếu sự tách biệt là giả thì cái một cũng buộc phải là
giả.
Bạn
là duy nhất mà không phải là cái một. Không có cái duy nhất nào khác nữa; cái
khác đã biến mất, cái khác đã bị bỏ rơi. Và khi cái khác bị bỏ rơi thì tại
chính thời điểm đó, tâm trí dừng. Tâm trí là cái khác, và khi không có tâm trí
thì không có cái khác.
Điều
đó giống như khi bạn đặt cái rào chắn bằng đất giữa dòng sông. Dòng sông là duy
nhất, nó đã luôn là một, nhưng bây giờ lại có rào cản bằng đất chia nó. Rào chắn
bằng đất này là cái khác duy nhất: dòng sông là một, cái dòng sông là một - nó
đã luôn là một, nó vẫn còn là một - và khi rào chắn bị cuốn đi thì dòng sông
lại là một.
Và
rào chắn này sinh ra sự vô minh. Bởi vì rào chắn có đó, chúng ta tạo ra các
triết học để từ chối sự tồn tại của nó. Đó chính là sự khác biệt giữa tôn giáo
và triết học: triết học tạo ra các khái niệm chống-rào chắn và tôn giáo hủy
diệt rào chắn.
Triết
học nói rằng không có hai, rằng cái hai là giả và cái một là thực. Chống lại cái
hai rồi khái niệm về cái một được tạo ra. Nhưng người tôn giáo hỏi: cái một ở
đâu? Cái khác ở đâu? Chưa bao giờ từng có cái khác. Cái khác là một khái niệm
và cái một cũng là một khái niệm; cả hai đều là những khái niệm.
Thực
tại là phi khái niệm, là tồn tại phi khái niệm. Cho nên đừng nói linh thiêng,
đừng nói Thượng Đế, và đừng nói rằng bây giờ bạn đã trở thành một với Thượng
Đế. Bây giờ chỉ có duy nhất một mình, chỉ có duy nhất cái một. Bây giờ bạn tồn
tại; không có ai tách biệt với người đó và không có ai là một với người đó. Sự tuyệt
đối một mình này là samadhi.
Câu hỏi 3: Có phải ngủ là trạng thái của một mình?
Không.
Ngủ như nó tồn tại thì không phải là một mình. Nó không phải là một, nó không
phải là hai, nó chỉ là vô thức. Bạn vô thức về những gì là vậy. Trong trạng
thái tỉnh táo bình thường bạn ý thức về hai. Trong giấc ngủ bình thường bạn
không ý thức về một hoặc không ý thức về hai. Nhưng trong trạng thái tỉnh táo
thực sự - trong thiền, trong samadhi - bạn ý thức về một mình.
Có
sự tương tự và cũng có sự khác biệt. Trong ngủ, bạn không nhận biết về hai và
cũng không nhận biết về một; trong samadhi, trong thiền, bạn nhận biết về nó.
Nếu bạn có thể trở nên hoàn toàn nhận biết và không có hai - như là trong giấc
ngủ không có - thế thì một xuất hiện.
Trong
giấc ngủ, tâm trí đi ngủ. Trong samadhi tâm trí chết. Cho nên giấc ngủ và
samadhi biểu hiện tương tự nhưng không phải như vậy, bởi vì sau samadhi tâm trí
không thể sống sót. Khi bạn thức giấc vào buổi sáng tâm trí bạn mạnh mẽ hơn,
tươi tắn hơn và tính đối ngẫu lại được nhìn thấy. Nhưng sau samadhi không có sự
quay trở lại. Đây là thời điểm mấu chốt: bạn không thể quay trở lại. Bây giờ
cái một sẽ là vĩnh hằng.
Cho
nên samadhi và sushupti, giấc ngủ không mơ là tương tự. Bạn có thể nói rằng
samadhi là sushupti thức tỉnh, hoặc bạn có thể nói rằng sushupti là samadhi
ngủ.
No comments:
Post a Comment