Pages

June 24, 2024

THỰC TẠI, TÂM LINH VÀ CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI (6)

                                              (Reality, Spirituality and Modern Man)

David Hawkins, M. D., Ph. D.

Phạm Nguyên Trường dịch


CHƯƠNG 5

 

Khoa học và tôn giáo: Các tầng sự thật

Dẫn nhập

 Xung đột giữa khoa học và tôn giáo là đặc thù của xã hội Mỹ và là trọng tâm của ngay cả các vấn đề tư pháp trong suốt nhiều thập kỷ vừa qua, chẳng hạn như các cuộc tranh luận về thuyết ưu sinh trong những năm 1930, và hiện nay là những xung đột tương tự về nghiên cứu tế bào gốc hoặc lý thuyết của Darwin. Phân loại có giá trị về bản chất của các vấn đề có thể xuất phát từ áp dụng nghiên cứu ý thức vào những yếu tố khác nhau của những lý thuyết này. 

Các tầng ý thức về bản chất là phi cá nhân và thể hiện cái được gọi là (trong trường động học phi tuyến) trường “điểm hút” năng lượng (Hawkins, 1995), nguồn năng lượng phi tuyến tính vô biên vô tế của tất cả đời sống được thể hiện và giữ thế thượng phong trong trường này. Để tiện cho quá trình nghiên cứu, các tầng nằm trong phạm vi chung cho mục đích phân loại và miêu tả. 

Như chúng tôi đã nhận xét, đường phân giới quan trọng của Sự thật nằm ở tầng 200. Những tầng từ 300 đến 400 biểu thị ảnh hưởng tích cực và tầng từ 400 đến 499 biểu thị logic, lý trí và vương quốc của khoa học, trong đó có hóa học, y học, vật lý học, thiên văn học, toán học, vật lý thiên văn và các lĩnh vực khác. Thú vị nữa là, những thiên tài khoa học vĩ đại qua nhiều thế kỷ có điểm hiệu chỉnh trên 400, cũng như các tác giả của The Great Books of the Western World (không có Marx và Engels), in lại từ Truth vs. Falsehood:

  

Điểm hiệu chỉnh của

Những cuốn sách vĩ đại của thế giới phương Tây

 

Aeschylus

425

Apollonius

420

Thomas Aquinas

460

Archimedes

455

Aristophanes  

445

Aristotle  

498

Augustine  

503

Marcus Aurelius 

445

Frncis Bacon

485

Berkeley  

470

Boswell  

460

Cervantes  

430

Chaucer  

480

Copernicus  

455

Dante  

505

Darwin  

450

Descartes     

490

Dostoevsky  

465

Epictetus  

430

Euclid

440

Euripides  

470

Faraday

415

Fielding  

440

Fourier  

405

Freud  

499

Galen   

450

Galileo  

485

Gibbon  

445

Gilbert  

459

Goethe  

465

Harvey  

470

Hegel   

470

Herodotus  

440

Hippocrates  

485

Hobbes  

435

Homer   

455

Hume  

445

Huygens  

465

William James 

490

Kant  

460

Kepler  

470

Lavoisier   

425

Locke  

470

Lucretius 

420

Machiavelli  

440

Melville 

460

Mill, J. S.  

465

Milton  

470

Montaigne  

440

Montesquieu  

435

Newton   

499

Nicomachus  

435

Pascal  

465

Plato  

485

Plotinus  

503

Plutarch  

460

Ptolemy    

435

Rabelais  

435

Rousseau  

465

Shakespeare  

465

Adam Smith

455

Sophocles  

465

Spinoza  

480

Sterne  

430

Swift  

445

Tacitus  

420

Thucydides  

420

Tolstoy   

420

Virgil   445 

445

 

Những tầng từ 400 tới 499 thể hiện cách tiếp cận miền tuyến tính theo lối trí tuệ, đáng tin cậy, chính trực và xác nhận được và bao gồm những cố gắng cao cả nhất của trí tuệ của con người. Đây là hệ hình của lý trí, logic và thực tại tuyến tính, đặc trưng của hệ hình khoa học/duy lý/logic của trí tuệ và có thể lĩnh hội được của con người. Trong lĩnh vực này, có thể áp dụng những quy tắc và phép biện chứng của logic, cũng như các phạm trù trừu tượng của Kant. Biểu đồ hiệu chỉnh các nhà khoa học vĩ đại nhất trong những giai đoạn rất dài chứng tỏ đặc điểm của các tầng từ 400 tới 499. 

Lý trí: Các nhà khoa học vĩ đại

 

Claude Bernard

450

David Bohm

505

Neils Bohr

450

Lutthe Burbank

450

Adm. Richard Byrd

420

Arthur Eddington

460

Thomas Edison

490

Albert Einstein

499

Sir Alexander Fleming

460

Sigmun Freud

499

Luigi Galvani

450

Stephen Hawking

499

Weener Heisenberg

460

Hermann von Helmnoltz

460

Thomas Huxley

460

Edward Jenner

450

Friedrich Kekule

440

Lord (Wm. Thompson) Kelvin

450

Johannes Kepler

465

Ernst Mach

460

Thomas Malthus

480

Sir Isaac Newton

499

James Maxwell

460

Max Plank

460

Louis Pasteur

465

Henri Poincaré

430

Dr. Ignaz Semmelweiss

460

Pierre Teilhard de Chardin

450

Charles Steinmetz

460

 

 

 Khoa học có giá trị trong hệ hình tuyến tính của chính nó, cũng như được ghi lại bằng tầng hiệu chỉnh của các nhà khoa học trong suốt nhiều thế kỉ. Ngoài việc khẳng định tầng sự thật của các nhà khoa học, quá trình hiệu chỉnh các lý thuyết khoa học cũng ghi lại giá trị của lý trí, logic và hệ hình của thực tại tuyến tính của những tầng từ 400 tới 499. Như vậy, cơ sở để cho quan điểm của Clarence Darrow là vững chắc, nhưng là hạn chế, như đã được trình bày trong chương trước. 

 

Khoa học – Lý thuyết

Trường điểm hút (attractor field - phi tuyến tính)  

460

Thuyết Big Bang

Sai

Trường sinh học

460

Thuyết lỗ đen chỉnh sửa 2004 (Hawking) 

455

Bootstrap Theory  

455

Thuyết hỗn độn

455

Vô thức tập thể (Jung)  

455

Ý thức xét như là kết quả của hoạt động của tế bào thần kinh

140

Hiệu chỉnh ý thức

605

Thuyết tiến hóa Darwin

450

Thuyết về sự diệt vong của khủng long

200

Phương trình Dirac

455

Phát hiện cấu trúc xoắn của ADN

460

“Chữa lành từ xa”

Sai

(Thần tính xét như là cội nguồn của vũ trụ Vô biên vô tế) Phương trình Drake

350

Từ trường trái đất đang yếu đi

Đúng

Cực từ trường trái đất đang đảo chiều  

460

Trái đất đang nóng lên do ô nhiễm  

Sai

Trái đất nóng lên do chu kỳ từ trường trên bề mặt mặt trời  

455

E=mc2  

455

Thuyết rối lượng tử

Sai

Kéo hệ quy chiếu (frame dragging)

460

Gen của “Chúa”  

Sai

Hiệu ứng nhà kính làm Trái đất ấm lên

Sai

HeartMath (Năng lượng trái ttim)   

460

Nguyên tắc bất định Heisenberg

460

Thuyết Hormesis[1] 

180

“Vũ trụ toàn ảnh”

395

 Thuyết vũ trụ giãn nở (hậu Vụ nổ lớn)

450

Thiết kế thông minh[2]

480

Trên sao Hỏa có vi khuẩn  

Đúng

Trường tâm trí liên quan đến Thần tính

Đúng

Trường tâm trí liên quan tới người khác   

Sai

Cộng hưởng hình thái

460

Trường tạo hình thái (Sheldrake)  

460

Lý tuyết M (trước đây gọi là lý thuyết dây)

460

Đa vũ trụ

Đúng

Nguyên lý nhân quả của vật lý học Newton

460

Động lực học phi tuyến

460

Cẩu nguyện gia tăng khả năng chữa lành

Đúng

Phản ứng phân rã hạt nhân  

200

Lý thuyết phân rã hạt nhân

455

Sinh vật trên Sao Hỏa

Đúng

Thuyết “vũ trụ song song”

Sai

Gắn kết lượng tử

460

Hấp dẫn lượng tử

460

Cơ học lượng tử

460

Phương trình Schrödinger

455

Điểm kỳ dị

455

Ma trận tán xạ

455

Tâm trí là hậu quả của hoạt động thần kinh  

125

Lý thuyết vũ trụ đang nở ra

405

Nghiên cứu tế bào gốc

245

Vật lý hạ nguyên tử

455

Siêu năng lượng

Đúng

Viễn tải lượng tử

400

Chương trình không gian của Mỹ

400

Quy trình von Neumann

400

 Đáng quan tâm là báo cáo gần đây của Đại học California ở Santa Cruz rằng những trận lũ được ghi trong Kinh thánh và những cuốn lịch sử tôn giáo khác xảy ra vào năm 2807 trước Công nguyên, đấy là kết quả của một sao chổi khổng lồ rơi xuống Ấn Độ Dương (điểm hiệu chỉnh là đúng). 

Khoa học mang lại cho nền văn minh nhân loại những lợi ích rõ ràng là rất lớn và đụng chạm tới tất cả các khía cạnh của đời sống hiện đại. Niềm tin của Clarence Darrow vào lý trí và logic được xây dựng hoàn toàn dựa trên thực tại có thể chứng minh được. Tuy nhiên, sai sót trong trình bày của ông ta là giả định ngây thơ cho rằng tôn giáo thuộc về cùng một hệ hình của thực tại và do đó, phải đáp ứng được những tiêu chí tương tự của chứng minh theo lối logic của khoa học. Do đó, Darrow đại diện cho hiện tượng mù hệ hình “đấy là tất cả những thứ đang là”, đang giữ thế thượng phong trong xã hội như là quan điểm chính trị của chủ nghĩa thế tục (điểm hiệu chỉnh 165) hay chủ nghĩa duy khoa học hoài nghi (điểm hiệu chỉnh 190) và là sản phẩm của giới hạn của Tâm trí Thấp trước chủ nghĩa duy vật giản lược chán ngắt. 

Cuộc tranh luận giữa khoa học và đức tin vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm, như được thể hiện trong một bài báo lớn trên tạp chí Time (13 tháng 11 năm 2006) và những cuộc tranh luận công khai lại xuất hiện (Birmingham, Alabama, tháng 10 2007 và những vụ khác). Quan điểm của Darrow hiện đang được khẳng định trong cuộc bút chiến của Richard Dawkins, tự nhận là người vô thần và là tác giả cuốn sách The God Delusion (tạm dịch Ảo tưởng về Chúa - 2006). Cuốn sách có điểm hiệu chỉnh 190. Quan điểm tôn giáo do Francis Collins, người đứng đầu Genome Project (Dự án Gen) và là tác giả cuốn sách The Language of God: A Scientist Presents Evidence for Belief (Ngôn ngữ của Chúa: Một nhà khoa học trình bày bằng chứng cho niềm tin - 2006) có điểm hiệu chỉnh 400. 

Đáng quan tâm là thuyết tiến hóa của Darwin có điểm hiệu chỉnh 450, Thiết kế thông minh có điểm hiệu chỉnh 480, Sáng tạo luận có điểm hiệu chỉnh 245, và Sáng Thế Ký (Kinh Thánh) có điểm hiệu chỉnh 600. Thần tính là Cội nguồn của sự sống và vũ trụ có điểm hiệu chỉnh ở tầng Vô biên Vô tế, và các Thánh thần giáng thế vĩ đại trong lịch sử có điểm hiệu chỉnh 1.000. 

Như vậy là, từ tất cả các diễn ngôn lặp đi lặp lại bên trên xuất hiện một kết luận rõ ràng như đã nói trong suốt công trình nghiên cứu này: từ hệ hình tuyến tính của tầng tuyến tính giản lược mang tính tri thức hóa không thể chứng minh, cũng không thể bàn cãi về cái phi tuyến tính. Tuyến tính chỉ mô tả những cơ chế và bỏ qua bối cảnh. Mọi quan điểm khoa học đều đại diện cho res cogitant hay hình thức bên ngoài do Descartes nêu ra, trong khi thực tế tâm linh đại diện cho res externa, hay bản chất (Thực tại).

 Công nhận Thần tính là Cội nguồn của sự sống và sáng tạo chỉ xuất hiện ở tầng có điểm hiệu chỉnh 600 và hoàn toàn mang tính chủ quan và vượt ra khỏi tư duy. Nó được trải nghiệm là do chính trường ý thức và không còn ý nghĩ (như được trình bày trong tác phẩm Transcending the Levels of Consciousness Discovery of the Presence of God, cùng với những bản tóm tắt tự truyện trong những cuốn sách khác trong bộ này [Hawkins, 1995-2007].) 

Một dấu hiệu cho thấy sự hạn chế của sự thật trong các cuộc bút chiến được tiết lộ bởi những nỗ lực bị tình cảm chi phối nhằm thuyết phục (ví dụ, các nhà khoa học “phẫn nộ” trước bất kỳ sự tin cậy nào dành cho tôn giáo và đức tin [Van Biema, 2006]). Các cuộc bút chiến hoặc cảm xúc không phải là theo đuổi sự thật một cách chính trực. (Bài tôn giáo có điểm hiệu chỉnh 180). Ép buộc hoặc tuyên truyền quảng bá không tiết lộ được sự thật. Chấp nhận nó là kết quả của sự trong sạch của ý định và tầng của ý thức của người hỏi. Khám phá vùng Viễn Đông của Marco Polo bị những người hoài nghi chế giễu, nhưng được coi là tạm thời và xứng đáng được các nhà điều tra khách quan tiến hành xem xét. 

Khuyến khích người ta cải đạo là biểu hiện của sự phù phiếm của bản ngã tìm kiếm địa vị thông qua thỏa thuận hay thống trị. Sự thật là trọn vẹn và toàn bộ bên trong chính nó và do đó không có bất cứ nhu cầu nào. Vì vậy, E=mc2 chỉ là một sự kiện không cần ý kiến cá nhân cũng như những cuộc tấn công ad hominem (lập luận công kích cá nhân, bỏ bóng đá người) mang tính thù địch đối với đời sống riêng tư của Einstein. Cuộc tấn công đầy hoài nghi thường chỉ đơn giản là biểu hiện của ác tâm, đố kỵ, và đố kỵ là dấu hiệu của nghèo nàn về tinh thần, cảm thấy cái vĩ đại làm cho nó nhỏ lại. Vì vậy, Grinch căm thù Giáng sinh, còn bản ngã của người vô thần âm thầm ghét cay ghét đắng Vinh quang Vô biên Vô tế của Thiên Chúa. Bằng những cách đáng khinh, bản  ngã tìm cách làm mất uy tín Thực tại Tuyệt đối, nhớ nó mà tất cả năng lượng Sáng tạo từ tiềm năng của Chúa Ba Ngôi xuất hiện trong sự hiển lộ như là Sáng tạo không bao giờ ngưng. 

Tâm lý học tiến hóa (điểm hiệu chỉnh 210) ủng hộ học thuyết Darwin thông qua cơ chế nhận thức mà đại diện là công trình của Daniel Dennett (2006), có điểm hiệu chỉnh 250. Những luận cứ này đại diện cho những nỗ lực của chính nhận thức nhằm cố tìm hiểu được những thực tại có chiều kích cao hơn hẳn. Quan trọng là họ nhầm lẫn nội dung tuyến tính của ý thức với trường ý thức phi tuyến tính, chẳng khác gì nhầm lẫn các hành tinh với vũ trụ, hay mây với bầu trời. 

Chủ nghĩa vô thần (điểm hiệu chỉnh 165) hiện đang rất phổ biến trong lĩnh vực học thuật, rất “nhiều thông tin”, trong “Hollywood”, rất thời thượng, sang trọng, sành điệu, hiểu biết, và “hiện đại”. Trong giới tinh hoa, Chúa là kẻ lạc hậu, là chiếc mũ cũ, và là đồ ngốc nghếch. Thuyết tuyệt đối và Thực tại bị định vị ái kỷ của thuyết tương đối luận đem ra chế giễu, họ cho rằng tất cả các quan điểm đều có giá trị như nhau (như trong Alice in Wonderland của Lewis Carroll). Tương đối luận là tiếng nói thực sự đại diện cho suy nghĩ và ảo tưởng nóng nảy, ích kỷ của trẻ con (ví dụ, “Mọi chuyện chỉ đúng là cái mà tôi nói”).

 Trong khi luận cứ giản lược “từ dưới lên” dường như uyên bác đối với những người không tinh tế, chúng rất tẻ nhạt và tầm thường đối với những người có học thức, thông qua nền giáo dục khai phóng thực sự, đã làm quen với sự uyên bác của các tác phẩm kinh điển vĩ đại của nền văn minh phương Tây, xác định rõ ràng các tầng trừu tượng và phân loại ý nghĩa. Nói chung, cái lớn hơn bị không thể bị cái nhỏ hơn bác bỏ. Khi chuyển đổi các tầng ý thức, những người ở tầng dưới 200 không thể hiểu được những hệ hình cao hơn. Do đó, ví dụ có môn số học, hình học, lượng giác, và sau đó phương trình vi phân, cơ học lượng tử (Nguyên lý bất định Heisenberg), v.v... Có nhiều tầng khác nhau. Như vậy, giản hóa luận cơ học (các lý thuyết “từ dưới lên” có điểm hiệu chỉnh 185) thậm chí còn không đạt đến những lĩnh vực mà nó định chối bỏ. Ngay cả “quan hệ nhân quả” cũng chỉ liên quan đến tầng hiệu chỉnh tới những tầng khoảng 450 mà thôi. Thực tại của Sáng tạo, Thần tính và sự thật tâm linh có điểm hiệu chỉnh từ 600 trở lên và điểm hiệu chỉnh của định vị với điểm hiệu chỉnh 190-250 không thể nào bác bỏ được. 

Người ta nhìn thấy thành kiến phi chính trực này trong các biểu hiện của những người chống tôn giáo đang “tức giận”, “buồn bã”, “phẫn nộ”, v.v., mà sáng tạo luận gây ra cho họ. Ngược lại, người tìm kiếm sự thật thực sự là người khách quan, không có quan điểm cố định và quan tâm đến sự chắc chắn có thể xác nhận được, có nghĩa là xác nhận bằng trải nghiệm chứ không phải bằng cảm xúc.

 Sự phù phiếm của bản ngã (điểm hiệu chỉnh 190) là vô tận và kiêu ngạo trong ảo tưởng lớn lao của nó vì nó cho rằng có thể bác bỏ sự tồn tại của Chúa. Nhận thức chỉ là giả định của ngôn ngữ giới hạn trong những ký hiệu tuyến tính, trong nội dung tư duy đầy hạn chế. Bất kỳ thực tế khách quan nào mà nó nghĩ là mình có cũng chỉ là giả định hoàn toàn chủ quan mà thôi. 

Ngôn ngữ, trong trường hợp tốt nhất, cũng chỉ có tính mô tả chứ không phải ở cùng phạm trù với bản chất. Trải nghiệm ở các tầng khác với các biểu tượng. Vì vậy, bản tổng phổ của vở opera hay bản giao hưởng không tạo ra niềm vui thẩm mỹ mà chỉ có chính âm nhạc mới mang lại niềm vui, vì nó nằm ở tầng hệ hình khác và cao hơn là bản tổng phổ của những biểu tượng âm nhạc trên giấy. 

Tại sao tâm trí lại đấu tranh quyết liệt đến như thế nhằm tìm cách thế chỗ cho Thần tính? Câu trả lời là tâm trí thực sự bác bỏ và âm thầm thù ghét bất kỳ chủ quyền nào khác ngoài chủ quyền của chính mình. Đó là cốt lõi của sự tồn tại của ái kỷ. Tâm trí có thể tạo ra quan điểm về vũ trụ, nhưng nó không thể tạo ra vũ trụ hay thậm chí là sự sống, chứ chưa nói tới tạo ra chính ý thức, vốn là “Ánh sáng” của Sáng tạo, như Sáng thế ký (tuyên bố này có điểm hiệu chỉnh Vô biên Vô tế). Những người chỉ trích Chúa không nói tới chính Ánh sáng (Chúa Ba Ngôi), nằm cách rất xa so với phạm vi giới hạn của suy nghĩ đơn giản.

 Ngược lại với hệ hình tuyến tính mang tính mô tả khách quan của thực tại được đại diện bằng các tầng 400, thực tại phi tuyến tính tâm linh bắt đầu thể hiện các tầng từ 450, rồi trở thành giữ thế thượng phong ở tầng 500 (Tình yêu) và lên tới 1.000, đấy là nội lực của năng lượng cao nhất có thể có trong vương quốc của con người. 

Biểu đồ các tôn giáo, các bậc thầy tâm linh và giáo lý trên thế giới thể hiện một hệ hình khác, trong đó thực tại giữ thế thượng phong là chủ quan và trải nghiệm chứ không phải là khách quan và có thể chứng minh được, vốn là đặc điểm của những hạn chế của những tầng 400. (Phần sau được in lại từ tác phẩm Truth vs. Falsehood)

 Các bậc thầy tâm linh

 

Abhinavagupta

655+

Acharya

480

James Allen

505

Thánh Augustine

550

Sri Aurobindo            

605

Ludwig van Bartaleffy

485

Annie Besant Annie

530

Wallace Black Elk

499

Bồ Đề Đạt Ma

795

Jakob Bohm

500

Richard M.Bucke

505

Swami Buddhananda

485

Eric Butterworth

495

John Canvil

580

Ram Chandra

540

Khổng tử

590

Đạt Lai Lạt Ma

570

Teilhard de Chardin   

500

Dilgo Khantsa Rinpoche

575

Arcopagite Dionysius

490

Dogen

740

Druckchen Rinpoche

490

Dzogchen Rinpoche

510

Meister Eckhart

705

Erasmus

500

Charles Fillmore

515

Myrtle Fillmore

505

Fox Emmett

470

Gadenshartsa

490

Gangaji

475

Mahatma Gandhi

760

Joel Goldsmith

489

Mahendranath Gupta

505

Lamchen Rinpoche Gyalpo

460

Manley P. Hall

485

Ernest Holmes

485

Emma Curtis Hopkins

485

Chungliang Al Huang

485

Aldous Huxley

485

John Paul II (Giáo hoàng)

570

Saint John of the Cross

605

Karmapa

630

Kasyapa

695

JamyungKhantsa

495

Jean Kline

510

Gopi Krishna

545

Brother Lawrence

575

Leadbeater C. W.

485

Kusum Linpa

475

Martin Luther

580

Sri Madhva Charya

520

Mechthild von Magdeburg

640

Maharaj Nisargadatta

730

Ramana Maharshi

720

Hakuyu Taizan Maizumi

505

Thomas Merton

515

Rabi Moses de Leon of Granada

720

Radhakamai Mukerjee

475

Muktananda

655

Robert Munroe

485

Nanak

495

Claudio Naranjo

465

Bhagaven Nityananda

500

Origen

515

Rudolphm Otto

485

Padmasambhava

595

Sotaesan Pak Chung-Bih

510

Tanzin Palmo

510

YoganandaParamahansa

540

Patanjali

715

Saint Patrick

590

Khampo Phuntsok

510

Father Pio

585

Giáo hoàng Paul John

570

Plotinus

725

Hoàng Bá

960

Poonjai-Ji

20

Robert Powell

525

Swami Prabhavananda

550

Swami Prejnehpad

505

Gantey Rinpoche Pulku

499

Ramakrishna

620

Swami Ramdas

570

Sri Samanuja Charya

530

Rumi

550

Shirdi Sai Baba

485

Lee Sannella   

505

Swami Satchidananda

605

Shankara (Sankara Charya)

710

Joseph Smith

510

Socrates

540

Rudolf Steiner

475

Suzuki, Master Roshi

565

Emanuel Swedenborg

480

Rabindranath Tagore

475

Johann Tauler

640

Mẹ Theresa

710

Theresa, Thánh xứ Avila

715

Paul Tillich

480

Trang tử

595

Lão tử

610

Evelyn Underhill

460

Vivekananda

610

Alan Watts     

485

White Brotherhood

560+

White Plum Asanga

505

Sri Yukteswar

535

 

 

           

 Thú vị là, mặc dù chính phiên tòa xử Scopes (“khỉ”) là giả tạo, những người tranh cãi chính trong phiên tòa là những người đại diện đích thực cho định vị riêng của mình. Bài tranh luận của William Jennings Bryan có điểm hiệu chỉnh 505, còn của Clarence Darrow có điểm 450; do đó, cuộc xung đột là không thể giải quyết được, vì mỗi bên đại diện cho hệ hình khác nhau về thực tại. Ngoài ra, Darrow về mặt trí tuệ là người theo chủ nghĩa thế tục, trong khi Bryan là người có đức tin tôn giáo và tâm linh. 

Bằng cách đối chiếu các hệ hình khoa học (các tầng 400-499) với hệ hình của đức tin tâm linh và thực tại tôn giáo (từ tầng 500 trở lên), ta sẽ thấy rõ ràng là không thể giải quyết được những vấn đề này nếu chỉ dựa vào tầng của chính chúng, chỉ có thể giải quyết bằng cách thừa nhận rằng chúng đại diện cho những quan điểm khác nhau của các hệ hình khác nhau của thực tại. “Khoa học và tôn giáo tồn tại trong những chiếc hộp khác nhau” (Gould, 2002).

 Tuyến tính là vô thường, hạn chế, hợp lý, có thể chứng minh được và khách quan. Phi tuyến tính là tạo được ảnh hưởng, mang tính chủ quan, trải nghiệm, không hạn chế và là bối cảnh chứ không chứng minh được. Các tầng dưới 200 thực sự là có tính phá hoại, nhưng các tầng 400-499 là có tính xây dựng. Từ tầng 500 trở lên là những tầng nâng đỡ, truyền cảm hứng và trao quyền. Do đó dường như kết hợp mang lại nhiều lợi ích nhất là giữa tình yêu và đức tin, cộng với lý trí, trong đó logic và lý trí được lập ra nhằm phục vụ cho tình yêu dành cho chính mình và người khác, cũng như phụng sự Thần tính (theo Thánh Thomas Aquinas). Dấu hiệu của sự kết hợp này là tâm từ bi, nhìn thấy sự ngây thơ, hạn chế và gót chân Achilles của nhân loại – thậm chí không biết bản chất của chính tâm trí. 

Cuối những năm 1980, ý thức tổng thể của nhân loại mới vượt qua tầng 200. Khó khăn đầu tiên của đời sống của con người đã và đang là những nhóm dân cư thuộc các tầng ý thức khác nhau được gom lại cùng một chỗ, cho nên xung đột là không thể tránh khỏi, như đã được chứng minh bằng sự kiện được trích bên trên, nói rằng con người đã đánh nhau trong 93% giai đoạn lịch sử thành văn. Có thể cho rằng trong 7% thời gian còn lại, không có chiến tranh có lẽ là do đã xảy ra một số thảm họa khác (ví dụ, Dịch hạch, nạn đói, v.v.). 

Như đã thấy bên trên, những lời giải thích về nguồn gốc và bản chất của vũ trụ thể hiện những khái niệm xuất phát từ các tầng ý thức khác nhau, cũng như những hệ hình đang tiến bộ, từ chán ngắt theo đúng nghĩa đen của từ này đến những tầng ý thức cao cấp của Chứng ngộ và mặc khải được giảng dạy bởi những vị thầy tâm linh vĩ đại trong lịch sử. 

Phẩm chất bẩm sinh của sáng tạo là tiến hóa, như được thể hiện bằng những biểu hiện mang tính hữu cơ của sự sống. Dù còn tranh luận về việc cội nguồn sự sống được coi là sự ngẫu nhiên của các phản ứng hóa học (lý thuyết từ dưới lên), hay Thần tính (lý thuyết từ trên xuống), nhưng sự kiện là nó có tính tiến hóa là rõ ràng, có thể được ghi lại một cách chắn chắn và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. 

Thuật ngữ “sáng tạo” là trừu tượng, hàm ý sự nảy sinh, sự xuất hiện và sự tồn tại ngày càng phức tạp và hiệu quả hơn. Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu của con người đều có tiến bộ; đồng thời, vũ trụ cũng mở rộng theo vô số hướng với tốc độ của ánh sáng. Chỉ cần suy ngẫm một chút thì dường như thực sự là không có xung đột giữa Tiến hóa và Sáng tạo, vì về bản chất chúng là một và là cùng một quá trình (ví dụ, Sáng tạo là nảy sinh, là mở ra liên tục, từng bước một như là Tiến hóa). 

Luận cứ của Darrow có xu hướng tập trung vào các đoạn Kinh Thánh bao gồm những huyền thoại và truyền thuyết nguyên thủy mang tính ngụ ngôn và có giá trị đạo đức văn hóa chứ không phải là những phát biểu khoa học có thể chứng minh được. Bằng đức tin, người ta có thể tin rằng những đoạn Kinh Thánh này có thể được coi là sự thật lịch sử theo nghĩa đen của từ này, mặc dù chúng dường như là sai lầm trước logic và lý trí. Thực ra là, việc hiện thực hóa Thần tính như là Cội nguồn của Sáng tạo không phụ thuộc vào niềm tin theo nghĩa đen trong văn hóa dân gian đi kèm với nó -  chủ yếu mang tính chất ngụ ngôn – hệt như sự thật của Đạo Phật không phải là tin tưởng vào việc liệu Đức Phật có thực sự chứng đạo dưới cội bồ đề hay không. 

Giá trị khoa học chưa ra đời vào thời điểm những kinh văn cổ xưa được tập hợp lại. Đối với tâm trí tinh tế, liệu Biển Đỏ có thực sự tách ra hay Jonah đã sống được ba ngày trong bụng cá voi không liên quan gì đến những sự thật cơ bản được trình bày. Sức hấp dẫn của chúng là tâm trí bị hút vào bản chất có lẽ là kỳ diệu của các sự kiện của thời xa xưa được mô tả trong những cuốn sách này. Tâm trí ngây thơ bị cuốn hút bởi sự huyền bí và vẻ ngoài dường như là ma thuật và giật gân của những điều kỳ diệu vì nó không thể phân biệt được bản chất. Vì vậy, những người bình thường bị ấn tượng bởi những câu chuyện về điều kỳ diệu, được coi là chính quá trình vật lý và sức mạnh, cũng như sự hiện diện của Thần tính không nhìn thấy được. 

Những điều kỳ diệu 

Người bình thường bị ấn tượng bởi (hoặc nói cách khác là nghi ngờ về) những mô tả về những điều kỳ diệu, vì những người ở tầng ý thức dưới 570 hiếm khi gặp những hiện tượng kỳ diệu, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ dân số thế giới (dưới 0,1%) vươn tới tầng này mà thôi. Vì phần lớn các sự kiện kỳ diệu nằm ngoài phạm vi của trải nghiệm mang tính tri giác của người bình thường, cho nên người ta thường không công nhận, và ngay cả khi tri giác được, người ta vẫn bỏ qua, chỉ coi là “may mắn”, “ngẫu nhiên” hoặc “tình cờ”. Ngược lại, phép lạ thực sự đã được xác minh theo lối khoa học là đã từng xảy ra, như được ghi chép lại thông qua các cuộc điều tra kỹ lưỡng về nhiều phép lạ ở Lourdes (Pháp) và những phép lạ trên cơ sở đức tin khác, chẳng hạn như dấu thánh tôn giáo (stigmata[3]) hoặc nhục thân của các vị thánh đã viên tịch vẫn tồn tại trong thời gian dài (được hiệu chỉnh là đúng). 

Mặc dù người bình thường đôi khi có thể trải nghiệm điều kỳ diệu, họ không có bối cảnh thích hợp để có thể thực sự hiểu được thực tại của sự kiện. Bác sĩ tâm thần nổi tiếng, Tiến sĩ Carl Jung, đã đề xuất khái niệm “đồng bộ”, coi đây là lời giải thích duy lý khả dĩ. Tuy nhiên, cũng không phải là chuyện hiếm khi những người sống sót sau những thảm họa lớn báo cáo về những điều kỳ diệu và những bài tường trình trực tiếp của những người này cũng thường gặp trong loạt phim tài liệu Storm Stories (Câu chuyện bão tố) trên Weather Channel. Hầu như tất cả những người sống sót đều nói rằng họ đã nhất tâm cầu nguyện hoặc thậm chí bị cơn lốc xoáy đưa vào trạng thái An bình và Tĩnh lặng Vô biên Vô tế (điểm hiệu chỉnh 600). Như vậy là, có thể nhận xét rằng đức tin sâu sắc và phó thác có xu hướng giúp cho điều kỳ diệu xuất hiện. 

Để cung cấp bối cảnh giúp tìm hiểu điều kỳ diệu, xin đưa đoạn trích sau đây, với lời giải thích bổ sung, in lại từ tác phẩm Transcending the Levels of Consciousness, Chương 6: 

Hiện tượng tâm linh và công năng đặc dị 

Từ tầng ý thức 540 lên đến các tầng từ 550 - 599, các hiện tượng xảy ra một cách tự phát không thể giải thích được bằng lý trí, bằng quá trình khái niệm hóa của logic thông thường, hay bằng quan hệ nhân quả. 

Chúng thường xuất hiện khi năng lượng tâm linh (kundalini) tiến dần tới thế thượng phong và thường là kết quả của trường bối cảnh chứ không phải là do ý muốn. Người ta chứng kiến và nhìn thấy chúng xảy ra một cách độc lập. Trước đây những hiện tượng này được gọi là siddhis (công năng đặc dị - tiếng Phạn) và có nghĩa là “siêu nhiên” hay “quyền năng kỳ diệu/thần bí”, vì người ta không thể giải thích được chúng bằng logic.

 Những hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở gần tầng 540 và trở thành thường xuyên khi lên tới tầng 570. Trong giai đoạn đầu chúng có thể xuất hiện không thường xuyên, nhưng khi ý thức thăng lên thì chúng xuất hiện thường xuyên hơn và đôi khi xuất hiện liên tục. Chúng nằm ngoài ý muốn của người đó và xuất hiện theo cách riêng của mình. Đấy là các công năng như dao thị (nhìn xa), túc mệnh thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, ngoại cảm, xuất hiện đồng thời tại hai vị trí khác nhau và những hiện tượng kỳ diệu khác, trong đó có chữa lành và chuyển hóa một cách tự phát. Đó cũng là những điều kiện thuận lợi có một không hai, vượt ra khỏi mọi kỳ vọng hoặc giải thích. 

Những khả năng hoặc hiện tượng này không nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân, chúng không phải là quan hệ “nhân quả”. Vì vậy, các đệ tử được cảnh báo trước là không được tuyên bố những hiện tượng này là của cá nhân mình, vì chúng xảy ra độc lập với “Tôi” hay tự ngã của người đó. Như vậy là, như đã nói bên trên, không có “người” nào làm phép lạ ở đây, vì những hiện tượng và khả năng này chỉ là hậu quả của Thánh Linh. Sự phồng to của bản ngã tâm linh -  dẫn đến trục lợi - bị thái độ trung thực và khiêm tốn ngăn chặn.

 Trong trải nghiệm của tác giả những hiện tượng này có xu hướng xuất hiện và trở thành mạnh mẽ trong nhiều năm. Một số dường như biến mất và trở nên yếu hơn, trong khi những hiện tượng khác lại kéo dài vĩnh viễn.

 Chính dòng năng lượng kundalini là khác thường ở chỗ, về mặt chủ quan, cảm giác về nó khi nó chảy ngược lên và vào não chỉ có thể được mô tả là tinh tế. Nó xuất hiện như thể thông qua luân xa tim, và sau đó đi vào thế giới, nơi sự hiện diện của nó tạo điều kiện cho quá trình mở ra điều kỳ diệu thực sự. Người ta nhìn thấy rằng những sự kiện này xảy ra mà không có chủ ý. Như thể những phẩm chất Thần thánh được hiển lộ thông qua những cõi cao hơn, những cõi siêu việt thế giới vật chất trần tục này.

 Trong công trình nghiên cứu trước đây, người ta đã chứng minh được rằng 33 phép lạ nổi tiếng của Chúa Jesus quả thực là những hiện tượng có thật, và những phép lạ này được những người khác nhìn thấy. Đó là chứng thực rằng “Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể” và những ví dụ lịch sử được sử dụng làm công cụ giảng dạy, chứng minh và xác nhận sự nhập thể thiêng liêng của Chúa Jesus (điểm hiệu chỉnh 1.000). Những người sùng đạo cao cấp thường chứng kiến rất nhiều những điều kỳ diệu ít kịch tính hơn. Những sự việc như thế có xu hướng trở nên nhiều hơn và thường xuyên hơn; những người quan sát khác cũng có thể chứng kiến và xác nhận. 

“Điều kỳ diệu” tượng trưng cho sự xuất hiện của tiềm năng trở thành hiện thực vật chất nhờ ảnh hưởng của sức mạnh bên trong của bối cảnh (khi các điều kiện khu vực cũng thuận lợi). Sự kiện đại diện cho sự hiển lộ của ảnh hưởng của sức mạnh phi tuyến tính, trong đó có ý định, kích hoạt tiềm năng tuyến tính (ví dụ, Nguyên lý bất định Heisenberg). Đó là “Sức mạnh Cao” không nhìn thấy được (trường bối cảnh phi tuyến tính) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục của hàng triệu người hồi phục dựa trên đức tin các nhóm như Hội những người nghiện rượu ẩn danh (AA) và Khóa học về phép lạ, cộng với quá trình chữa lành khi người ta đến gần các vị thánh, gần những tín đồ đã tiến hóa cao về mặt tâm linh, khi đến Lourdes, và ở gần các đạo sư. Người ta đã viết về những sự kiện này trong suốt chiều dài của lịch sử và được ghi lại, cũng như được những người quan sát nhìn thấy. 

Như vậy là, bằng nghiên cứu hiệu chỉnh ý thức, có thể khẳng định rằng điều kỳ diệu là thực tại. Những hiện tượng như thế trong quá khứ đã có ảnh hưởng sâu sắc lên trải nghiệm của con người, cũng như có rất nhiều báo cáo về trải nghiệm cận tử (điểm hiệu chỉnh 625), thường làm cho đời sống thay đổi đáng kể và có tính chuyển hóa (Siegel, 1986). 

Như lịch sử chứng thực, sự xuất hiện của phép lạ đã tạo ra những hậu quả sâu sắc và làm thay đổi không chỉ đời sống cá nhân của hàng ngàn người mà còn làm thay đổi cả lịch sử thế giới, khi nó xảy ra với những nhà lãnh đạo thế giới, những người cải sang đạo khác (ví dụ, Saul of Tarsis trở thành Thánh Paul). 

La Mã cổ đại tôn thờ các vị thần La Mã ngoại đạo, nhưng năm 312, hoàng đế  Constantine nhìn thấy linh ảnh kỳ diệu trên bầu trời, dấu hiệu của Thiên Chúa nói về Thiên tính của Chúa Christ. Ý thức của ông lập tức thăng từ 200 lên 350. Ông cho người gắn dấu hiệu đó lên khiên của các chiến binh La Mã, từ đó họ luôn là người chiến thắng. Sau đó Constantine tuyên bố Kitô giáo là tôn giáo của Đế chế La Mã và do đó, cuối cùng là tôn giáo của toàn bộ châu Âu. 

Từ quan điểm lịch sử, có thể thấy rằng bối cảnh cơ bản tổng thể và cơ cấu quan trọng nhất của nền văn minh phương Tây là hậu quả của sự xuất hiện thần diệu của nó thông qua Chúa Jesus Christ, Thánh Paul và Hoàng đế Constantine. Mặc dù những ví dụ chính này dường như là hiện tượng xa vời, trải nghiệm kỳ diệu của Bill W. (Wilson), người sáng lập nổi tiếng Hội người nghiện rượu ẩn danh, đã tạo ra phong trào hồi phục mười hai bước, nhờ đó mà hàng triệu người đã khỏi không chỉ chứng nghiện rượu, mà còn thoát được nhiều căn bệnh trầm trọng và nan y khác. Tất cả những chương trình tự giúp nhau ra đời từ mặc khải của Bill W. đều có điểm hiệu chỉnh 575 (tước vị thánh). 

Bản ngã không còn thống trị diễn ra trước, điều kỳ diệu xuất hiện sau. Nhất tâm cầu nguyện và phó thác cho Thiên Chúa có thể là hậu quả của khủng hoảng (“chạm đáy”) và tuyệt vọng, nhưng nó cũng có thể là kết quả của ý định chính trực và dâng hiến. Khóa học về phép lạ, xuất hiện trong mấy thập kỷ gần đây, cung cấp quá trình tu tâm từng bước một, làm cho bản ngã tan rã, bằng quan điểm thấu triệt và làm theo các bước hồi phục (cuốn bài tập có điểm hiệu chỉnh 600, sách giáo khoa có điểm hiệu chỉnh 550). Cuộc sống của nhiều người đã có chuyển hóa, và quá trình hồi phục sau khi mắc những căn bệnh hiểm nghèo cũng đã diễn ra, do đó, chứng minh giá trị của tên của khóa học kéo dài một năm này. 

Cuối cùng, cái dường như “phi thường” lại trở thành thực tại mới mẻ, như thể người đó đang sống ở chiều kích khác, trong đó, cái dường như là không thể hiển lộ một cách phi nỗ lực như thể được sắp đặt. Sức mạnh bên trong của trường này tự động tạo điều kiện cho sự xuất hiện của tiềm năng nghiệp quả thành hiện thực được hiển lộ một cách hài hòa. Động lực là phi tuyến tính và do đó, trí tuệ không thể hiểu được, trí tuệ giả định những hạn chế của mô hình nhân quả tuyến tính của vật lý Newton và không thể khái niệm hóa sự xuất hiện, Trật tự Thiêng liêng hoặc Hài hòa. 

Mặc dù lý trí và logic là những công cụ mạnh mẽ, nhưng chúng có những hạn chế, và Tự nhiên vẫn còn giữ nhiều bí ẩn không thể giải thích được. Vì vậy, mặc dù khả năng bị sét đánh xấp xỉ một phẩn một trăm triệu, nhưng một công nhân lâm nghiệp vẫn còn sống sau khi bị sét đánh tới 5 lần trong những dịp khác nhau. Câu chuyện do Fox News trình bày vào tháng 7 năm 2007 cũng làm người ta suy nghĩ, đấy là chú mèo “Oscar” (điểm hiệu chỉnh 250) khá nổi tiếng hiện nay, chú đã lần lượt xác định chính xác 26 bệnh nhân chết trong vòng bốn giờ sau khi nó cuộn tròn bên cạnh họ trong viện dưỡng lão. Vì vậy, như người ta thường nói, “Sự thật còn lạ lùng hơn là tưởng tượng”. 



[1] Những tác nhân gây hại ở liều lượng nhỏ sẽ kích thích và làm cho hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta trở nên mạnh hơn - ND

[2] Thiết kế thông minh - Là luận cứ cho rằng những đặc điểm xác định của vũ trụ và những dạng sống được giải thích xác đáng nhất bởi những nguyên nhân “thông minh”, không phải bởi những quá trình không được chỉ dẫn như chọn lọc tự nhiên - ND

[3] Stigmata- Dấu Thánh hay Năm dấu Thánh hoặc dấu Chúa là thuật ngữ được các tín đồ Kitô giáo sử dụng để mô tả những dấu hiệu trên cơ thể, vết loét, hoặc cảm giác đau ở các vị trí tương ứng với những vết thương bị đóng đinh của Chúa Jesus, chẳng hạn như ở lòng bàn tay, cổ tay và bàn chân - ND.


2 comments:

  1. Ôi, cháu mừng quá vì hôm nay đã thấy bác Trường upload tiếp phần 6 của cuốn sách này rồi ạ. Chác cảm ơn bác nhiều và chúc bác thật nhiều sức khỏe.

    ReplyDelete