August 31, 2015

Câu hỏi mới về “hai nước Trung Quốc”

Richard N. Haass

Phạm Nguyên Trường dịch

Đối với tất cả những người đã ngoài 60 tuổi và thường xuyên theo dõi tình hình thế giới thì thuật ngữ “hai nước Trung Quốc” làm người ta nhớ lại cuộc cạnh tranh diễn ra sau năm 1949 về việc công nhận về mặt ngoại giao do Trung Quốc đại lục (Đỏ) và Đài Loan tiến hành, hay, chính thức hơn, được tiến hành bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Trung Hoa. Đầu những năm 1970, hầu như tất cả các nước đều ủng hộ đòi hỏi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có nước này mới được công nhận là chính phủ có chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc. Trung Hoa đại lục đơn giản là quá lớn và quá quan trọng về kinh tế và chiến lược, không ai dám xa lánh.

Hiện nay, một một câu hỏi mới, câu hỏi khác hẳn về “hai nước Trung Quốc” lại xuất hiện. Câu hỏi tập trung vào sự kiện là Trung Quốc có phải là quốc gia hùng mạnh, với tương lai đầy hứa hẹn mặc dù có những khó khăn trong ngắn hạn, hay đây là đất nước đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về cơ cấu và tương lai là không chắc chắn. Nói tóm lại, hiện nay thoáng nhìn đã có thể thấy hai nước Trung Quốc khác hẳn nhau. Nhưng cái nào sẽ thắng thế?

August 24, 2015

Kẻ thù số 1 của Liên Xô

Boris Grozovsky

Phạm Nguyên Trường dịch


Nếu bạn hoặc con bạn chưa đọc The Great Terror – Cuộc khủng bố vĩ đại hay Harvest of Sorrow – Thu hoạch nỗi buồn (1986) - một tác phẩm viết về nạn đói trong và sau khi tập thể thể hóa thì phải nhanh lên thì mới kịp.

Robert Conquest (1917-2015)

August 21, 2015

Những vụ thanh trừng của Trung Quốc có thể học được gì từ Liên Xô?

Bùi Mẫn Hân

Phạm Nguyên Trường dịch



Để đảm bảo rằng Trung Quốc đứng ở vị trí mạnh nhất có thể, Tập phải học một bài học nữa từ Liên Xô: những vụ thanh trừng dễ dàng trở thành thái quá. Stalin đã tiêu diệt hàng quân đoàn sĩ quan của Hồng quân ngay đêm trước cuộc xâm lược của Quốc xã. Tập không thể cho phép mình mắc những sai lầm tương tự như thế.

August 17, 2015

TÁC PHẨM CẢM TÌNH VIÊN (THE SYMPATHIZER) CỦA NGUYỄN THANH VIỆT

Philip Caputo

Phạm Nguyên Trường dịch



Đất nước càng mạnh thì người dân càng có xu hướng coi nước mình là nhân vật chính trong những hoạt cảnh đôi khi nhốn nháo, nhưng thường là đầy bi thảm của lịch sử. Chúng ta là như thế, những công dân của một siêu cường, đã coi cuộc chiến tranh Việt Nam là một bi kịch của riêng nước Mỹ, trong đó,những vùng đất hừng hực của voi và hổ chỉ là bối cảnh còn người Việt Nam thì chỉ những diễn viên phụ.

August 13, 2015

Trung Quốc chinh phục Đông Nam Á như thế nào


Kent Harrington
Phạm Nguyên Trường dịch



Việc chuẩn bị chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, tới Washington, DC, đang được tiến hành một cách khẩn trương, người ta cho rằng các quan chức ở cả hai bên sẽ làm nhẹ bớt sự khác biệt của họ về yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi việc xây dựng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo mà trước đây không có người ở và các đảo san hô, ở biển Đông (South China Sea). Việc xuống thang bằng con đường ngoại giao như thế theo sau mấy tháng trời tố cáo lẫn nhau và những vụ doạ dẫm ngầm sẽ làm hài lòng các nhà lãnh đạo ở Đông Nam Á.

August 7, 2015

Dân chủ như một phần của nền văn hoá



Doug Saunders
Phạm Nguyên Trường dịch

Đối với các nước phản dân chủ trên thế giới, đây là thời điểm quan trọng. Hai nước Cuba và Iran vừa có những bước đi nghiêm túc nhằm liên kết với thế giới dân chủ. Điều đó buộc họ phải hy sinh những thứ mà cách đây không lâu họ đã từng coi là quý giá. Tuy nhiên, còn lâu họ mới trở thành những nước dân chủ.