September 26, 2015

The Washington Post: Đã đến lúc phải có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc và Tập Cận Bình

Phạm Nguyên Trường dịch

Đối với chủ tịch Tập Cận Bình, thành tích chủ yếu trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Obama có thể là 21 loạt đại bác chào mừng ông ta trên bãi có trước Nhà Trắng vào ngày thứ sáu (25 tháng 9 – ND).

Đối với chủ tịch Tập Cận Bình, thành tích chủ yếu trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Obama có thể là 21 loạt đại bác chào mừng ông ta trên bãi có trước Nhà Trắng vào ngày thứ sáu (25 tháng 9 – ND). Buổi đón tiếp do tổng thống Mỹ tổ chức với đầy đủ các nghi thức là sự kiện đặc biệt đối với nhà cầm quyền Trung Quốc ngay trong thời điểm khi ông vẫn đang chiến đấu nhằm củng cố quyền lực ở Bắc Kinh và chứng tỏ rằng ông có khả năng khống chế bộ máy quan liêu đầy tham nhũng và nền kinh tế đang trì trệ.

September 25, 2015

Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước Đức Thánh Cha Phanxicô

Vinhsơn Vũ Tứ Quyết dịch


Chào buổi sáng! Chúa đã làm nên một ngày thật tuyệt vời! Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.

September 21, 2015

Gabriel Openshaw - Bỏ phiếu bằng chân: Các nước tự do hơn hạnh phúc hơn và giàu có hơn

Phạm Nguyên Trường dịch

Tự do kinh tế càng cao thì người dân càng giàu có hơn và hạnh phúc hơn.
Người dân Mỹ tham gia lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama. 

Từ luật lương tối thiểu đến thuế lũy tiến cao hơn, rồi tổ chức công đoàn lớn hơn đến những chương trình phúc lợi rộng lớn hơn, rồi quản lý nhiều hơn, những người theo phái tự do cánh tả đòi hỏi chính quyền trung ương mạnh hơn và hoạt động tích cực hơn về mặt kinh tế. Nhưng những người ủng hộ chế độ kinh doanh tự do (laissez-faire),thì lại ủng hộ chính phủ nhỏ hơn, ít quy định hơn, thuế thấp hơn, và nhiều cơ hội cho cá nhân và quyền sở hữu tài sản lớn hơn.

Trên thực tế, chính sách kinh tế nào tạo ra kết quả tốt hơn?

Chúng ta đã chứng minh rõ ràng - thông qua tỷ lệ người di cư trên bình diện quốc tế và ở Mỹ - rằng người dân trên khắp thế giới tự nhiên là đều hướng về những nơi có nhiều tự do kinh tế hơn. Trong tất cả các nước và thậm chí là trong các bang, mỗi năm có hàng triệu người đi từ nơi thuế suất cao hơn và nhiều quy định hơn sang những nơi có thuế suất thấp hơn và ít quy định hơn. Nhưng đời sống của họ có được cải thiện hay không?

Có.

September 16, 2015

Lời kể của một tiếp viên trên chuyến bay Delta 15, viết theo dòng sự kiện 11/9.

Tú Bội Đào dịch



Buổi sáng thứ Ba ngày 11/9, chúng tôi rời Frankfurt được khoảng 5 tiếng và đang bay ngang qua Bắc Đại Tây Dương.

Đột nhiên tấm rèm mở ra và tôi được gọi lên buồng lái gặp cơ trưởng.

Ngay khi bước vào đó, tôi thấy ngay là tất cả mọi người đều mang vẻ mặt “có chuyện lớn”. Cơ trưởng đưa tôi một mẩu tin nhắn in trên giấy. Mẩu tin được gửi từ văn phòng hãng Delta tại Atlanta, có nội dung ngắn gọn: “Tất cả đường hàng không ngang qua địa phận của nước Mỹ đều bị đóng, áp dụng với tất cả các chuyến bay thương mại. Hãy hạ cánh KHẨN CẤP xuống sân bay gần nhất. Thông báo điểm đến cho chúng tôi.”

September 12, 2015

Tại sao Nga bất ngờ quan tâm tới cuộc nội chiến ở Syria

George Petrolekas

Phạm Nguyên Trường dịch

Đã mấy ngày nay, ngày nào cũng có báo cáo về sự dính líu ngày càng tăng của Nga vào cuộc nội chiến ở Syria, trong đó có những cuộc tấn công nhắm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) bằng máy bay của Nga và sự hiện diện của các loại vũ khí hiện đại hơn của Nga so với trước đây. Vì vậy mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Nga, ông Sergey Lavrov.

September 11, 2015

Địa điểm kỳ quặc nhất của UNESCO: Thành cổ bỏ hoang của Việt Nam


Lost in translation:

Bài báo trên CNN chạy tít thế này, và nội dung cũng không giấu thắc mắc về việc Thành Nhà Hồ được UNESCO cho vào danh sách DSVHTG.

Báo chí VN dịch thế nào mà ra ngay kết quả hoành tráng: "Thành Nhà Hồ đứng đầu danh sách 21 di sản lớn nhất hành tinh" (Quân đội Nhân dân:http://www.qdnd.vn/…/thanh-nha-ho-dung-dau-danh…/376678.html), rồi Lao Động bình luận: "Không vui sao được khi một di sản của Việt Nam đứng đầu thế giới, xếp trên cả đảo Phục Sinh (Chile),...
(FB Phạm Thị Hoài)

Để bạn đọc có thêm thông tin cập nhật về Thành Nhà Hồ và về cách làm báo tài tình của báo chí chính thống VN, xin mời đọc toàn văn bài viết của CNN -  nguồn phát sinh ra những bài báo trứ danh mà nhà văn Phạm Thị Hoài đã dẫn trên.

September 8, 2015

Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

Các báo cáo về cái chết của sức mạnh Mỹ thường bị phóng đại rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là đã vượt qua Mỹ; hiện nay, Liên Xô đã không còn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã được coi là sắp sửa vượt mặt Mỹ; hiện nay, sau hơn hai thập kỷ trì trệ, không có ai nghĩ đến kịch bản này một cách nghiêm túc nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được coi là có khả năng đưa châu Âu lên vị trí nổi bật hơn; hiện nay, các nền kinh tế châu Âu thường xuyên trở thành đầu đề của báo chí thế giới, nhưng không phải theo khía cạnh tốt.

September 6, 2015

Thắng lợi về ngoại giao của Bắc Kinh?



Akiyoshi Komaki  (tờ Asahi Shimbun, Nhật Bản)
Phạm Nguyên Trường dịch



Các nước phương Tây, trừ Nga, đã từ chối tham gia. Pháp và Italy có cử người đi, nhưng, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao các nước này thì cử đại diện của chính phủ - là việc đương nhiên vì đấy là một phần của nghi thức ngoại giao. Rõ ràng là, trên thực tế, Trung Quốc không thể hy vọng vào sự hỗ trợ của toàn thể cộng đồng quốc tế.

September 4, 2015

Bài học của Lev Tolstoy

Mario Vargas Llosa
Phạm Nguyên Trường dịch



FERNANDO VICENTE

Nhà văn Nga, trong tác phẩm Chiến Tranh và Hòa Bình, dạy chúng ta rằng, mặc cho những sự kiện khủng khiếp trong cuộc đời, nhân loại đang từng bước để lại phía sau tất cả những gì tồi tệ, xấu xa mà nó mang theo trong mình.

September 3, 2015

Sức cám dỗ của tư tưởng độc tài

Nina L. Khrushcheva

Phạm Nguyên Trường dịch

“Tự do có nhiều khó khăn và chế độ dân chủ không phải là hoàn hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải xây dựng bức tường để giữ nhân dân của chúng tôi ở bên trong” - John F. Kennedy.

Cách đây 24 năm, những người Xô Viết cứng rắn, những người muốn chặn đứng công cuộc chuyển hóa dân chủ vừa mới hình thành ở đất nước này, đã bắt giam Mikhail Gorbachev và tuyên bố thiết quân luật. Đáp lại, hàng triệu người đã đổ ra đường phố Moskva và các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những lực lượng quan trọng nhất trong quân đội không chấp nhận cuộc đảo chính và chẳng bao lâu sau thì cuộc đảo chính này thất bại, kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô.

Mặc dù trong những tháng cuối cùng của Liên Xô, điều kiện kinh tế quả là tồi tệ, nhưng người dân có thể nhìn thấy những quyền tự do đang đến gần, và khác với ngày hôm nay, họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ những quyền tự do đó. Đúng là, trong những năm đầu của quá trình chuyển hóa dân chủ diễn ra sau đó, hầu hết các cử tri thời hậu cộng sản đã không bầu cho những kẻ cực đoan, tức là  những kẻ hứa sẽ chấm dứt thời kỳ khó khăn mà họ đang chịu đựng. Thay vào đó, họ thường chọn các ứng cử viên có tư duy duy lý trong số những người ứng cử.

September 2, 2015

Trịnh Sơn - Kẻ thù ở đâu


(về cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell,
 do dịch giả Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ)
Catalonia - Tình yêu của tôi, Alphabook - 2013

“Kẻ thù ở đâu?

Benjamin vung tay thành một vòng tròn. “Đằng kia kìa”. (Benjamin nói bằng tiếng Anh, nghe như đấm vào tai)
Nhưng ở đâu?”


September 1, 2015

Kerry Brown - Vì sao Trung Quốc lại là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của chính mình?


Phạm Nguyên Trường dịch

Lãnh đạo Trung Quốc coi ổn định là quan trọng nhất – và chính Trung Quốc là đất nước bất ổn đến mức không thể nào dự đoán được.

Với tất cả sự phức tạp của quan hệ tương tác của Trung Quốc với thế giới bên ngoài, sau khi nước này phát triển và trở thành tay chơi lớn về mặt địa chính trị và kinh tế lớn trong ba thập kỷ qua, những nguyên tắc cơ bản mà họ dựa vào khá đơn giản và đủ độ tin cậy. Từ thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tìm được một tiêu chí quan trọng nhất trong các đối tác chính của nó, dù đấy có là Hoa Kỳ, EU, Nga hoặc các nước láng giềng của Trung Quốc thì cũng thế - đó là tính ổn định và có thể dự đoán được. Nhưng não trạng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là não trạng của nạn nhân; họ coi Trung Quốc là đất nước dễ bị tổn thương, đấy là do thời gian bị mất mát trong “thế kỷ bị sỉ nhục” và sử dụng thời khắc hiện này nhằm khắc phục sự bất công của lịch sử hiện đại. Cơ hội chiến lược kéo dài hai thập kỷ mà Giang Trạch Dân nói tới vào năm 2000, hiện nay đã đi được ba phần tư đoạn đường, chính là nhắc đến quá trình khắc phục này.