November 30, 2015

Kinh tế học là nói về sự khan hiếm, sở hữu và các mối quan hệ

Michael J. McKay

Phạm Nguyên Trường dịch

Có lần, tôi uống cà phê với một người bạn mới, một doanh nhân đã nghỉ hưu, người đã thuê người ta làm riêng cho mình những chiếc xe sang trọng ở California. Tôi nói rằng mình vừa nghỉ làm cho công ty đầu tư của chính mình và đã nghiên cứu kinh tế học trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là trường phái kinh tế học Áo.

Tương tự như nhiều người khác, ông nói: “Tôi thực sự không chẳng hiểu gì kinh tế học hết và luôn luôn bị nó làm cho bối rối”

November 29, 2015

Bắc Kinh tuyên phạt 6 năm tù cho nhà hoạt động - kêu gọi tự do báo chí

Thái Thịnh
Một người ủng hộ quyền tự do báo chí, đã tham gia vào một cuộc biểu tình chống kiểm duyệt vào năm 2013. Yang Maodong đã bị bắt giam khi tham gia sự kiện nay. Ảnh: VINCENT YU / ASSOCIATED PRESS

Một tòa án Trung Quốc đã tuyên án 6 năm tù giam đối với một nhà hoạt động đòi quyền tự do, dân chủ nổi tiếng vào ngày thứ Sáu, đây là trường hợp mới nhất bị bắt giam vì phê phán Đảng Cộng sản trong tuần qua, một sự kiện nối dài trong bối cảnh các nhà bất đồng chính kiến đang trải qua cuộc đàn áp, WSJ đưa tin.


Yang Maodong - 49 tuổi, là nhà văn và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với bút danh Guo Feixiong đã bị kết tội “tập hợp đám đông nhằm gây rối trật tự ở nơi công cộng” theo luật sư biện hộ, Zhang Lei cho biết. Đây là tội danh thường được áp dụng ở Trung Quốc nhằm chống lại các nhà hoạt động hoặc những người bị coi là tìm cách lôi kéo, kích động người dân, và gây rối loạn xã hội. Năm 2013, ông Yang từng bị bắt giam, vì liên quan đến cuộc biểu tình chống kiểm duyệt báo chí tại thành phố Quảng Châu.

November 28, 2015

Philippines: Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là 'vô vọng'

Như Tâm

Phái đoàn Philippines tại Tòa Trọng tài Quốc tế mô tả yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "vô vọng và không thể biện minh", không có cơ sở pháp lý hay lịch sử.

Abigail Valte, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines. Ảnh: Phil Stars.

Cựu tỷ phú Khodorkovsky: Tổng thống Putin đẩy Nga vào thời kỳ trì trệ, sụp đổ

MINH THU (lược dịch)
Cựu tỷ phú dầu mỏ Nga Mikhail Khodorkovsky (bên trái).

Cựu tỷ phú dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky cho rằng Tổng thống Vladimir Putin hoàn toàn có thể vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây và tình trạng giá dầu giảm mạnh nhưng ông chủ điện Kremlin sẽ đẩy Nga rơi vào cảnh trì trệ dẫn tới sụp đổ.

Ông Khodorkovsky từng là người giàu nhất nước Nga nhưng đã bị bắt hồi năm 2003 vì những bất đồng ý kiến với Tổng thống Putin. Tới năm 2013, ông này được thả tự do. Trước đó, tòa án Moscow đã cáo buộc ông Khodorkovsky tội gian lận thuế và phạt tù. Nhưng ông này cho rằng đây là hành động của những kẻ thù địch muốn xâu xé công ty của mình và trừng phạt ông này vì những tham vọng chính trị. Hiện tại, ông Khodorkovsky chủ yếu sinh sống ở London.

November 27, 2015

Địa chính trị Myanmar có cho phép nước này thoát Trung sau cuộc bầu cử lịch sử?

Thạch Lam Trần dịch


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tại Bắc Kinh vào tháng 11. Ảnh: AFP / Getty Images
Sau cuộc bỏ phiếu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng chúc mừng cuộc bầu cử có trật tự và bày tỏ hy vọng cho sự ổn định lâu dài, phát triển của Myanmar. Tuy nhiên, nó bỏ qua một sự tán thưởng dành riêng cho Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, một phần bởi vì kết quả cuộc bầu cử đã gây phức tạp cơ cấu quyền lực ở Naypyidaw, theo bài nghiên cứu của Stratlfor (*).

November 26, 2015

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: “Nga lừa dối chống khủng bố”


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc nước Nga 'lừa dối' sau khi Nga cam kết đưa tên lửa đất đối không vào Syria và nói sẵn sàng bắn hạ mối đe dọa cho các phi cơ ném bom của họ.

Các diễn biến mới nhất này đẩy căng thẳng tại Trung Đông lên một mức cao hơn nữa sau vụ chiếc SU-24 của Nga bị bắn hạ hôm 24/11.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergey Shoygu, thông báo trên mạng Twitter rằng nước ông sẽ đưa các dàn tên lửa S-400 vào triển khai tại căn cứ Hmeymim, gần Latakia, Syria.

Tầm bắn của tên lửa này là 250 km, trong khi biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cách đó chừng 50 km, theo CNN.

Liên tục khủng bố liên hoàn : IS đang giãy giụa vì sợ hãi ?

Phan Sương

Thế giới đang ngày càng tỏ ra phẫn nộ với lực lượng khủng bố mượn danh đại diện cho người Hồi giáo.Ngay cả những người theo đạo Hồi cũng trở nên tức giận trước các cuộc tấn công man rợ của IS…

Chỉ chưa đầy một tháng, những kẻ tự xưng là đại diện cho người Hồi giáo đã liên tiếp tiến hành 4 vụ khủng bố gây chấn động toàn cầu. Chúng đang toan tính điều gì ?

Gần một tháng qua, 4 vụ khủng bố có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn thế giới đã xảy ra. Tất cả những vụ khủng bố này đều được những kẻ danh xưng đại diện cho Hồi giáo dưới cái tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến hành.

November 25, 2015

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan trong cuộc chiến chống IS

Vũ Hoàng

Tham gia sâu hơn vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Trung Quốc nguy cơ bị IS trả đũa, nhưng nếu không, uy tín và lợi ích của nước này có thể bị tổn thất.

Tình trạng bạo lực ngày càng tăng ở Syria mấy tuần qua dường như đang tạo ra không ít sức ép đối với Trung Quốc, buộc nước này phải cân nhắc tới lựa chọn tham gia sâu rộng và chủ động hơn trong nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây, theo Bloomberg.

Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm cho hàng loạt vụ tấn công mới nhất ở Beirut và Paris. Chúng cũng tuyên bố là thủ phạm khiến chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ của Nga rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập, hồi cuối tháng trước.

November 24, 2015

Tai họa của chính sách một con của Trung Quốc

Bùi Mẫn Hân

Phạm Nguyên Trường dịch

Việc bãi bỏ chính sách một con kéo dài suốt 35 năm qua của Trung Quốc chấm dứt một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử của đất nước nước này. Hồi cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đã quyết định rằng kiểm soát dân số là đáp án. Hàng triệu ca nạo phá thai, triệt sản, và giết trẻ cơ sinh diễn ra sau đó, bây giờ là lúc gánh chịu hậu quả.

Số liệu sơ khởi cho thấy, tổn thất về người của chính sách của một con thậm chí còn lớn hơn Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông, gây ra nạn đói làm chết, chỉ tính từ năm 1959 đến năm 1961, khoảng 36 triệu người. Tổn thất về người của nó còn lớn hơn Cách mạng Văn hóa, trong đó, những vụ bạo lực chính trị lớn có lẽ đã làm chết hơn 10 triệu người, trong mười năm 1966-1976.

November 23, 2015

Obama: 'Các nước nên ngưng cải tạo đảo'

Tổng thống Barack Obama nói các nước nên ngưng cải tạo đảo và quân sự hóa tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

"Vì ổn định khu vực, các nước tuyên bố chủ quyền nên ngưng cải tạo, xây dựng và quân sự hóa khu vực có tranh chấp," Tổng thống Hoa Kỳ nói tại phiên họp giữa ông và các nhà lãnh đạo 10 nước Asean.

November 22, 2015

Vì sao giới trẻ trở thành khủng bố và cực đoan?


Cuộc khủng bố tại Paris vừa qua khiến cho câu hỏi tại sao những người trẻ tuổi bị cực đoan hoá trở thành một trong những vấn đề lớn của các cuộc tranh luận.

1. Nghèo đói?

Đây là nguyên nhân được tranh luận nhiều nhất. Việc phần lớn các tên khủng bố đều xuất thân từ gia đình trung lưu khiến cho nguyên nhân này thường bị gạt bỏ.
Tuy nhiên, nghèo đói luôn là một tác nhân hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cực đoan. Tại thung lũng Swat của Pakistan, 63% gia đình cho rằng thanh niên tham gia các tổ chức vũ trang để cải thiện cuộc sống. Con số này ở Nigeria là83%. Cuộc sống đói nghèo khiến nhiều trẻ em sinh ra bị thiếu chất dinh dưỡng, tổn thương về mặt thể chất và được gửi đến cho các nhóm thánh chiến để đỡ đần gánh nặng gia đình.
Việc các mạng lưới khủng bố được thiết lập hầu hết tại các quốc gia nghèo đói như Yemen, Mali, Pakistan, Afghanistan, đảo Mindanao của Philippine hay các vùng kém phát triển của các quốc gia giàu có hơn như Saudi, Tunisia là để tiến hành công tác tuyển mộ những thanh niên từ cuộc sống đói nghèo và tương lai mờ mịt.

Tại Ai Cập, chính vì sự bất lực của chính quyền trong việc khiến người dân có một cuộc sống no đủ đã khiến các mạng lưới trợ cấp nhân đạo tôn giáo của Huynh Đệ Hồi giáo trở thành nơi tương trợ duy nhất cho dân nghèo, không những chỉ là thức ăn mà còn là các dịch vụ y tế, giáo dục. Huynh Đệ Hồi giáo thâu tóm niềm tin của dân nghèo và dễ dàng phát tán các tư tưởng tôn giáo của mình.
Chính vì vậy, tuy đói nghèo không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là môi trường để tư tưởng cực đoan có thể chiếm lĩnh và chiêu mộ chiến binh thánh chiến.
Chúng ta không nên quên rằng nhánh người Hồi thiểu số Alawite vì lý do kinh tế mà hào hứng tham gia quân đội khi Syria còn bị đô hộ bởi Pháp, và sau đó trở nên hùng mạnh, thống trị đất nước với hai đời cha con tổng thống độc tài.
Tại các nước phương Tây, dù nghèo đói không phải là sự đe doạ sát sườn nhưng thất nghiệp là nguyên nhân lớn để một bộ phận thanh niên trở nên mất phương hướng. Thất nghiệp khiến con người phải đối mặt với ý nghĩ bản thân trở thành vô dụng. Và bất kỳ một con đường nào để họ có thể tìm lại giá trị của bản thân đều có thể trở thành một giải pháp.

2. Ngu dốt và ảnh hưởng tâm thần?

Sự thiếu hụt về học thức cũng là một nguyên nhân thường thấy trong các nghiên cứu về cực đoan và khủng bố. Tuy nhiên, cũng giống như nghèo đói, nguyên nhân này thay đổi tuỳ hoàn cảnh và khu vực, tại Pakistan, chỉ có 8% trong khi tại Nigeria là 93%.
Phần lớn những kẻ khủng bố có tên tuổi đều có bằng cấp, thậm chí có bằng đại học. Người đứng đầu nhà nước Hồi giáo tự phong IS có bằng tiến sĩ. Việc cho rằng các tên khủng bố có vấn đề về mặt thần kinh hoàn toàn không nhận được sự ủng hộ từ các dữ liệu nghiên cứu.

3. Thuốc kích thích?

Chính quyền Pakistan khẳng định rằng, trong 248 cuộc đánh bom tự sát từ năm 2002-2010, cướp đi hơn 5000 mạng sống, những kẻ khủng bố đã được cho uống một thứ chất kích thích có tên là methamphetamine (meth) khiến người dùng mất khả năng phán xét thực tại. Nadeem, một thanh niên bị bắt kể lại rằng anh ta đã chờ quá lâu và khi thuốc hết tác dụng thì không dám kéo dây kíp nổ.
Việc sử dụng meth đã có từ thế chiến thứ hai khi quân đội của cả hai phe đều dùng chất kích thích này để tăng cường khả năng chiến đấu và hy sinh. Các phi công cảm tử của Nhật khi lao máy bay vào địch đều dùng meth liều cao. Bắc Hàn là một trong những quốc gia phải đương đầu với tỷ lệ lớn người nghiện meth.

4. Bất công bạo loạn xã hội?

Tại những quốc gia mà chính quyền hoạt động thiếu hiệu quả và tham nhũng, các tổ chức cực đoan dễ dàng đưa ra thông điệp rằng để có thể thiết lập lại trật tự, giải pháp là tuân theo những nguyên tắc Hồi giáo mà họ đề ra.
Xin kể lại một câu chuyện khi tôi ở Pakistan. Gia đình tôi ở cùng có ông bố giảng dạy tại trường đại học. Tối hôm ấy từ trong phòng mình, tôi nghe thấy cô con gái 20 tuổi vừa đi học về khóc nức nở. Cậu em trai đi đón chị từ bến xe trên đường về bị một nhóm cướp chặn đường dí súng vào đầu để trấn lột.
Gia đình đã báo cảnh sát nhưng tất cả khẳng định rằng cảnh sát biết rất rõ tụi cướp là ai nhưng sẵn sàng làm ngơ. Bên bàn ăn, đôi mắt cậu bé mới 17 tuổi rực lên sự uất ức, căm phẫn và bất lực.
Người bố thở dài: "Chính quyền tham nhũng, thối nát. Nếu phải chọn giữa Taliban và cái chính quyền tồi tệ này, tôi chọn Taliban. Ít nhất với Taliban, chúng tôi có thể đòi lại sự công bằng".
Khi tội ác đã rõ rành rành và quan chức địa phương đứng khoanh tay, Taliban dường như là kẻ cuối cùng có thể đòi lại chân lý, mặc dù việc chọn Taliban đồng nghĩa với lựa chọn một nhà tù.
Cuối cùng, trong cơn uất ức, tức nước không vỡ được bờ, khát khao trả thù đã mạnh hơn sự đe dọa mất tự do.

5. Bất công xã hội, kỳ thị tôn giáo và phân biệt chủng tộc

Nguyên nhân này thường thấy ở các nước phương Tây nơi các thế hệ di dân thứ hai và thứ ba, dù sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng không cảm thấy mình là một phần của xã hội đó, thậm chí coi xã hội đó là kẻ thù.
Sự bất công và phân biệt chủng tộc với người Hồi cũng giống như với người nhập cư da màu, nhưng người Hồi còn phải gánh chịu sự bài xích từ việc tôn giáo của họ bị gắn liền với bạo lực.
Một nghiên cứu của Pháp gửi đi 6.200 đơn xin việc giống nhau chỉ thay đổi tên, và kết quả là cái tên gốc Hồi chỉ nhận được 1/4 số lượng mời phỏng vấn so với các tên khác.
Trong thực tế, tỷ lệ thất nghiệp của người Hồi ở Pháp là 17,3%, cao hơn so với người bản xứ là 9,7%. Trong các nhà tù của Pháp, 70% tù nhân được cho là người Hồi, so với 14% ở Anh.
Vòng xoáy của bất công, thất nghiệp, tệ nạn khiến người nhập cư Hồi giáo phải cố gắng hơn nhiều lần để đạt được địa vị ngang bằng với người bản xứ.
Sự kỳ thị tôn giáo và ảnh hưởng của đảng Le Pen tại Pháp cũng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Việc hàng trăm ngôi mộ Hồi giáo vị đào xới và treo đầu lợn (heo) là những bước leo thang đánh mạnh vào sự chia cắt của nước Pháp về vấn đề đa văn hoá.
Câu chuyện của Nawaz, một thanh niên người Anh viết sách (Radical – Maajid Nawaz) kể lại quá trình mình bị cực đoan hoá sẽ khiến chúng ta rõ thêm về bối cảnh của vấn đề.
Nawaz là một sinh viên giỏi, đam mê hiphop. Tuy nhiên, cũng như nhiều người nhập cư khác, anh luôn phải đối mặt với sự kỳ thị tôn giáo và phân biệt chủng tộc. Một ngày nọ, anh cùng với bạn chạm mặt với một nhóm thanh niên cực hữu có vũ khí trong tay.
Không thể chạy trốn như mọi lần, nguời bạn của Nawaz tiến lên và nói: "Chúng mày có nhìn thấy nguời Hồi đánh bom cảm tử trên TV không? Tao cũng là người Hồi. Chúng tao yêu cái chết hơn chúng mày yêu cuộc sống". Đám cực hữu choáng váng và bỏ cuộc.
Với Nawaz, đây là thời điểm thay đổi nhận thức. Chàng trai trẻ hiểu ra rằng cảnh sát không thể giúp đòi lại công bằng (vì chính cảnh sát cũng kỳ thị người nhập cư), âm nhạc không giải quyết được vấn đề (vì âm nhạc chỉ khiến từng cá nhân quên đi thực tại), tri thức không phải là giải pháp (vì bất công theo chân từng bước suốt sự nghiệp).
Với Nawaz lúc đó, lời nói dối rằng họ chính là những chiến binh thánh chiến đã cứu anh thoát nạn và khiến kẻ thù bỏ chạy.

6. Chủ nghĩa can thiệp của phương Tây và "âm mưu" chống lại người Hồi toàn thế giới

Phương Tây có một quá khứ không dễ bỏ qua với người Hồi. Sau khi đế chế Hồi giáo huy hoàng sụp đổ, phương Tây thống trị người Hồi, bóc lột và đô hộ Trung Đông. Khi chế độ thực dân sụp đổ, để bảo vệ quyền lợi quốc gia, phương Tây phải chơi nước đôi, một mặt đề cao các giá trị dân chủ và tự do, mặt khác bắt tay với các chính quyền độc tài của Trung Đông như Saudi, Yemen, Libya và Ai Cập.
Tuy nhiên, những chính quyền này trong mắt một bộ phận dân bản xứ là con rối của phương Tây, tham nhũng, độc tài và bất lực với các vấn đề nội tại. Phương Tây trở thành kẻ đạo đức giả.
Nhất là khi phương Tây trở thành đồng minh của chính quyền bản xứ trong các cuộc xung đột khác nhau ở Trung Đông thì vai trò của phương Tây được nhìn nhận từ khía cạnh tôn giáo, tức là giúp nguời Hồi giết nguời Hồi. Vì căm ghét chính quyền, đối với bộ phận dân này, phương Tây cũng trở thành kẻ thù.
Trong nghiên cứu của Giáo sư Khan, người Pakistan cho rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quá trình
cực đoan là các chính sách thiếu nhạy cảm của phương Tây.
Những lý do khác khiến phương Tây trở thành nguyên nhân của sự căm giận là sự thờ ơ hoặc không cố hết sức trong việc giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine (trong đó nhà nước Israel được thành lập là do ảnh hưởng của phương Tây).
Việc Bush khởi động cuộc chiến chống khủng bố khiến không chỉ quân khủng bố rơi vào tầm ngắm mà nhiều nguời Hồi cũng phải gánh chịu sự đàn áp, kỳ thị tôn giáo.
Với bối cảnh phức tạp đó, nhiều người Hồi tin vào thông điệp rằng phương Tây và toàn thế giới âm mưu chống lại sự trỗi dậy của Hồi giáo, ngăn cản họ quay lại thời kỳ huy hoàng ngày xưa.
Việc nguời Hồi bị đối xử bất công, kỳ thị, áp bức từ Bắc Phi đến Bắc Mỹ, từ Bắc Âu đến Đông Âu, từ Nga đến Trung Quốc, thậm chí ở những quốc gia Phật giáo như Myanmar và Srilanka cũng có cảnh sư sãi cầm vũ khí đánh đuổi người Hồi, khiến cho thông điệp này càng dễ tin.
Là một người Hồi chân chính, tín đồ phải đau nỗi đau đồng loại. Một người Hồi ở Palestine có thể vì áp bức mà không đấu tranh, nhưng sự bất công người này phải gánh chịu sẽ là động lực để một nguời Hồi trung lưu có học thức ở Pháp đứng lên cầm vũ khí.
Đây chính là điểm mấu chốt kết nối tất cả các nguyên nhân đã liệt kê bên trên với nhau và ý giải tại sao chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh riêng biệt.
Khoan hãy suy xét việc phương Tây đúng sai ra sao, việc đổ lỗi cho phương Tây của người Hồi và các chính quyền Trung Đông đã trở thành một thứ vũ khí tai hại, không những cho phương Tây mà còn cho chính người Hồi.
Nó khiến họ không thể nhìn nhận một cách khách quan trách nhiệm của bản thân mình trong các vấn đề nội tại. Nó cũng khiến cho những kẻ cực đoan có một cái cớ để tấn công phương Tây và truyền đi thông điệp rằng phương Tây mới chính là kẻ có tội.

7. Lý tưởng sống và mục đích hy sinh cho vinh quang

Giáo sư Scott Atran là một cái tên quan trọng trong các nghiên cứu về khủng bố. Ông đưa ra lý giải như sau về nguyên nhân của quá trình cực đoan.
Những kẻ mà chúng ta coi là điên rồ và man rợ về bản chất là những thanh niên sống có nhiệt huyết và khát khao cùng cực về một xã hội công bằng có đạo đức. Tuy nhiên, họ tin rằng giải pháp duy nhất để đạt được utopia này là cuộc cách mạng bằng vũ lực.
Chiến đấu và chết cho một lý tưởng là một mục đích cao đẹp. Những người dám đổ máu vì lý tưởng đó là anh hùng của một xã hội. Chúng ta cần những con nguời như vậy trong bất kể cuộc chiến nào, chính nghĩa hoặc phi nghĩa.
Stalin, Hitler, Mao là những nhà lãnh đạo kiệt xuất trong việc có thể khiến cho hàng triệu trí thức sẵn sàng cống hiến, giết chóc và hy sinh cho những lý tưởng ngày nay rất nhiều người không thể đồng tình.
Giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày càng thiếu đi những lý tưởng và mục đích để hy sinh như vậy. Sự phát triển lệch lạc về vật chất và tinh thần khiến mục đích sống trở nên khó định hình.
Đó cũng là một xã hội bão hoà thông tin, bão hoà cơ hội, bão hoà tự do. Sự bão hoà đó dẫn đến cảm giác về một xã hội rối loạn, không có chân chống đạo đức, trật tự.
Được chiến đấu và chết một cách vinh quang cho một xã hội tốt đẹp hơn là một niềm vinh dự. Hy sinh cho đồng loại, hoặc thậm chí nhân loại, là một vinh quang. Đây chính là điều mà những kẻ đánh bom liều chết thực lòng tin tưởng.
Để kết luận, chúng ta có thể thấy rằng các nguyên nhân dẫn đến cực đoan và khủng bố là một tổ hợp phức tạp, tuỳ thuộc vào sự kiện, khu vực và thời điểm. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề, giải pháp phải đồng bộ từ nhiều hướng.
Điều quan trọng nhất là giải pháp đó phải đến từ chính người Hồi, thực hiện bằng người Hồi. Việc kỳ thị và bài xích nguời Hồi không những làm cho vấn đề leo thang mà còn là việc gạt ra khỏi bàn lực lượng duy nhất có thể xoay chuyển được tình thế.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, là nhà quan sát Trung Đông, hiện đang giảng dạy môn Trung Đông Học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là tác giả cuốn Con Đường Hồi Giáo viết về 12 quốc gia Trung Đông thời hậu Mùa Xuân Ả Rập.

November 19, 2015

Những cuộc tấn công khủng bố ở Paris khẳng định sự va chạm giữa các nền văn minh?

Gideon Rachman

Phạm Nguyên trường dịch

Chủ nghĩa đa văn hóa không phải là khát vọng tự do ngây thơ - đó là thực tế của thế giới hiện đại

Kể từ khi Samuel Huntington, nay đã quá cố, dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị thống trị bởi “sự va chạm của các nền văn minh”, lý thuyết của ông – được đưa ra vào năm 1993 - đã tìm được một số tín đồ hăng hái nhất trong các dân quân Hồi giáo. Những kẻ khủng bố đã thực hiện vụ giết người hàng loạt ở Paris là một phần của phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ lao vào chiến đấu một mất một còn.

Nhưng, ngược lại, các chính trị gia hàng đầu ở phương Tây hầu như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ, George W Bush, cũng đã nói: “Không có sự va chạm giữa các nền văn minh”. Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, hầu hết các nước này đều có khá đông người Hồi giáo, luôn luôn phủ nhận ý tưởng cho rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng với nhau.

Sau những cuộc tấn công ở Paris, một lần nữa, cần phải khẳng định ý tưởng cốt lõi này. Tuy nhiên, nhu cầu khẳng định lại một lần nữa giá trị của tự do không được cản trở sự thừa nhận một cách tỉnh táo một số xu hướng ác độc trên toàn cầu. Sự kiện là, chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn đang ngóc đầu dậy – ngay cả ở một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Bangladesh, những nước từng được coi là mô hình của xã hội Hồi giáo ôn hòa. Đồng thời, những thành kiến bài Hồi giáo cũng đang len lỏi vào dòng chính của tư duy chính trị ở Mỹ, châu Âu và Ấn Độ.


Tổng hợp lại, những diễn biến này đang làm cho không gian của những người muốn chống lại quan niệm về “va chạm giữa các nền văn minh” bị thu hẹp dần.

Những cuộc tấn công khủng bố, như ở Paris, làm cho quan hệ giữa người Hồi giáo và không theo Hồi giáo thêm căng thẳng - như những kẻ tấn công muốn. Nhưng hiện nay, đang có những xu hướng cực đoan hóa dài hơi hơn. Một trong những biện pháp nguy hiểm là các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Saudi Arabia, dùng tiền từ dầu khí nhằm truyền bá những hình thức bất khoan dung của đạo Hồi sang phần còn lại của thế giới Hồi giáo.

Có thể thấy hậu quả này ở Đông Nam Á, ở tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi và châu Âu. Từ lâu Malaysia đã được coi là ví dụ về quốc gia đa văn hóa thành công và thịnh vượng với người Malay theo đạo Hồi chiếm đa số và khá đông người Trung Quốc chiếm thiểu số. Nhưng thời thế đang thay đổi. Bilahari Kausikan, cựu bộ trưởng ngoại giao Singapore, nhận xét rằng ở Malaysia “đã có sự thu hẹp đáng kể và liên tục không gian chính trị và xã hội dành cho người không theo đạo Hồi”. Ông nói thêm: “Ảnh hưởng của khối Ả Rập từ Trung Đông suốt trong nhiều thập kỷ qua đã liên tục làm xói mòn phương án Hồi giáo của Malaysia. . . thay thế nó bằng cách giải thích hà khắc và độc đoán hơn”. Những vụ bê bối về tham nhũng đang phá hoại chính quyền của Thủ tướng Najib Razak làm cho căng thẳng xã hội gia tăng, trong khi chính phủ Malaysia quay trở về với nền chính trị mang bản sắc Hồi giáo nhằm tìm sự ủng hộ của xã hội. Gần đây, một vị bộ trưởng thậm chí còn cáo buộc phe đối lập là một phần của âm mưu của người Do Thái toàn cầu nhằm chống lại Malaysia.

Ở Bangladesh, quốc gia Hồi giáo với hiến pháp thế tục, năm ngoái những kẻ Hồi giáo cực đoan đã giết các nhà trí thức, các blogger và các nhà xuất bản. Những cuộc tấn công người Thiên chúa giáo, người theo đạo Hindu và người Hồi giáo Shia cũng gia tăng. Phần lớn những vụ bạo lực này là do IS hay al-Qaeda gây ra. Nhưng, cũng như ở Malaysia, sự ngóc đầu dậy của Hồi giáo cực đoan dường như là do ảnh hưởng từ các quốc gia vùng Vịnh - thông qua tài trợ về giáo dục và những liên kết do người lao động di cư thiết lập.

Đối với nhiều người ở phương Tây, từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ đã là ví dụ tốt nhất về quốc gia với đa số dân là người Hồi giáo và cũng là chế độ dân chủ thế tục thành công. Nhưng trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tôn giáo ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị và bản sắc quốc gia. Tờ Economist và nhiều ấn phẩm khác đã gọi ông Erdogan là “Hồi giáo ôn hòa”. Nhưng không có gì ôn hòa trong tuyên bố của ông ta vào năm 2014, khi ông ta nói rằng người phương Tây: “trông tưởng là bạn bè, nhưng họ muốn chúng ta chết, họ muốn thấy con em chúng ta chết”.

Trong khi Narendra Modi, Thủ tướng Ấn Độ, không nói những lời kích động như thế về người Hồi giáo thì từ lâu ông này đã bị cáo buộc là đã có thái độ không dung với những định kiến và bạo lực chống lại người theo đạo Hồi. Trong những tháng đầu tiên sau khi nhậm chức Thủ tướng, Modi đã trấn an những người phê phán bằng cách tập trung vào cải cách kinh tế. Nhưng trong những tháng gần đây, các thành viên thuộc đảng dân tộc chủ nghĩa Bharatiya Janata theo đạo Hindu của ông đã tăng cường luận điệu chống thế tục và chống Hồi giáo – họ đã treo cổ một người đàn ông Hồi giáo, bị kết tội ăn thịt bò. Sự kiện này trở thành đầu cho tất cả các tờ báo ở trong nước.

Ở châu Âu, thậm chí trước khi xảy ra những cuộc tấn công ở Paris, cuộc khủng hoảng người di cư làm cho các đảng phái và phong trào bài Hồi giáo ngóc đầu dậy. Ngay khi Đức mở cửa đón người tị nạn từ Trung Đông, các cuộc tấn công vào trại tị nạn của người nhập cư đã gia tăng. Ở Pháp, người ta cho rằng Mặt trận quốc gia cực hữu sẽ giành thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng tới.

Luận điệu bài Hồi giáo cũng đang tăng lên ở Mỹ và đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Ben Carson, người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận trong đảng Cộng hòa, nói rằng không người Hồi giáo nào được phép trở thành Tổng thống Mỹ; Donald Trump thì nói rằng ông ta sẽ trục xuất tất cả người tị nạn Syria.

Sư hội tụ của những xu hướng và sự kiện như thế ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và châu Á đang đổ thêm dầu vào lửa cho ý tưởng về sự va chạm giữa các nền văn minh. Tuy nhiên, thực tế là thế giới Hồi giáo và không Hồi giáo hòa lẫn vào nhau trên bình diện toàn cầu. Chủ nghĩa đa văn hóa không phải là khát vọng tự do ngây thơ - đó là thực tế của thế giới hiện đại và chúng ta phải làm cho nó trở thành hiện thực. Lựa chọn thay thế duy nhất là nhiều bạo lực hơn, nhiều người chết hơn và nhiều đau khổ hơn.


Nguồn: Do Paris terror attacks highlight a clash of civilisations?

Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/11/vntb-nhung-cuoc-tan-cong-khung-bo-o.html

November 17, 2015

Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản): Cách tiếp cận hiện đại với vấn đề biển ĐôngCách tiếp cận hiện đại với vấn đề biển Đông

Phạm Nguyên Trường dịch

Vì Mỹ bắt đầu thúc đẩy chính sách tự do hàng hải, tranh chấp Mỹ-Trung ở Biển Đông đã chuyển lên tầm cao mới. Chính phủ Mỹ đã đưa một tàu khu trục vào vùng nước gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng và được Bắc Kinh coi là lãnh thổ của mình.

Tự do hàng hải

Nhật Bản, Australia và Liên minh châu Âu ủng hộ chính sách tự do hàng hải. Ngoài ra, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã quyết định tiến hành việc xem xét vụ kiện mà chính phủ Philippines đã nộp cho Tòa, liên quan đến vụ xung đột ở Biển Đông mặc dù Trung Quốc khẳng định rằng vụ kiện không thuộc thẩm quyền của PCA.

November 8, 2015

Một cái nhìn khác về các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau hội nghị năm 2015

Kerry Brown

Phạm Nguyên Trường dịch

Tập Cận Bình nằm ở đâu trong quang phổ chính trị ở Trung Quốc? Và điều này có nghĩa như thế nào trong thời gian nắm quyền còn lại của ông ta?

Năm 2009, trong chuyến thăm Bắc Kinh để nghiên cứu chế độ dân chủ trong nội bộ đảng, một nhà phân tích Trung Quốc ma tôi có dịp tao đổi đã mô tả sự khác biệt giữa các lãnh đạo của Giang Trạch Dân và chủ tịch lúc đó là Hồ Cẩm Đào tương tự như giữa “đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong hệ thống của Mỹ”. Ông ta giải thích: “Giang là đảng Cộng hòa còn Hồ là đảng Dân chủ. Một người ủng hộ doanh nghiệp, người kia ủng hộ xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ nông dân”. Có thể tranh luận, nhưng sự tương đồng là rất ấn tượng. Nó khuyến khích tôi suy nghĩ về sự khác biệt trong lãnh đạo ở Trung Quốc một cách sáng tạo hơn.

November 6, 2015

Luật pháp quốc tế là đe dọa thực sự đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông

Jill Goldenziel

Phạm Nguyên Trường dịch

Nếu tòa trọng tài cho rằng Trung Quốc vi phạm UNCLOS, thì áp lực quốc tế đối với Bắc Kinh sẽ rất lớn.

Tuần vừa rồi, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã leo thang, khi một tàu chiến Mỹ tiến đến gần một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng đe dọa thực sự đối với Trung Quốc là ở phòng xử án, khi Tòa án trọng tài ở The Hague cho rằng Tòa có thẩm quyền đối với những vấn đề quan trọng trong vụ tranh chấp của Philippines trước những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông. Dù Philippines thắng hay thua trong các giai đoạn tiếp theo của vụ án, phán quyết của Tòa sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với vai trò của Trung Quốc, như một cường quốc thế giới.

November 5, 2015

Có cần đánh nhau vì biển Đông không?

Patrick J. Buchanan (The American Conservative, Mỹ)

Phạm Nguyên Trường dịch

Tàu khu trục USS Lassen, theo sau là hai tàu chiến Trung Quốc, đi vào khu vực 12 hải lý của Subi Reef, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ quốc gia của mình. Bắc Kinh phản đối. Nói rằng: Subi Reef và quần đảo Trường Sa, ở biển Đông - 50% thương mại hàng hải quốc tế đi qua vùng này – là của chúng tôi cũng như quần đảo Aleutian là của quý vị vậy.

Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với quần đảo Trường Sa bị Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan thách thức. Trong khi Hà Nội và Manila chiếm đóng một số đảo nhỏ và xây dựng các công trình trên đó nhằm chống lưng cho những tuyên bố của mình thì Trung Quốc tỏ ra hung hăng hơn. Họ đã chiếm đóng các bãi đá và dải san hô bằng lực lượng vũ trang, tiến hành nạo vét và mở rộng thành các đảo nhân tạo, củng cố, lập các trạm rađa và đang xây dựng đường băng và bến cảng.

November 4, 2015

Trung Quốc duy trì sự mơ hồ mang tính chiến lược ở Biển Đông như thế nào?

Graham Webster

Phạm Nguyên Trường dịch

Phản ứng chính thức của chính phủ của Trung Quốc trước hoạt động “tự do hàng hải” (FON)  của hải quân Mỹ trong khu vực 12 hải lý của một hòn đảo do Trung Quốc tạo ra và chiếm đóng ở biển Đông là một câu đố đa ngôn ngữ. Nhưng nghiên cứu cẩn thận phiên bản tiếng Hoa các báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng cho thấy họ cực kỳ tinh tế trong ngôn từ và một nỗ lực dường như có phối hợp nhằm duy trì sự mơ hồ mang tính chiến lược về những câu hỏi quan trọng về quan điểm của Trung Quốc.

November 3, 2015

Thách thức Trung Quốc

Bill Emmott

Phạm Nguyên Trường dịch

Việc một tàu chiến Mỹ đi qua khu vực 12 hải lý của một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc ở Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất mà Mỹ đã làm trong mấy năm gần đây. Từ khi tổng thống Bill Clinton cho một nhóm tàu hải quân đi qua eo biển Đài Loan vào năm 1996 như một cử chỉ nhằm hỗ trợ Đài Loan lúc đó đang bao vây, Mỹ chưa từng coi thường những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách quyết liệt đến như thế.


Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Hoa Kỳ)
Như một cử chỉ tượng trưng, hành động này được nhiều người hoan nghênh. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nếu người ta muốn thực sự phản bác những lời giải thích luật pháp quốc tế do Trung Quốc đưa ra – bao giờ cũng phục vụ cho tham vọng bành trướng của nước này – thì cần phải thường xuyên thách thức những yêu sách lãnh thổ của họ và phải phối hợp với những nước khác.

November 1, 2015

Nga và Mỹ có thể đọ sức với Trung Quốc không?


Beatriz de Majo tờ El Colombiano, Colombia

Phạm Nguyên Trường dịch


Tuần vừa rồi, The Economist, tờ tuần báo có uy tín của Anh vừa cho đăng một bài viết nói rằng thế thượng phong của Mỹ đang bị thách thức. Cuộc chơi mới đang mở ra ở Syria và biển Đông với Nga và Trung Quốc cho thấy cuộc đấu tranh trong tương lai sẽ khó khăn đến mức nào.