EAMONN BUTLER
Phạm Nguyên Trường dịch
4.
Lí
thuyết vẻ cả nhận đạo đức
Tác phẩm The Theory of Moral Sentiment (Lí thuyết
vẻ cảm nhận đạo đức) được xuất bản vào năm 1759, khi Adam Smith vừa tròn 35 tuổi,
và là tập hợp các bài giảng của ông vẻ đạo đức học ở trường Đại học Tổng hợp
Glasgow. Đây không phải là cuốn sách dễ đọc - Smith còn giảng về tu từ học; văn
phong và ngôn ngữ dùng trong tác phẩm này hoa mĩ hơn là những tác phẩm khoa học
rõ ràng và ngắn gọn của các triết gia hiện nay. Thực vậy, Edmund Burke, một người
bạn của Smith đã mô tả nó “giống như một bức họa chứ không phải văn bản”. Cần
phải đọc một cách chậm rãi.
Những
chủ đề chính của tác phẩm
Lí
thuyết về cảm nhận đạo đức đúng là một tác phẩm mang tính đột
phá về mặt khoa học. Nó chứng minh rằng tư tưởng và hành động đạo đức của chúng
ta là sản phẩm của chính bản chất của chúng ta, tức là bản chất của những sinh
vật xã hội. Nó khẳng định rằng tâm lí xã hội đó là bảng chỉ đường,đưa đến những
hành vi đạo đức tốt hơn là lí trí. Nó đưa ra những nguyên tắc nền tảng cho thái
độ khôn ngoan và công bằng, tức là những đức tính cần thiết cho sự tồn tại của xã hội
và giải thích những hành động từ tâm,
tức là những hành động giúp cho xã hội thịnh vượng.
Tư
lợi và cảm thông
Như những cá nhân, chúng
ta thường quan tâm đến mình, đấy là xu hướng tự nhiên. Đấy đơn thuần là sự khôn
ngoan. Nhưng là những sinh vật xã hội, Smith giải thích, chúng ta còn được phú
cho khả năng thông cảm (sympathy) với người khác. (Ngày nay từ này (sympathy)
đã có nghĩa khác, từ đồng cảm (empathy) có thể thể hiện khái niệm một cách tốt
hơn). Khi nhìn thấy người khác buồn hay vui, chúng ta cùng buồn vui với họ -
cho dù không mạnh bằng họ. Tương tự như thế, người khác cũng tìm sự đồng cảm của
chúng ta và vui buồn cùng chúng ta. Nhưng khi cảm xúc của họ quá mạnh, thì sự đồng
cảm nhắc nhở họ kiểm chế tình cảm của mình cho tương xứng với phản ứng kém nhiệt
tình hơn của chúng ta. Dần dần, khi đến tuổi trưởng thành, mỗi người chúng ta đều
biết điều gì được và điều gì thì không được người khác chấp nhận. Đạo đức có xuất
xứ từ bản chất xã hội của chúng ta như thế đấy.
Công
lí và từ tâm
Công lí cũng như thế. Mặc
dù chúng ta là những người tự tư tự lợi, chúng ta phải học cách sống cùng với
những người khác mà không gây thiệt hại cho họ. Đấy là đòi hỏi tối thiểu nếu muốn
cho xã hội có thể tồn tại được. Nếu người ta đi xa hơn và làm những điều tốt -
tức là có lòng từ tâm - thì chúng ta hoan nghênh, nhưng chúng ta không thể đòi
hỏi những hành động như thế, đấy là sự khác biệt so với đòi hỏi về công lí.
Đức
hạnh
Khôn ngoan, công bằng và
từ tâm là những đức tính quan trọng. Tuy nhiên, lí tưởng là người không thiên vị,
dù là trên thực tế hay trong trí tưởng tượng - mà Smịth gọi là khán giả không thiên vị - tức là người
hoàn toàn đồng cảm với mọi hành động và tình cảm của chúng ta. Nó đòi hỏi phải tự kiềm chế và đấy chính là đức hạnh.
Đồng
cảm một các tự nhiên là cơ sở của đức hạnh.
Các nhà triết học cùng thời
với Smith tìm cách giải thích bằng lí tính điều làm cho hành động trở thành
đúng hoặc sai. Nhưng Smith cho rằng đạo đức của chúng ta không có nhiều tính
toán bên trong đến như thế. Đúng ra, đạo đức là một cái gì đó tự nhiên, nằm sẵn
trong chúng ta. Chúng ta thông cảm (sympathy) hoặc đồng cảm (empathy) với nhau[1], tình cảm này là trực tiếp,
chân thành, nhân từ và tự nhiên. Trong trí tưởng tượng, chúng ta thường đặt
mình vào hoàn cảnh của người khác. Khi thấy ai sắp bị đánh chúng ta cảm thấy
thương xót, khi xem người biểu diễn đi trên dây thừng ta run sợ cùng với họ.
Khi thấy người ta vui hay buồn ta cũng cảm thấy vui hay buồn theo.
Tương tự như thế, chúng
ta có cảm tình với những người làm những việc mà chúng ta tán thành. Trên thực
tế, chúng ta cảm thấy vui khi chia sẻ tình cảm hoặc quan điểm với người khác[2]. Còn khi chúng ta không
chia sẻ tình cảm với người khác hoặc không đồng ý với việc làm của họ, thì cả
hai bên đều cảm thấy buồn.
Tuy nhiên, Smith nói rằng
không phải bản thân tình cảm mà chính hoàn cảnh mới làm cho chúng ta đồng cảm.
Khi nhìn thấy một người giận dữ, chúng ta thường lo cho nạn nhân hơn là chia sẻ
sự tức giận đó, chí ít là cho đến khi chúng ta biết được sự thật và tự mình
đánh giá được sự tức giận đó có lí đến mức nào. Nếu chúng ta thấy họ hành động
quá đáng, chúng ta sẽ không còn cảm tình với họ nữa.
Bất
đồng và tự chế
Smith nhận thấy rằng khi
đóng vai khán giả, chúng ta không thể chia sẻ hoàn toàn mức độ thái quá trong
tinh cảm của những người khác, thí dụ như sự tức giận quá mức của một người bị
đối xử một cách bất công hay nổi buồn sâu sắc của một người có tang. Sự cảm
thông của chúng ta, tuy là chân thành nhưng chắc chắn là không thật sâu sắc.
Nhưng người khác cũng chỉ là khán giả của những tình cảm của chúng ta như chúng
ta là khán giả của họ mà thôi. Khi có sự bất đồng giữa tình cảm của họ và của
chúng ta, như các trường hợp vừa nêu, họ sẽ cảm thấy buồn. Đến lượt nó, điều
này sẽ nhắc nhớ họ kiềm chế bớt tình cảm ban đầu của mình, đưa họ về gần hơn nữa
với quan niệm của chúng ta về hoàn cảnh khó khăn mà họ đang phải chịu đựng.
Sống cũng là học cách tự
kiềm chế. Về bản chất, chúng ta nhìn mọi hiện tượng, sự vật theo quan điểm của
người khác và chúng ta biết rằng thái quá, dù là giận dữ, buồn phiền hay bất cứ
tình cảm nào khác, cũng đều làm cho người khác phiền lòng. Cho nên chúng ta thường
cố gắng kìm nén tình cảm của mình cho phù hợp với tình cảm của những người xung
quanh. Trên thực tế, chúng ta mong muốn kiềm chế tình cảm của mình sao cho bất
kì một người bình thường, không vụ lợi nào - Smith gọi là khán giả không thiên vị - cũng sẽ đồng cảm vúi chúng ta.
Tương tự như thể, khi
chúng ta tỏ ra quan tâm tới người khác, chúng ta biết rằng một khán giả không
thiên vị nào đó sẽ tán thành hành động của chúng ta và chúng ta hài lòng với việc
làm của mình. Khán giả, dù là thực hay tưởng tượng, là người hướng dẫn hành động
của chúng ta: qua quá trình trải nghiệm, dần dần chúng ta sẽ xây dựng được cho
mình hệ thống tiêu chuẩn hành động, tức là đạo đức. Đạo đức giúp cho xã hội
phát triển thịnh vượng. Cội nguồn của nó là sự đồng cảm:
Và
vì vậy, thể hiện thật nhiều tình cảm với người khác và kiềm chế tình cảm đối với
mình, hạn chế tính ích kỉ và để cho tình yêu thương người khác tự do tuôn trào
là sự hoàn hảo của bản chất của con người, và tự nó có thể tạo ra sự hài hòa
tình cảm và tình thương yêu giữa con người với nhau, toàn bộ sự thanh cao và
tài sản của họ đều ở đó[3].
Thưởng,
phạt và xã hội
Smith xem xét sự thích
đáng của những tình cảm khác nhau như khao khát, yêu thương, ân cần và oán hận[4] và đặt câu hỏi hành vi nào
thì đáng thưởng còn hành vi nào thì đáng phạt.
Ông bảo muốn đánh giá thì
phải tách biệt kết quả khỏi động cơ. Nếu một người được lợi từ một hành động hữu
ích của người khác, chúng ta có thể không hoàn toàn đồng cảm với lòng biết ơn của
người được hưởng lợi, trừ phi hành động giúp đỡ đó xuất phát từ động cơ mà
chúng ta tán thành.
Chúng ta cũng không thể đồng
cảm với sự oán hận của một người trừ phi hành động gây ra sự oán hận đó xuất
phát từ động cơ mà chúng ta không tán thành[5]. Chúng ta tin rằng hành động
chỉ đáng được thưởng khi nó xuất phát từ động cơ tích cực và chỉ đáng bị phạt
khi nó xuất phát từ động cơ tiêu cực[6].
Thưởng phạt có vai trò xã
hội quan trọng. Chúng ta tán thành và thưởng cho những hành động mang lại lợi
ích cho xã hội, chúng ta không tán thành và phạt những hành động có hại cho xã
hội: “Sự tồn tại của xã hội đòi hỏi rằng những hành động không xứng đáng và ác
ý vô cớ phải bị ngăn chặn bằng biện pháp trừng phạt tương xứng, và do đó, việc
thực hiện biện pháp trừng phạt như thế phải được coi là hành động phù hợp và
đáng khen[7]”
Đây là quá trình mang
tính bản năng: chúng ta có thể không biết chính xác hành động của một cá nhân
mang đến cho xã hội lợi ích hay thiệt hại như thế nào và lí trí của chúng ta là
người hướng đạo không đáng tin. Nhưng thiên nhiên hay ông Trời đã phú cho chúng
ta sự ham muốn và ác cảm, tức là những cảm nhận mà trên thực tế dường như đã
giúp cho sự tồn tại của loài người và xã hội của chúng ta. Quả thực như thế, nếu
chúng ta cư xử khác đi thì xã hội sẽ tan vỡ và chúng ta không thể tồn tại như
những sinh vật xã hội được.
Đấy là thí dụ về quan điểm
của Smith khi ông nói về “bàn tay vô hình” và khi ông giải thích làm sao mà
hành động của chúng ta đã giúp tạo ra một trật tự xã hội hoạt động hữu hiệu như
thế, dù rằng kết quả không phải lúc nào cũng phừ hợp với mục đích khi chúng ta
hành động. Thí dụ, Smith nhận xết rằng những chiếc bánh răng đồng hồ làm việc
cùng nhau để chi giờ: Nhưng chúng không hay biết điều đó: đấy là ý định của người
thợ đồng hồ. Tương tự như thể, khi hành động mang tính bản năng của chúng ta
làm việc thúc đẩy xã hội, chúng ta có thể ngạo mạn cho rằng đấy là do lí trí của
chúng la, nhưng thực ra chúng ta phải coi đấy là bản chất của mình hay là ý Trời[8].
(Khi thảo luận về cái trật
tự xã hội do hành động chứ không phải ý định của con người tạo ra, Smith thường
sử dụng các thuật ngữ Ông Trời, Tự nhiên hay Đầng sáng tạo tự nhiên với gần như
cùng một nghĩa. Nhưng lí giải của ông về việc làm sao mà thông qua hành động của
mình, chúng ta đã vô tình tạo ra sự hài hòa trong xã hội là cách tiếp cận mang
tính hệ thống chứ không phải cách tiếp cận thần học. Đấy không phải là, cũng
như không đòi hỏi phải phát minh ra một Chúa Trời nào cả. Tự nhiên - hay quá
trình tiến hóa như chúng ta có thể nói ngày nay - có thể tạo ra kết quả tuyệt
mĩ chẳng khác gì Chúa Trời).
Điều này đưa chúng ta
quay trở lại với câu hỏi về động cơ[9]. Hành động cố ý gây hại
trên thực tế có thể không có hại, trong khi những hành động khác có thể gây hại
ngay cả khi không có ý định nào như thể cả. Vậy thì chúng ta phải trừng phạt động
cơ hay là kết quả? Smith trả lời rằng chúng ta không thể nào nhìn thấu được
trái tim người: nếu chúng ta chỉ trừng phạt những động cơ xấu thì tất cả mọi
người đều có thể bị nghi ngờ. Nhưng một lần nữa, tự nhiên đã dẫn chúng ta đến
giải pháp ổn định hơn; chúng ta chỉ trừng phạt những hành động có hại hoặc có ý
định làm hại.
Công
lí là nền tảng
Muốn xã hội tồn tại thì
phải có những quy định không cho người nọ làm hại người kia. Như Smith nhận
xét, những tên ăn cắp và những kẻ sát nhân có thể sống, với điều kiện là họ
không được ăn cắp và giết hại lẫn nhau[10]. Đẩy là những quy định mà
chúng ta gọi là công lí.
Nếu người ta không giúp
người khác khi có điều kiện hoặc không đền đáp lại những việc tốt mà người khác
đã làm cho mình thì chúng ta gọi là thiếu nhân đức hoặc bạc bẽo. Nhưng chúng ta
không trừng phạt để buộc người ta phải làm
việc tốt: chúng ta chỉ trừng phạt hành động gây hại thực sự hay có mục đích gây hại mà thôi. Chúng ta chỉ buộc
họ phải tuân thủ các quy định của công lí, vì nếu không thì xã hội không thể tồn
tại được[11].
Công lí là ngăn chặn những
điều có hại chứ không phải là thúc đẩy đến mức tối đa điều có lợi. Thí dụ,
chúng ta không cho phép ăn cắp đồ vật của người khác, đơn giản là vì nó có thể
có ích hơn cho họ[12]. Vì ai cũng có xu hướng
nghĩ rằng quyền lợi của mình quan trọng hơn quyền lợi của bất kì người nào
khác, cho nên nếu được quyền ăn cắp thì tất cả chúng ta sẽ bị người khác cướp
bóc hết. Công lí là cách xã hội tự bảo vệ khỏi những điều có hại và đấy là yếu
tố cần thiết đến mức tự nhiên đã phú cho chúng ta bản năng mạnh mẽ nhất để duy
thì nó. Thái độ phản đồi những hành động bất công mạnh đến nối làm cho kẻ có lỗi
phải hồi hận và ăn năn.
Tự
phê bình và lương tâm
Smith nói rằng trên thực
tế tự nhiên đã phú cho chúng ta một thứ còn gần gũi hơn là sự trừng phạt, đấy
là thái độ tự phê bình. Chúng ta là những người quan sát không thiên vị không
chỉ hành động của người khác, mà còn là người quan sát hành động của chính
mình, khi chia tách mình ra thành tác nhân và quan tòa[13]. Và người quan toà bên
trong mỗi người còn đòi hỏi nhiều hơn là sự tán dương của người khác: chúng ta
muốn trở thành người xứng đáng với những lời ngợi khen và chỉ hài lòng khi
chúng ta cảm thấy rằng ý kiến của người khác về mình là xứng đáng[14].
Ánh sáng của lương tâm,
Smith khẳng định, có vai trò xã hội cực kì mạnh mẽ. Nó ngăn chặn không để cho
chúng ta chìm đắm vào cuộc sống của riêng mình và bàng quan với cuộc sống của
người khác. Ông nhận xét trong một thí dụ nổi tiềng rằng nếu một vụ động đất lớn
tiêu diệt hết người Trung Quốc thì một người sống ở châu Âu có thể cảm thấy buồn:
nhưng nỗi buồn ấy sẽ không là gì so với nỗi đau mà sự rui ro gây ra cho chính
người đó:
Nếu
ngày mai anh ta bị chặt một ngón tay thì đêm nay anh ta sẽ không thể nào ngủ được,
nhưng giả sử rằng anh ta chưa bao giờ gặp họ thì anh ta sẽ hoàn toàn bình tĩnh
ngáy trước cảnh chết chóc của hàng trăm triệu đồng đạo của anh ta và sự huy diệt
một số đông người như thể có vẻ như chỉ là đối tượng không đáng quan tâm so với
rủi ro không đáng kể của anh ta[15].
Mặc dù vậy, trên thực tế,
tất cả các cá nhân đều quan trọng như nhau. Lương tâm là cách tự nhiên nhắc nhở
chúng ta điểu đó. Chúng ta có hi sinh tính mạng của hàng trăm triệu người chỉ để
cứu một ngón tay của mình hay không? Dĩ nhiên là không: lương tâm của chúng ta
không cho phép làm như vậy. Lương tâm cung cấp cho chúng ta quan điểm: nó kiểm
chế tính ích kỉ thái quá và nhắc nhở chúng ta không nên làm hại người khác chỉ
vì lợi ích cá nhân của mình. Nó tạo cho chúng ta thấi độ tự kiềm chế trước những
ham muốn thấp hèn của mình[16].
Các
qui tắc đạo đức
Quá trình này được bản
năng tự nhiên của chúng ta khuyến khích nhằm tạo ra và tuân thủ các quy định.
Smith nói rằng khi chúng ta nhìn thấy những người có những cư xử tệ thì ông
quan tòa bên trong buộc chúng ta không được làm như thế, còn khi thấy người
khác cư xử tốt thì ta bắt chước họ. Trong quá trình đưa ra đánh giá về hằng hà
sa số hành vi như thể, dẫn dà chúng ta sẽ tạo ra các quy tắc đạo đức[17]. Điều đó có nghĩa là gặp
một hoàn cảnh mới chúng ta không cần phải suy nghĩ lại từ đầu nữa: chúng ta đã
có những tiêu chuẩn đạo đức hướng dẫn rồi. Nó tạo ra “ý thức trách nhiệm”, tức
là ý thức giúp chúng ta giữ đúng nguyên tắc công bằng, trung thực và lịch sự,
không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta lúc đó.
Sự kiên định như thế có lợi
cho trật tự xã hội. Tuân theo lương tâm là chúng ta đang thúc đẩy, dù không có
chủ ý, hạnh phúc của loài người[18]. Luật pháp, với những biện
pháp thưởng và phạt của nó, có thể cũng hướng đến cùng một kết qủa thế, nhưng
pháp luật không bao giờ nhất quán, trực tiếp hoặc có hiệu quả như là lương tâm
và những quy tắc đạo đức do thiên nhiên sắp đặt.
Smith thừa nhận rằng thời
đại và địa điểm khác nhau thì quy tắc đạo đức cũng khác nhau. Các nền văn hóa
khác nhau có những quan niệm khác nhau về cái đẹp, tất cả phụ thuộc vào những
thứ họ thấy hằng ngày, các nền văn hóa khác cũng có những quan niệm khác nhau về
“cái đẹp của hành vi[19]”. Thí dụ, có những phong
tục cưới xin và hoạt động tình dục khác nhau, cũng như tiêu chuẩn đánh giá lòng
hiếu khách và lịch thiệp khác nhau. Nhưng sự khác nhau về trang phục hay phong
tục nhất định chỉ là thứ yếu, ông khẳng định như thế. Nếu những nguyên tắc căn
bản của tự nhiên không được tôn trọng thì xã hội không thể tồn tại được.
Thái
độ đối với của cải
Một nhân tố khác có thể ảnh
hưởng tới xét đoán đạo đức của chúng ta, không phải tất cả đều ủng hộ người tốt,
đấy là của cải. Việc Smith viết một đoạn phê phán khá dài vấn đề này hẳn phải
là cú sốc đối với những nhà phê bình ngây thơ (theo đuôi Marx) hình dung ông là
quán quân về tính hám lợi.
Tiện nghi vật chất, mà đồng
tiền có thể mua được, chỉ là những thứ tầm thường, ông khẳng định như thế. Chiếc
áo mưa đẹp chưa chắc đã bảo vệ ta tốt hơn là chiếc áo thô, người giàu cũng chẳng
ăn nhiều hơn người khác, người lao động trong ngôi nhà tranh có khi lại ngủ say
hơn một vị hoàng đế trong tòa lâu đài sang trọng. Của cải không thể tránh cho
chúng ta khỏi sợ hãi, buồn đau và chết chóc.
Nhưng chúng ta vẫn tin rằng
tiển có thể mua được hạnh phúc, cũng như tin rằng người giàu và người nổi tiếng
phải là những người hạnh phúc. Chúng ta vui sướng khi chứng kiến vận may của họ,
cuộc đời và sự nghiệp của họ thu hút sự chú ý của chúng ta. Trở thành tâm điểm
của sự chú ý của xã hội tất nhiên là thú vị rồi: cho nên đối với người giàu, lợi
ích chính mà của cải mang tới không phải là những tiện nghi tẩm thường có thể
mua được bằng tiền, mà là sự chú ý có tác dụng ve vuốt thói háo danh của họ.
Song đấy lại là phù phiếm
vì sự quan tâm của xã hội phụ thuộc nhiều vào số lượng của cải hay địa vị xã hội
chứ không phải là phẩm chất của người sở hữu chúng. Ngay cả những người chẳng
được lợi lộc gì cũng có xu hướng bỏ qua “thói hư tật xấu” của những người giàu
có và tâng bốc họ một cách quá đáng. Kết quả là những người có của và có địa vị
tin rằng mình thực sự xứng đáng với những lời ca ngợi giả dối đó, ngay cả khi họ
chẳng xứng đáng chút nào.
Tự
hoàn thiện
Ngoài ra, việc làm giàu
còn mang đến những lợi ích khác nữa[20]. Khi thấy một ngôi nhà lớn
hoặc một chiếc xe đẹp của những người giàu có thì người ta thường có thái độ
ghen tị với cuộc sống được cho là an nhàn và thoải mái của họ Nhưng ngược đời
là, người ta lại chấp nhận một cuộc sống thiều thốn và lao động nặng nhọc với hi
vọng là sau này cũng có cuộc sống an nhàn và thoải mái như những người giàu có.
Như vậy là, khoái lạc giá định do của cải tạo ra - mặc dù chỉ là ảo tưởng -
thúc đẩy chúng ta cố gắng rất nhiều về mặt thể xác và trau dồi về mặt trí tuệ
và nghệ thuật nữa:
Chính
sự nhẩm lần này đã khuấy động và giữ cho tính cần cù của con người tiếp tục vận
động. Đấy chính là động cơ đầu tiên thúc đẩy người ta trồng cấy, xây dựng nhà cửa,
thiết lập thành phổ và đất nước, phát minh ra và cải tiến các môn khoa học và
nghệ thuật, tô điểm và làm cho cuộc sống ngày càng cao sang hơn, làm thay đổi
hoàn toàn bộ mặt của quả địa cầu, biến những cánh rừng hoang vu thành những khu
vực màu mỡ, biến đại dương mênh mông không có đường đi thành một nguồn sống mới
và những con đường cao tốc nối liền các dân tộc khác nhau trên trái đất[21]
Tuy thế người giàu lại
tiêu thụ nhiều hơn người nghèo một chút: họ mua những đồ đắt tiền hay dễ thương
hoặc tao nhã. Và bằng cách tạo công ăn việc làm cho những người phục vụ họ hoặc
là cho những người chuyên chế tác các đồ nữ trang, của cải mà họ sở hữu đã lan
tràn xuống cả cộng đồng. Thực ra, họ “được dẫn dất bởi bàn tay vô hình nhằm thực
hiện việc phân phối các nhu yếu phẩm được sản xuất ra, như thể trái đất được
chia thành những phần đều nhau cho các cư dân của nó vậy[22]”
Bàn
về đức hạnh
Sau khi đã xác định nguồn
gốc và bản chất của đạo đức, Smith kết thúc tác phẩm Lí thuyết về cảm nhận đạo đức bằng cách đưa ra định nghĩa về tính
chất của một người đức hạnh đích thực. Ông cho rằng người đức hạnh là hiện thân
của các phẩm chất như khôn ngoan, công bằng
và từ bi. Tính chất thứ tư - tự chủ
- là tính chất cực kì quan trọng tuy không phải lúc nảo nó cũng thúc đẩy người
ta làm việc tốt.
Khôn
ngoan làm cho cá nhân phải chú ý trước khi hành động. Nó kiềm
chế sự thái quá của con người và như vậy là một phẩm chất quan trọng đối với xã
hội. Người khôn ngoan được mọi người tôn trọng nếu không nói là đặc biệt quý trọng[23]. Công bằng nhắc nhở ta không được làm hại người khác. Đức tính này
cũng cực kì quan trọng đối với xã hội. Từ
bi thúc đẩy chúng ta làm cho người khác hạnh phúc và bằng cách đó giúp cải
thiện đời sống xã hội. Không ai có thể buộc người khác phải có lòng từ bi,
nhưng lòng từ bi bao giờ cũng được đánh giá cao. Tự chủ chặn bớt cơn giận dữ của chúng ta (Sợ hãi có thể ngăn chặn
được sự cơn giận của chúng ta, nhưng giận dữ sẽ tái xuất hiện khi chúng ta biết
mình đã được an toàn. Nhưng thông qua tự kiềm chế mà ta làm dịu bớt sự tức giận
của mình để người khác có thể thông cảm được, thì sự tức giận đã thực sự giảm bớt[24]).
Tất cả chúng ta đều có
khuynh hướng lo lắng về mình trước tiên, sau đó đến gia đình mình, chỉ sau đó mới
đến bạn bè và những người xa hơn[25]. Chúng ta có khuynh hướng
quan tâm đến đất nước mình hơn là các nước khác[26]. Nhưng Smith khẳng định rằng
lòng từ bi chân chính thì không có biên giới. Vì loài người quan trọng hơn bất
cứ một cá nhân nào cho nên người đức hạnh thật sự phải sẵn sàng hi sinh cá nhân
mình “vì quyền lợi vĩ đại hơn của toàn thể nhân loại[27]”.
Xây
dựng xã hội đức hạnh
Trên thực tế, tự nhiên
thúc đẩy cá nhân có những hành động hi sinh và chúng ta ngưỡng mộ thái độ tự chủ
giúp người ta thực hiện những hành động hi sinh như thể. Nhưng người ta có thể
hi sinh vì cả những lí do xấu lẫn lí do tốt. Tính tự chủ có thể biến người anh
hùng thành một kẻ cuồng tín sắt đá.
Tình yêu nhân loại không
giống như tình yêu nước[28]. Yêu nước bao gồm sự tôn
trọng và sùng kính hiến pháp và tổ chức của đất nước cũng như mong ước sao cho
đồng bào của mình được sống hạnh phúc. Thường thì hai tình cảm này trùng hợp với
nhau. Nhưng trong những giai đoạn hỗn loạn về mặt chính trị, chúng có thể xung
đột với nhau.
Trong những hoàn cảnh như
thế, các chính khách có thể đưa ra các kế hoạch cải cách sâu rộng. Họ đề nghị vứt
bỏ các định chế hiện hành, không thèm đếm xia đến những lợi ích mà các định chế
này đã tạo ra, Smith nói như thế. Họ đề nghị phương án thay thế mang tính “duy
lí”. Nhưng đề nghị đó đi ngược lại bản chất của con người:
Người
của hệ thống... có khả năng là người cực kì thông thái với thói tự phụ của hắn
ta và thường rất say mê vẻ đẹp của kế hoạch lí tưởng về chính phủ của hắn ta,
cho nên hắn không thể chấp nhận bất kì sự thay đổi nào, dù nhỏ nhất, của bất kì
phần nào trong kế hoạch của hắn... Hắn có thế mường tượng rằng mình có thể sắp
đặt những thành viên khác nhau của một xã hội to lớn cũng dể dàng như sắp xếp mấy
quân cờ trên bàn cờ vậy. Hắn không nghĩ rằng trên cái bàn cờ vĩ đại của xã hội
loài người, mỗi một quân cờ đều có những nguyên tắc hành động riêng của mình,
hoàn toàn khác hẳn với nguyên tắc mà cơ quan lập pháp có thể áp đặt cho họ[29].
Tự do và thiên nhiên
chính là người dẫn đường tin cậy trong việc xây dựng một xã hội hài hòa và có
thể hoạt động được hơn là lí lẽ tự cao tự đại của những kẻ cực đoan và hão huyền.
5.
Các
bài giảng và tác phẩm khác của Smith
Smith đã ra lệnh đốt hầu
hết những ghi chép chưa được công bố của ông ngay khi ông qua đời (một yêu cầu
hoàn toàn bình thường thời đó, lúc ấy những người cầm bút đều muốn rằng hậu thế
sẽ đánh giá họ trên cơ sở những tác phẩm đã hoàn thành chứ không phải trên cơ sở
những ghi chép ban đầu). Cho nên ngoài Của
cải của các quốc gia và Lí thuyết về
cảm nhận đạo đức, các tác phẩm còn lại chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, một
ít tác phẩm còn lại cũng cho thấy Smith là người học rộng và quan tâm đến nhiều
vấn đề: một bài phê bình cuốn từ điển của Samuel Johnson, những bài báo bàn về
xu hướng trí tuệ ở châu Âu và nguồn gốc của các ngôn ngữ, những bài viết về nghệ
thuật, bao trùm cả các lĩnh vực như hội hoa, kịch nghệ, nhạc và khiêu vũ, nhận
xét về thơ Ý và Anh, các bài báo về vật lí và triết học cổ điển và một luận văn
dài 70 trang về The History of Astronomy
(Lịch sử thiên văn học).
May mắn là chúng ta còn
có được mấy cuốn vở của một số sinh viên ghi lại Lectures on Rhetoric and Belles Lettres (Cắc bài giảng về nghệ thuật
tu từ và văn chương) và Lectures on Jurisprudence
(Các bài giảng về luật học). Mặc dủ đây không phải các tác phẩm của Smith,
nhưng chúng cũng cung cấp cho ta nhận thức đầy đủ giá trị về sự phát triển trí
tuệ của ông thời ông giảng dạy ở Glasgow. Nhiều đoạn trong hai tác phẩm này đã
tái xuất hiện trong Của cải của các quốc gia.
Một
đề tài nhất quán
Mặc dù sự đa dạng của các
đề tài được Smith bàn tới trong các bài giảng và các tác phẩm này, tất cả đều
thể hiện cách tiếp cận vấn để của ông, và đấy chính là điều quan trọng. Smith
là nhà tâm lí học nhiều hơn là nhà kinh tế học, đạo đức học, sử học hay là nhà
ngữ pháp học. Ông muốn tìm hiểu xem tâm trí của con người đối xử với thế giới
và với những người khác như thế nào và làm thế nào mà từ những mối quan hệ đó
người ta đã tạo ra những công trình vĩ đại như thế. Đối với ông, khoa học nói về
hiện thực ít hơn là nói về cái cách mà tâm trí con người phân tích và sắp xếp
hiện thực cho phù hợp với nhu cầu của con người. Ngôn ngữ, đạo đức và kinh tế
là những cơ cấu hữu ích đã xuất hiện bằng cách này hay cách khác từ những cuộc
gặp gỡ của tâm trí. Luật pháp và công lí là nói về biện pháp mà con người dùng
để bảo vệ sự cùng tổn tại một cách hòa bình.
Cách giải thích của ông
hiện nay được gọi là mang tính tiến hóa.
Thiên nhiên đã ban cho chúng ta những khuynh hướng tự nhiên phối hợp với nhau
theo cách nào đó để buộc các định chế xã hội rộng lớn hơn này hoạt động vì lợi
ích chung. Chúng ta có thể không hiểu được làm sao mà những cố gắng nhằm thu lợi,
nhằm thương thảo, giao lưu hoặc chung sống với người khác lại tạo ra một hệ thống
kinh tế, ngôn ngữ và công lí tổng quát và hữu ích: nhưng đấy đúng là những hệ
thống hữu ích. Nếu những hệ thống này không hữu ích như thế và nếu chúng có
tính cách phá hoại thì xã hội không thể tồn tại được. Điều Smith cố gắng tìm hiểu
là những nhành động mang tính cá nhân đó liên hệ với toàn thể như thế nào.
Smith
bàn về triết lí của khoa học
Lịch
sử thiên văn học vì vậy mà có mục tiêu sâu xa hơn là kể
chuyện ngắm sao trời, như tên gọi đẩy đủ của nó: The Principles Which Lead and Direct Philosophical Enquiries, Illustrated
by the History of Astronomy (Những nguyên tắc hướng dẫn và chỉ đạo việc
nghiên cứu triết học, được minh hoa bằng lịch sử thiên văn học) cho thấy. Đây
đúng là tác phẩm viết về tâm trí của con người và cách chúng ta phân tích, phân
loại và nhận thức thế giới. Tác phẩm bắt đầu bằng câu hỏi: điều gì dẫn chúng ta
đến việc lập ra các lí thuyết khoa học, sau đó chỉ ra các lí thuyết khoa học được
đưa ra, được kiểm nghiệm và thay thế như thế nào, và tiếp theo, bằng cách lấy
các tác phẩm của Isaac Newton làm thí dụ, nó nghiên cứu các điều kiện tạo ra một
lí thuyết “tốt”. Thật là hiện đại đến mức có thể làm người ta kinh ngạc. Smith
đã nhận thức được rằng khoa học chính là mô hình hóa thế giới - không phải là
nghiên cứu “hiện thực” mà là nghiên cứu tâm lí và cách giải thích của con người.
Bức
bối vì chưa biết
Smith chỉ ra rằng chúng
ta chấp nhận các sự vật quen thuộc như chúng vốn là như thế mà không cần nghĩ
ngợi gì. Nhưng khi có những sự vật mới xuất hiện thì đấy là một điều ngạc nhiên[30]. Chúng ta sẽ tự hỏi làm
sao chúng có thể chui vừa vào thế giới quen thuộc của chúng ta[31]. Cảm giác rằng sự vật nào
đó không không phù hợp với thể giới quen thuộc của chúng ta tạo ra sự bất an:
nhưng lí trí và trí tưởng tưởng của chúng ta cũng như khả năng trừu tượng hóa
và phần loại của chúng ta sẽ giúp chúng ta đưa hiện tượng mới vào trong bối cảnh.
Thí dụ, chúng ta ngạc
nhiên khi nhìn thấy cục sắt bị thanh nam châm hút: nhưng trí tưởng tượng của
chúng ta giả định rằng có một lực uốn lượn xung quanh thỏi nam châm, lực này
giúp chúng ta giải thích sự chuyển động của cục sắt. Đấy là lí thuyết thô thiển,
nhưng Smith muốn chứng tỏ rằng các lí thuyết đã được đưa ra, được kiểm nghiệm
và cải tiến như thế nào.
Phỏng
đoán và bác bẻ
Smith đã dùng lịch sử môn
thiên văn học minh họạ cho điều đó. Vì đối với các nhà thiên văn học cổ đại thì
sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao chính là “điều ngạc
nhiên” cần phải được giải thích. Một giả thuyết là bầu trời giống như một cái
vòm, quay hằng ngày từ Đông sang Tây, còn mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao
thì được gắn trên đó. Đáng tiếc là mô hình này không giải thích được những chuyển
động bất thường của các hành tinh. Từ đó, những lí thuyết phức tạp hơn lại được
đưa ra: Có mấy hình cầu, một cái chuyển động đều đặn từ Đông sang Tây, còn những
cái khác (mang theo các hành tinh) thì chuyển động một cách hỗn loạn hơn. Nhưng
chính sự chuyển động hỗn loạn này lại cũng đòi hỏi phải được giải thích. Càng
ngày người ta càng đưa ra thêm nhiều hình cầu hơn, cái nọ quay xung quanh cái
kia theo những hướng khác nhau - cuối cùng người ta đã tưởng tưởng được tổng cộng
72 hình cầu như thế. Chỉ có một rắc rối: “Hệ thống này trở thành phức tạp và rối
rắm như chính hình thức bên ngoài của nó, tức là cái hình thức đã được sáng chế
nhằm tạo ra sự đơn giản và mạch lạc[32]”
Sau này, các nhà thiên
văn học đã tìm cách giải thích chuyển động của các hành tinh một cách đơn giản
hơn. Copernicus đưa ra hệ thống với mặt trời nằm ở trung tâm chứ không phải
trái đất nằm ở trung tâm nữa. Mô hình này dễ dàng giai thích chuyển động bất thường
của các hành tinh và trái đất - theo mô hình này - cũng chuyển động chứ không
còn đứng yên nữa. Mặc dù ý tưởng cho rằng trái đất không phải là cái rốn của vũ
trụ đã làm nhiều người choáng váng, nhưng các nhà thiên văn học công nhận rằng
ý tưởng đó là hữu ích - ít nhất là cho đến khi các quan sát chính xác hơn phát
hiện ra các thiếu sót của nó.
Đến lượt mình, Isaac
Newton đưa ra lí giải đơn giản và tổng quát, không phải các hành tinh chuyển động
thế nào mà vì sao chúng lại chuyển động theo đúng qũy đạo mà người ta quan sát
được. Đấy là kết quả của hiện tượng vạn vật hấp dẫn. Chỉ một vài định luật vật
lí đơn giản đã đủ sức giải thích qũy đạo hình elip của các hành tinh và những
hiện tượng khác, thí dụ như sao chổi, tức là những hiện tượng không ăn nhập được
vào hệ thống của Copernicus. Thật đơn giản, thanh thoát và phù hợp với các sự
kiện quan sát được.
Khoa
học và nhận thức của con người
Đối với Smith, phương
pháp khoa học là quá trình giải thích vạn vật theo cách mà nó có thể dễ dàng đọng
lại trong tâm trí của con người: rút sự phức tạp của nó thành những nguyên tắc
đơn giản mà chúng ta có thể hiểu được. Mô hình của vạn vật được đưa ra, được kiểm
nghiệm, được phát hiện là có thiếu sót và được cải tiến - khi chúng trở thành
quá hỗn độn hoặc quá mâu thuẫn với những điều quan sát được - bị vứt bỏ, nhường
chỗ cho những lí giải tao nhã hơn. Thật là một quan điểm rất hiện đại.
Chúng ta nhìn thấy cái đẹp
trong các lí thuyết quy giản những quan sát hỗn độn thành một “vài nguyên lí
chung giản dị”. Đấy là vì khoa học là sự tổ chức trí tuệ của chính chúng ta. Theo
lời Smith thì tất cả các mô hình khoa học – “tất cả những hệ thống phức tạp đều
chỉ là những phát minh của trí tưởng tượng mà thôi[33]”.
Tâm
lí học của quá trình giao tiếp
Trong Các bài giảng về nghệ thuật tu từ và văn
chương trọng tâm vẫn là tâm lí con người và sự phát triển của một định chế
quan trọng nhất của xã hội: sự giao tiếp. Thí dụ, Smith khuyến cáo rằng nếu
thính giả có thiện cảm thì ta có thể nói ngay toàn bộ nội dung rồi sau mới giải
thích dần. Còn khi gặp phải thính giả có thái độ thù địch thì ta không được
ngay lập tức tấn công họ bằng những kết luận còn gây tranh cãi mà phải dẫn dắt
từng bước một.
Trong các bài giảng - chỉ
còn lại trong các cuốn vở của các sinh viên - và trong tiếu luận Considerations Concerning the First
Formation of Languages (Những suy nghĩ liên quan đến quả trình hình thành đầu
tiên của các ngôn ngữ), Smith tìm hiểu các ngôn ngữ bằng cách khảo sát quá
trình hình thành của chúng. Vì không có các tài liệu thành văn, lịch sứ do
Smith dưa ra nhất định là chi có tính chất phóng đoán và ông chí dùng một vài
ngôn ngữ cố và hiện đại châu Âu làm ví dụ mà thôi. Nhưng lí giải của ông lại có
tính cách mạng: ông tin rằng ngôn ngữ phát triên cùng với sự phát triển của xã
hội và là công cụ của quá trình phát triển đó.
Giao
tiếp và bản chất của con người
Vì ngôn ngữ là sản phẩm của
tâm trí của con người nên nó cũng cho ta biết một số khía cạnh thuộc về bản chất
của chúng ta, Smith khẳng định như thế. Thí dụ như khả năng phân loại của con
người, như ta đã thấy trong tác phẩm Lịch
sử thiên văn học, Smith cho rằng người tiền sử có thể đã đặt tên khác nhau
cho mỗi vật. Thật là quá rắc rối, nhưng may là khả năng trừu tượng hóa của con
người đã giúp cứu vãn tình hình. Chúng ta có thể nhìn thấy một số tính chất chung
trong những vật khác nhau, vì vậy mà chúng ta dùng chung một từ để gọi cả nhóm,
thí dụ như từ cây. Chúng ta còn có thể xác định tính chất, thí dụ như màu sắc -
cây xanh - hoặc quan hệ - cây mọc trên cái hang[34]. Đấy là những kĩ thuật có
vai trò cực kì quan trọng đối với phương pháp nghiên cứu khoa học, nhưng cũng
có giá trị không kém trong việc nhận thức những sự kiện diễn ra trong đời sống
hằng ngày.
Smith quyết tâm áp dụng
các kĩ thuật của tòà án vào để tài kết hợp tất cả các nghiên cứu của ông, từ Của cải của các quốc gia cho đến Các bài giảng về nghệ thuật tu từ và văn
chương. Trong tác phẩm trước, vấn đề là xác định các động cơ thúc đẩy quá
trình sản xuất và trao đổi và chia những quá trình này thành những những phần
nhỏ hơn. Trong tác phẩm sau, vấn để là tìm hiểu tâm lí ẩn chứa đẳng sau quá
trình giao tiếp và phân tích cơ cầu cũng như phong cách của nó.
Khoa
học giao tiếp
Smith chú ý rất nhiều đền
phong cách. Phong cách tốt là ngắn gọn, phù hợp và chính xác[35], ông khẳng định như thế. Phong
cách phải truyền tải được lòng nhiệt tình của người nói hoặc người viết. Nó phải
ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Những câu văn ngắn giúp người ta dể hiểu[36]. Và (ghi chú quan trọng
trong Lí thuyết về cảm nhận đạo đức)
ngôn ngữ phải khêu gợi được cảm tình và được người đọc hay người nghe chấp nhận.
Vì giao tiếp là vấn để
tâm lí, cho nên Smith khẳng định rằng lí lẽ khác nhau thì kĩ thuật phải khác
nhau. Ông phân tích một số - từ văn tường thuật, đòi hỏi trình bày một cách
khách quan, đến lập luận của sách giáo khoa, đòi hỏi phải trình bày nguyên nhân
và hậu quả, đến những bài diễn thuyết, cản phải làm cho người ta xúc động. Những
minh họạ mà ông đưa ra chứng tỏ ông đã đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà văn
và nhà sử học cổ điển.
Nhưng quan trọng nhất
trong giao tiếp là phải hiểu người đối thoại. Con người rất dễ đồng cảm, sự đồng
cảm này đã giúp cho ngôn ngữ phát triển, từ những cố gắng giao tiếp sớm nhất và
thô lậu nhất, thành một định chế xã hội phức tạp và cực kì hữu ích.
Smith
bàn về chính phủ và chính sách công
Các
bài giảng về luật học của Smith cũng chỉ còn lại trơng các cuốn
vở của các sinh viên của ông[37]. Luật học, trong những cuốn vở này có nghĩa là “Ií thuyết về những
nguyên lí chung về luật pháp và chính phủ[38]” hoặc “luật lệ mà các
chính phủ dần sự phải tuân theo[39]”. Một lần nữa, những bài
giảng này có thể được coi là khảo nghiệm về tâm lí xã hội, và cố gắng nhằm mô tả
lí do vì sao mà sự tương tác giữa người với người đã buộc chúng ta phải đặt ra
luật lệ và các định chế của chính phủ..
Phần mở đầu có tên là công lí, gồm rất nhiều để tài, trong đó
có bản chất và sự phát triển của chính phủ, hiến pháp, luật quốc gia, tình trạng
nô lệ, quyền sở hữu, tòa án và tòa hình sự. Phần quan trọng nữa nói về chính
sách, chứa đựng quan điểm của Smith về giá cả, tiền tệ, thương mại và phân công
lao động, tức là những quan điểm hình thành nên tác phẩm Của cải của các quốc gia, hơn một chục năm sau đó.
Công
lí, chính phủ và luật pháp
Ở đây, Smith cũng có quan
điểm mang tính tiến hoá. Săn bắn và hái lượm dẫn người ta đến thời đại của những
người chăn nuôi nay đây mai đó, sau đó là thời đại nông nghiệp định canh định
cư, rồi đến thời đại thương mại, cần phải có những hệ thống cai trị và luật
pháp khác nhau nhằm củng cố các hình thức kinh tế đó. (Một thế kỉ sau, Karl
Marx đồng ý như thể: Quan hệ sản xuất tạo ra quan hệ xã hội[40]).
Chính phủ, như Smịth viết
trong Của cải của các quốc gia, được
tạo ra nhằm bảo vệ quyền sở hữu, một quyền lợi quan trọng trong thời đại của những
người chăn nuôi và trồng trọt. Lợi ích rõ ràng của chính phủ càng được tăng cường
thêm bởi xu hướng tự nhiên của con người là tôn trọng uy quyền. Nhưng kinh tế
thị trường đã tạo cơ hội cho chế độ dân chủ. Trước đây, tất cả quyền lực đều xuất
phát từ tù trưởng địa phương. Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải
chú ý nhiều hơn đến hằng hà sa số người dân bình thường, tức là những người
tiêu thụ của họ. Hạt giống của chính phủ đại diện đã được gieo mầm như thế đó.
Lao
động và trao đổi
Những đoạn khác còn chứng
tỏ Smith đã thai nghén Của cải của các quốc
gia ngay từ giữa những năm 1760. “Chính sự phân công lao động đã làm cho đất
nước ngày càng phong phú thêm”, ông nói như thế. Ở đây cũng có thí dụ về nhà
máy sản xuất đinh[41] và sản xuất áo len, những
ngành sản xuất cần sự hợp tác của hàng ngàn người và làm cho việc thuê mướn
nhân công lan tràn ra toàn xã hội. Ông bảo chúng ta rằng: “Khi tiếp xúc với người
nấu bia hay người bán thịt để mua bia hay mua thịt, ta không nói với họ rằng ta
rất cần bia hay thịt, mà ta sẽ nói với họ rằng họ sẽ rất được lợi nếu bán cho
ta với giá nhất định nào đó. Ta không hướng đến lòng nhân đạo của họ mà hướng đến
tính ích kỉ của họ[42]. (Có thể các nhà nghiên cứu
đã không nhận ra chất thơ trong những ngôn từ độc đáo của Smith).
Tương tự như thế, chúng
ta thẩy ở đây cuộc tấn công của Smith vào quan điểm của phái trọng tiền, coi của
cải là tiền và phải ngăn chặn nhập khẩu để giữ lại tiền. Ông chỉ ra rằng một kẻ
hoang toàng, giàu có với cuộc sống phóng túng có thể lãng phí hết vốn - tức là làm suy yếu dần kết quả sản xuất và sự thịnh
vượng, mặc dủ không một đồng xu nào được rút ra khỏi quá trình lưu thông, Của cải
và tiền không phải là một.
Như nhắc lại tác phẩm Của cải của các quốc gia, các bải giảng
phát triển các ý tưởng kính tế được tình bày trong Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Smith khẳng định rằng động cơ của sự
tiến bộ về kinh tế không phải là nhu cầu mà là lòng tham của chúng ta. Ông bảo:
“Không vừa lòng với bất cứ thứ gì, dây là sự tế nhị mà chỉ có con người mới có[43]”. Sự tiến bộ về kinh tế
không ngừng lại khi ta đã có ăn, có mặc và có nhà ở. Chúng ta luôn luôn yêu cầu
cải thiện và vì vậy mà sự tiến bộ trong sản xuất, trong công nghiệp, trong khoa
học và nghệ thuật cũng sẽ không bao giờ ngưng.
Chính
phủ không đủ tầm
Nếu sản xuất, trao đổi và
tích luỹ tư bản là con đường dẫn tới tiến bộ về mặt vật chất thì cái gì ngăn chặn
sự tiến bộ đó? Smith bảo rằng nói chung là do chính phủ không đủ tầm. Tích luỹ
tư bản cần thời gian. Nếu người dân tin rằng chính phủ không thể bảo vệ được họ
trước bọn trộm cắp và không để họ tự do buôn bán thì họ sẽ không còn chăm chỉ
và tích luỹ nữa.
Smith không bao giờ có ý
định xuất bản Các bài giáng về luật học
cho nên những lời công kích sự thiếu tẩm và sự can thiệp của chính phủ ở đây
quyết liệt hơn là trong Của cải của các
quốc gia. Nhưng phần lớn mục tiêu là giống nhau, bao gồm những thiếu sót
trong luật pháp về hợp đồng, về sở hữu ruộng đất và luật về quyền trưởng nam đã
lỗi thời; các khoản bao cấp của chính phủ, độc quyền và ưu tiên ưu đãi dành cho
một số nhà sản xuất; thời gian tập sự kéo dài, những cản trở và nhiều luật lệ
khác ngăn chặn không cho người ta chuyển nghề.
Thuế khóa nặng nề cũng là
vật cản. Trong các bài giảng, ông đã bắt đầu nghĩ đến hiệu quả của thuế khóa -
ông thích thuế đánh vào ruộng đất hơn là thuế đánh vào hàng hóa vì dễ thu hơn.
Ông cho rằng quy hoạch của chính phủ và của những điền chủ lớn là quá cứng nhắc,
người dân cần thị trường và tự do buôn bán chứ không cần chỉ đạo từ bên trên.
Những hành động can thiệp
như thế nhất định sẽ làm giảm sự thịnh vượng. Người ta tham gia vào quá trình
trao đổi tự nguyện vì cả hai bên đều tin rằng mình được lợi. Đấy chính là nguồn
gốc của sự thịnh vượng. Ông nhận xét rằng: “Khi hai người buôn bán với nhau thì
chắc chắn là cả hai đều có lợi”. Và ông nói với những người trọng tiền: “Giữa
hai dân tộc thì cũng thế[44]”
Tự
do và tiến bộ
Những đề nghị của ông về
mặt luật pháp cũng thẳng thắn như thế:
Từ
những điều đã trình bày ở trên, xem ra Anh quốc chắc chắn là phải có hải cảng tự
do, không được có bất cứ cản trở nào đồi với nền ngoại thương, nếu có thể thì cấp
tiền cho chính phủ bằng những cách khác; thuế nhập khẩu, thuế hải quan và thuê
tiêu thụ đặc biệt phải bị bãi bỏ, buôn bán tư do và trao đổi tự do phải được
phép áp dụng cho tất cả các nước và tất cả các loại hàng hoá[45]
Và với lí lẽ tương tự: “Trao
đổi tự do” cũng phải được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa bên trong từng nước.
Một số học giả cùng thời
với Smith cho rằng tiến bộ là chắc chắn. Dù sao thì thể giới của họ cũng đang
tiến lên. Smith không phải là người lạc quan thái quá. Tiến bộ đòi hỏi phải có một
khung pháp lí, đòi hỏi phải có an ninh, tự do và công lí. Nếu không, dân chúng
sẽ không còn chăm chỉ nữa. Không nghi ngờ gì rằng chính phủ có vai trò trong việc
duy trì tất cả những đòi hỏi nói trên. Nhưng chính phủ không được can thiệp vào
quá trình sáng tạo ra của cải và phải bảo đảm rằng những quyền lợi cha truyền
con nối không làm méo mó quá trình đó. Một khi được tự do, ước muốn tự nhiên của
con người trong việc cải thiện điều kiện sống của chính họ là động lực mạnh mẽ
nhất của sự tiến bộ.
Kết
luận
Những tác phẩm ít được biết
đến hơn của Smith có thể kích thích sự chú ý của độc giả hiện đại vì sự uyên
thâm của những tư tưởng hàm chứa trong đó. Trong một tác phẩm, Smith trình bày
một cách dễ hiểu và sâu sắc về những mô hình vu trụ mang tính lịch sử khác
nhau; còn trong tác phám kia, tác giả so sánh các định chế pháp lí của rất nhiều
nước, cả xa lẫn gần nước Anh.
Các tác phẩm đó chứng tỏ
rằng Smith vừa là bậc thây trong nhiều môn khoa học mang tính hàn lâm, vừa là
nhà nghiên cứu bản chất của con người. Ông không tin rằng luật pháp, chính phủ,
ngôn ngữ, thậm chí khoa học là “nhất thành bất biến”. Trên thực thế, tất cả các
định chế đó đều là sáng tạo của tâm trí của con người. Đấy là những hệ thống phức
tạp và không nhất thiết là những hệ thống mà chúng ta đã xây dụng nên một cách
có chủ ý. Điều làm cho nhà bác học nghiên cứu về bàn tay vô hình ngạc nhiên
chính là vì sao mà những hành động của các cá nhân lại hiệp lực với nhau để tạo
ra những định chế xã hội hoạt động tốt như vậy.
[1] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I,
Tiết I, Chương I, trang 9, đoạn 1.
[2] Lí
thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết I, Chương II.
[3] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I,
Tiết I, Chương V., trang 25, đoạn 5.
[4] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I,
Tiết II.
[5] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết I, Chương III và IV.
[6] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết I, Chương IV.
[7] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết I, Chương IV. 7, đoạn 10.
[8] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết II, Chương III.
[9] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần I, Tiết
III, Chương I và II.
[10] Lí thuyềt về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết II, Chương III, trang 86, đoạn 3.
[11] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết II, Chương I.
[12] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần II,
Tiết II, Chương II.
[13] Li thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III,
Chương I.
[14] Li thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III,
Chương II.
[15] Lí thuyết về cảm nhận dạo đức, Phần III,
Chương II, trang 136-7, đoạn 4.
[16] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III,
Chương III.
[17] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần
III, Chương IV, trang 159, đoạn 7-8.
[18] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần III,
Chương IV.
[19] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần V.
Chương l và II , trang 200, đoạn 1.
[20] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV,
Chương l.
[21] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV.
Chương l , trang 183-4, đoạn 10.
[22] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần IV,
Chương l, trang 184-5, đoạn 10.
[23] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết I, Chương II.
[24] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Kết luận, trang 263, đoạn 3.
[25] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết I, Chương I.
[26] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết I, Chương I.
[27] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI, Tiết
III, Chương III, trang 235, đoạn 3.
[28] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết II, Chương II, trang 229, đoạn 4.
[29] Lí thuyết về cảm nhận đạo đức, Phần VI,
Tiết II, Chương II, trang 233-4, đoạn 17.
[30] Lịch sử thiên văn học, Tiết I.
[31] Lích sử thiên văn học, Tiết II.
[32] Lịch sử thiên văn học, Tiết IV, 8, trang
59.
[33] Lịch sử thiên văn học, Tiết IV, 76,
trang 105 (cũng xem trong Tiết II, 12, trang 46)
[34] Các bài giảng về nghệ thuật tu từ và văn
chương. Bài 3, V, 19- V. 24 trang 10-11 và Những Suy nghĩ liên quan đến quá trình hình thành đầu tiên của các ngôn
ngữ, 12, trang 209.
[35] Các bải giảng về nghệ thuật tu từ và văn
chương, Bải 5, V.53, trang 23
[36] Các bài giảng về nghệ thuật tu từ và văn
chương, Bải 6.
[37]
Trong Nhà xuất bàn Glasgow có hai bản, một bản là ghi chép năm 1762-1763, bản
kia năm 1766.
[38] Các bài giảng về luật học, bản ghi năm
1766
[39] Các bài giảng về luật học, bản ghi năm
1762-1763, Bài giảng 24 tháng 12 năm 1762
[40] Karl
Marx. Sự khón cùng của triết học,
Chương 2. Nhận xết thủ hai.
[41] Các bải giảng về luật học, bản ghi năm
1762-1763, Bài giảng ngày 29 tháng Ba năm 1763, trang 341-2.
[42] Các bải giảng về luật học, bản ghi năm
1762-1763, Bải giảng ngày 29 tháng Ba năm 1763, trang 438
[43] Các bài giảng về luật học, bản ghi năm 1766,
trang 487
[44] Các bài giảng về luật học, bàn ghi năm
1766, trang 511. Ông cũng đưa ra quan điểm tương tự trong Báo cáo năm 1762-3,
Bài giàng ngày 13 tháng 4 năm 1763, trang 300.
[45] Các bải giảng về luật học, Báo cáo năm
176, trang 514.
No comments:
Post a Comment