Phạm Nguyên Trường dịch
Khi Adam Smith vừa
tròn 22 tuổi, ông đã tuyên bố một câu nổi tiếng rằng, “Đưa một nhà nước từ tình
trạng man rợ nhất đến tình trạng giàu sang nhất không đòi hỏi gì nhiều, đấy là
hòa bình, thuế thấp và thái độ khoan dung trong việc thực thi công lý: tất cả những
thứ khác sẽ xảy ra trong tiến trình tự nhiên của sự vật”. Hôm nay, gần 260 năm
sau, chúng ta biết rằng không có gì xa sự thật đến như thế.
Việc biến mất của
chiếc máy bay mang mã số 370 của hãng hàng không Malaysia cho thấy Smith sai
đến mức nào vì nó thể hiện rõ tương tác phức tạp giữa nền sản xuất hiện đại và
nhà nước. Để làm cho việc du hành bằng máy bay trở thành khả thi và an toàn,
các quốc gia phải đảm bảo rằng phi công và máy bay phải vượt qua những bài kiểm
tra nghiêm ngặt. Họ xây dựng các sân bay và cung cấp radar và vệ tinh có thể
theo dõi máy bay, cung cấp các nhân viên kiểm soát không lưu để giữ cho máy bay
không đâm vào nhau, và công tác an ninh để không cho những kẻ khủng bố lên máy
bay. Và, khi xảy ra sự cố thì hòa bình, thuế thấp, và công lý không thể giúp đỡ
được; mà phải dùng các cơ quan chuyên nghiệp, có đầy đủ nguồn lực của nhà nước
thì mới giải quyết được.
Tất cả các nền kinh tế
tiên tiến hiện nay dường như cần nhiều hơn những điều mà chàng trai trẻ Smith
giả định. Và chính phủ của những nền kinh tế đó không chỉ lớn và phức tạp, có
hàng ngàn cơ quan quản lý hàng triệu trang giấy ghi các quy tắc và quy định;
đấy cũng là những chính phủ dân chủ – và không chỉ vì họ thường xuyên tổ chức
bầu đến như thế. Vì sao?
Vào
thời điểm xuất bản tác phẩm Của cải của các quốc gia (The
Wealth of Nations), ở 43 tuổi, Smith đã trở thành nhà khoa học tổng hợp đầu
tiên. Ông hiểu rằng nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, một hệ thống cần phải
có nhằm phối hợp công việc của hàng ngàn người chỉ để làm một việc đơn giản,
thí dụ, như một bữa ăn hay một bộ quần áo.
Nhưng Smith cũng hiểu
rằng nền kinh tế lúc đó đã quá phức tạp, không ai có đủ sức tổ chức, nhưng nó
lại có khả năng tự tổ chức. Nó có một “bàn tay vô hình”, hoạt động thông qua
giá cả thị trường nhằm cung cấp một hệ thống thông tin có thể được sử dụng để
tính toán xem có nên sử dụng các nguồn lực cho một mục đích nhất định nào đó
hay không – tức là có mang lại lợi nhuận hay không.
Lợi nhuận là một hệ
thống khích lệ, hướng dẫn các doanh nghiệp và các cá nhân trong việc phản ứng
trước những thông tin do giá cả cung cấp. Và thị trường vốn là một hệ thống huy
động các nguồn lực, nó cấp tiền cho các công ty và các dự án mà người ta nghĩ
là sẽ có lời – nghĩa là cấp tiền cho những người phản ứng một cách phù hợp với
giá cả của thị trường.
Nhưng
nền sản xuất hiện đại đòi hỏi nhiều yếu tố đầu vào mà thị trường không thể cung
cấp được. Và, như trong trường hợp của các hãng hàng không, các yếu tố đầu vào
này – các quy tắc, các tiêu chuẩn, các chứng chỉ, cơ sở hạ tầng, trường học và
trung tâm đào tạo, phòng thí nghiệm khoa học, các dịch vụ an ninh, cùng với
những dịch vụ khác – là những bổ sung cực kì cần thiết cho những thứ có
thể mua được trên thị trường. Chúng tương tác với nhau theo những cách
phức tạp nhất với các hoạt động mà thị trường là người tổ chức.
Cho nên ở đây có một
câu hỏi: Ai kiểm soát việc cung cấp các yếu tố đầu vào được cung cấp một cách
công khai? Thủ tướng? Cơ quan lập pháp? Những vị thẩm phán hàng đầu nào của đất
nước đã đọc hàng triệu trang sách pháp luật hay xem xét chúng bổ sung hay mâu
thuẫn với nhau như thế nào, chứ chưa nói đến việc áp dụng chúng vào cực kì
nhiều hoạt động khác nhau của nền kinh tế? Thậm chí chính quyền hành pháp của
tổng thống cũng không thể biết hết được được những điều mà hàng ngàn cơ quan
của chính phủ đã làm hay không làm và chúng ảnh hưởng như thế nào đến các thành
phần của xã hội.
Đây là vấn đề chứa
nhiều thông, và, tương tự như thách thức trong việc phối hợp về mặt xã hội mà
thị trưởng giải quyết, không có chỗ cho quản lí tập trung ở đây. Điều nó đòi
hỏi là một cái gì đó tương tự như bàn tay vô hình của thị trường: một cơ chế tự
tổ chức. Những cuộc bầu cử rõ ràng là không đủ, bởi vì bầu cử thường chỉ được
tổ chức với chu kì từ hai đến bốn năm và thu thập được rất ít thông tin trên
mỗi cử tri.
Thay vào đó, hệ thống
chính trị thành công phải tạo ra một bàn tay vô hình khác – một hệ thống phân
cấp quyền lực nhằm xác định vấn đề, đề xuất giải pháp và theo dõi việc thực
thi, một hệ thống mà các quyết định đưa ra với nhiều thông tin hơn hẳn.
Xin dẫn ra một ví dụ,
chính phủ liên bang của Hoa Kỳ chỉ có 537 trong khoảng 500.000 chức vụ dân cử
của đất nước. Rõ ràng là, có nhiều chức vụ được phân bố ở những nơi khác.
Quốc hội Mỹ có 100
thượng nghị sĩ, mỗi người có 40 trợ lý, và 435 hạ nghị sĩ, mỗi người lại có 25
phụ tá. Họ được tổ chức thành 42 ủy ban và 182 tiểu ban, có nghĩa có lúc nào
cũng có 224 cuộc đàm thoại diễn ra cùng một lúc. Và nhóm hơn 15.000 người này
(100×40 + 435×25 – ND) không phải là nhóm duy nhất. Trước mặt họ là
khoảng 22.000 nhà vận động hành lang có đăng ký, với nhiệm vụ (cùng với những
mục đích khác) là ngồi với các nhà lập pháp và đưa ra dự thảo luật lệ.
Điều này, cùng với tự
do báo chí, là một phần của cái cấu trúc đang đọc hàng triệu trang pháp luật và
theo dõi xem các cơ quan chính phủ làm gì và không làm gì. Nó tạo ra những
thông tin và sáng kiến nhằm phản ứng trước những việc làm của chính phủ. Nó tạo
ảnh hưởng lên việc phân bổ ngân sách. Nó là một hệ thống mở, ai cũng có thể tạo
ra tin tức hoặc tìm người vận động hành lang để vận động cho dự án của mình, dù
đấy có là bảo vệ cá voi hay ăn thịt chúng thì cũng thế.
Thiếu một cơ chế như
thế, hệ thống chính trị không thể cung cấp được môi trường mà nền kinh tế hiện
đại đòi hỏi. Đó là lý do vì sao tất cả các nước giàu có đều là những nước dân
chủ, và đó là lý do vì sao một số nước, tương tự như nước tôi (Venezuela), đang
trở thành nghèo hơn. Mặc dù một số nước trong số những quốc gia này có tổ chức
bầu cử, nhưng họ thường lưỡng lự trước những sự phối hợp đơn giản nhất. Xếp
hàng để bỏ phiếu không phải là bảo đảm rằng người dân sẽ không còn phải xếp
hàng để mua giấy vệ sinh.
Nguồn bản gốc: http://www.project-syndicate.org/commentary/ricardo-hausmann-on-the-market-like-mechanism-in-advanced-economies–political-systems
Ricardo Hausmann, là cựu Bộ trưởng Bộ kế hoạch của Venezuela và
cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển liên Mĩ, hiện là Giáo sư kinh tế ở
đại học Harvard (Harvard University), đồng thời là Giám đốc trung tâm phát
triển quốc tế ở trường này.
No comments:
Post a Comment