Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 1
1984 tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA
Vị khách, chủ nhà, hoa cúc trắng... đó là những thời
điểm, những bông hồng, khi đó không có ai nên nói.
Không khách,
hoặc không
chủ nhà...
chỉ có sự
tĩnh lặng.
Nhưng sự
tĩnh lặng lại biểu lộ theo cách của nó, nó ca bài ca về niềm vui, về sự thanh
bình, về vẻ đẹp và hạnh phúc; nếu không hẳn đã không có ĐẠO ĐỨC KINH, hoặc BÀI
THUYẾT PHÁP TRÊN NÚI. Tôi cho rằng đó là thơ ca thực sự mặc dù chúng không được
biên soạn theo lối thi ca. Chúng là những kẻ bên ngoài. Chúng được giữ lại bên
ngoài. Đây là sự thực: chúng không thuộc về quy tắc, tiêu chuẩn nào, chúng
không thuộc về bất kỳ khuôn mẫu nào; chúng bên ngoài tất cả những thứ đó, do
vậy mà chúng bị lãng quên.
Một vài phần
trong cuốn ANH EM NHÀ KARAMAZOV của Fyodor Dostoevsky là thơ ca thuần túy, và
cũng giống như vậy, một vài phần trong cuốn sách của người đàn ông điên khùng
Friedrich Nietzsche, ZARATHUSTRA NÓI NHƯ THẾ. Thậm chí nếu Nietzsche không viết
cuốn nào khác ngoài cuốn ZARATHUSTRA NÓI NHƯ THẾ thì ông ấy cũng đã đóng góp
lớn lao cho nhân loại – nhiều hơn sự mong đợi vào bất kỳ ai khác – bởi vì
Zarathustra gần như đã bị lãng quên. Nietzsche đã mang ông ấy quay trở lại, lại
trao cho ông sự ra đời mới, sự tái sinh. ZARATHUSTRA NÓI NHƯ THẾ sẽ trở thành
kinh thánh trong tương lai.
Người ta nói
Zarathustra đã cười lúc chào đời. Thật khó tưởng tượng một đứa trẻ mới ra đời
lại cười. Mỉm cười, không sao – nhưng cười? Người ta kinh ngạc về điều đó, bởi
vì cười cần bối cảnh.
Đứa bé
Zarathustra cười về điều gì đáng buồn cười? Trạng thái cười vũ trụ, toàn bộ tồn
tại này cười.
Đúng, hãy
viết trong sổ ghi chép của bạn trạng thái cười vũ trụ và gạch dưới. Điều đó là
tốt. Thậm chí tôi có thể nghe bạn gạch dưới nó. Bạn có nhìn thấy tôi nghe tốt
như thế nào không? Khi tôi muốn tôi có thể nghe âm thanh nét vẽ bức họa, của
chiếc lá. Khi tôi muốn nhìn tôi có thể nhìn bóng tối, hoàn toàn tối. Nhưng khi
tôi không muốn nghe, tôi giả vờ không nghe thấy, chỉ để trao bạn cảm giác yên
tâm rằng mọi thứ đều sẽ tốt.
Zarathustra
cười lúc chào đời! Và đó chỉ là sự khởi đầu. Ông ấy đã cười suốt cuộc đời mình.
Toàn bộ cuộc đời ông ấy là cười. Kể cả như vậy mà mọi người vẫn quên ông. Người
Anh đã thay đổi tên ông, họ gọi ông là ‘Zoroaster’. Một sự kỳ quái!
‘Zarathustra’ dịu dàng tựa cánh hoa hồng, và ‘Zoroaster’ nghe như tiếng va chạm
cơ khí. Zarathustra chắc phải cười vì tên mình bị đổi thành Zoroaster. Nhưng
trước khi Friedrich Nietzsche xuất hiện, ông ấy bị lãng quên. Ông ấy buộc phải
như vậy.
Những người
Hồi giáo đã ép buộc tất cả những người theo Zarathustra trở thành Hồi giáo. Chỉ
có một số rất ít người trốn thoát – tới Ấn Độ, còn nơi nào nữa. Ấn Độ là nơi mà
mọi người có thể vào mà không cần hộ chiếu hoặc thị thực nhập cảnh, không có
bất kỳ rắc rối nào. Chỉ có một ít người theo Zarathustra trốn khỏi những kẻ
giết người Hồi giáo. Không có nhiều ở Ấn Độ, chỉ khoảng một trăm nghìn. Bây
giờ, ai bận tâm về tôn giáo của một trăm nghìn người – những người không những
sống trọn đời ở Ấn Độ, mà họ chỉ ở quanh một thành phố, Bombay. Thậm chí chính
họ cũng đã quên Zarathustra. Họ đã thỏa hiệp với người Hindu, với những người
họ phải sống cùng. Họ trốn cái giếng và lại rơi xuống biển – một cái biển sâu
hơn! Mặt này là giếng, mặt kia là biển sâu. Và thông qua trung gian là Con
Đường – Phật gọi đó là con đường trung đạo – chính xác ở trung gian, giống như
người đi trên giây.
Sự đóng góp
vĩ đại của Nietzsche là mang Zarathustra quay lại thế giới hiện đại. Và điều vĩ
đại ngược lại của ông ấy là mang đến Adolf Hitler. Ông ấy thực hiện cả hai. Tất
nhiên ông ấy không chịu trách nhiệm về Adolf Hitler. Chính Hitler đã hiểu sai ý
tưởng của Nietzsche về ‘siêu nhân’. Nietzsche có thể làm gì về điều đó? Nếu bạn
hiểu sai tôi, tôi có thể làm gì về điều đó? Hiểu sai luôn là tự do của bạn.
Adolf Hitler như là đứa trẻ xoàng xĩnh, chậm tiến, thực sự xấu. Hãy nhớ lại
gương mặt của ông ta xem – bộ ria nhỏ, đôi mắt sợ sệt luôn nhìn chằm chằm, mặc
dù cố làm cho bạn sợ, và sự căng thẳng hằn trên trán. Ông ta quá căng thẳng đến
mức không thể là bạn bè với bất kỳ ai trong suốt cuộc đời mình. Để trở thành
bạn bè người ta cần một chút thư giãn.
Hitler không
thể yêu, mặc dù ông ta cố theo cách độc tài của mình. Ông ta đã cố như nhiều
người chồng khác là sai khiến, ra lệnh, dẫn dắt, thao túng người đàn bà – nhưng
ông ta không có khả năng yêu. Tình yêu cần trí thông minh. Ngay cả với người
bạn gái ông ta cũng không cho phép cô ta cùng phòng với mình vào ban đêm. Nỗi
sợ ghê gớm! Ông ta sợ rằng trong lúc ngủ… người ta không bao giờ biết, người
bạn gái có thể là kẻ thù; cô ta có thể là gián điệp làm việc cho kẻ thù. Suốt
cuộc đời mình ông ta ngủ một mình.
Một con
người như Adolf Hitler thì làm sao có thể yêu? Ông ta không có lòng thương cảm,
không cảm giác, không trái tim, với ông ta không có phần giống cái. Ông ta đã
giết chết người đàn bà bên trong cho nên làm sao ông ta có thể yêu người đàn bà
bên ngoài? Để yêu người đàn bà bên ngoài bạn phải nuôi dưỡng người đàn bà bên
trong, bởi vì chỉ có cái bên trong mới được biểu lộ trong những hành động của
bạn.
Tôi đã nghe
Hitler đã bắn một trong những người bạn gái của mình vì một lý do rất vớ vẩn;
ông ta giết cô ta bởi vì ông ta nói cô không nên đến thăm mẹ cô, nhưng khi ông
ta đi vắng, cô ta lại đi, mặc dù cô có mặt trước khi ông ta quay về. Rồi thông
qua những người lính gác ông ta biết cô ta đã đi. Điều đó cũng đủ để kết thúc
tình yêu – không chỉ tình yêu mà cả người đàn bà đó nữa! Khi bắn cô ta ông ta
nói, “Nếu em không tuân lệnh anh thì em là kẻ thù của anh.”
Đó là logic
của ông ta: ai mà tuân lệnh bạn là bạn của bạn; ai mà bất tuân bạn là kẻ thù
của bạn. Ai mà ủng hộ bạn thì vì bạn, và ai mà không ủng hộ bạn thì chống lại
bạn. Không cần thiết như vậy – một người nào đó có thể là trung lập – không ủng
hộ bạn, không chống lại bạn. Người đó có thể không phải là bạn của bạn, nhưng
điều đó không có nghĩa anh ta là kẻ thù.
Tôi yêu cuốn
sách ZARATHUSTRA NÓI NHƯ THẾ. Tôi yêu một ít cuốn sách; tôi có thể đếm chúng
trên đầu ngón tay…
ZARATHUSTRA
NÓI NHƯ THẾ sẽ là đầu tiên trong danh sách của tôi.
ANH EM NHÀ
KARAMAZOV là thứ hai.
Thứ ba là
SÁCH CỦA MIRDAD.
Thứ tư là JONATHAN LIVINGSTON SEAGULL.
Thứ năm là cuốn ĐẠO ĐỨC KINH của Lão Tử.
Thứ sáu là cuốn NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN (Ở Việt Nam
dịch là Nam Hoa Kinh – ND) của Trang Tử. Ông ấy là người đàn ông đáng yêu nhất,
và đây là cuốn sách đáng yêu nhất.
Thứ bảy là cuốn BÀI THUYẾT PHÁP TRÊN NÚI – chỉ có BÀI
THUYẾT PHÁP TRÊN NÚI không phải là toàn bộ kinh Thánh. Toàn bộ kinh Thánh chỉ
là chuyện nhảm nhí ngoại trừ BÀI THUYẾT PHÁP TRÊN NÚI.
Thứ tám… đó có phải là số của tôi? Được rồi. Thế thì bạn
có thể cảm thấy rằng tôi vẫn còn mất trí. Thứ tám, BHAGAVADGITA – bài ca linh
thiêng của Krishna. Dù sao, ‘Christ’ chỉ là sự phát âm sai của ‘Krishna’, giống
như ‘Zoroaster’ là ‘Zarathustra’. ‘Krishna’ có nghĩa là trạng thái cao nhất của
tâm thức, và bài ca của Krishna, BHAGAVADGITA, đạt tới đỉnh cao nhất của thực
tại.
Thứ chín, GITANJALI. Điều đó có nghĩa ‘sự dâng hiến của
những bài ca’. Đó là tác phẩm của Rabindranath Tagore, ông ấy đã đoạt giải
Nobel nhờ tác phẩm đó.
Và thứ mười là những bài ca của Milarepa – MỘT NGHÌN BÀI
CA CỦA MILAREPA – đó là tên được gọi bằng tiếng Tây Tạng.
Không ai nói.
Vị khách,
người chủ,
hoặc không hoa cúc trắng.
Ahhh!... quá đẹp… hoa cúc trắng. Aahhh, quá đẹp. Từ ngữ
quá nghèo nàn. Tôi không thể mô tả điều được mang đến cho tôi.
Hoa cúc trắng.
Không ai nói.
Vị khách,
người chủ,
hoặc không hoa cúc trắng.
Tốt. Vì điều tuyệt đẹp này mà tai tôi không có khả năng
nghe tiếng ồn, mắt tôi tràn lệ.
Những giọt nước mắt là ngôn ngữ duy nhất có thể nói về
cái chưa biết,
ngôn ngữ của sự tĩnh lặng.
(Còn
nữa)
Trích
từ “Books I have loved” by Osho
khá hay
ReplyDeleteCó ebook đầy đủ không ạ! sách tìm không thấy
ReplyDelete