July 28, 2015

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mang màu sắc cộng sản Trung Quốc

Pranab Bardhan

Phạm Nguyên Trường dịch

Những người tập môn Pháp Luân Công cầm một biểu ngữ nhắc đến ông Giang Trạch Dân, một cựu lãnh đạo Trung Quốc, người chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp môn phái này.

Những câu chuyện về nạn tham nhũng trong việc xây dựng trường sở thậm chí đã lan tràn trên báo chí chính thức trong một thời gian ngắn. Nhưng cuối cùng, thì chính phụ huynh và giáo viên của những đứa trẻ đã thiệt mạng lên tiếng phản đối đã bị nhà cầm quyền đàn áp và bỏ tù.

July 20, 2015

Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp là nền văn hóa bài tư bản chủ nghĩa

Russell Lamberti
Phạm Nguyên Trường dịch



Nguy cơ lớn nhất đối với Hy Lạp không phải là chính sách thắt lưng buộc bụng hay vỡ nợ hoặc đồng euro hay đồng drachma. Và chắc chắn là không phải bị doạ đưa ra khỏi thị trường tín dụng – mà đó là nền văn hóa của Hy Lạp, một nền văn hoá chống lại thị trường tự do, thị trường không bị trói buộc và một nền văn hoá chỉ muốn dựa nhà nước.

Hiện nay chỉ trích văn hóa bị coi là không thích hợp về mặt chính trị, nhưng cho dù sử dụng đồng Euro hay đồng drachmas (đồng tiền của Hy Lạp – ND), ở trong hay ngoài của Liên minh châu Âu, Hy Lạp thực sự cần sắp xếp lại sự rối loạn chức năng về mặt văn hóa của họ. Tôi không nói về phong tục, truyền thống, kiến ​​trúc, âm nhạc, và chắc chắn là tôi không nói về thức ăn của nước này. Tôi đang nói về não trạng bài tư bản chủ nghĩa. Những cuộc đàm phán, giao dịch, phản giao dịch, trưng cầu dân ý, biểu tình và tất cả mọi thứ, hầu như, đều có rất ít ý nghĩa nếu người Hy Lạp không bỏ tư tưởng dựa vào nhà nước và tái phát hiện chủ nghĩa tư bản đặc thù của Hy Lạp.

July 15, 2015

Hy Lạp nói “Không”, nhưng đấy không phải là chiến thắng vì chế độ dân chủ.

Bernard-Henri Lévy
Phạm Nguyên Trường dịch

Một người biểu tình bị bắt trong một cuộc tuần hành phản đối chính sách khắc khổ. (Ảnh: Getty)

Mặc dù điều mà nhiều người đang nói tới - đặc biệt là những người không phải gánh chịu những hậu quả của lời nói của họ - việc cử tri Hy Lạp từ chối đề nghị gói cứu trợ tài chính mới nhất từ ​​các chủ nợ của họ không phải là “chiến thắng cho chế độ dân chủ”. Vì dân chủ, người Hy Lạp biết rõ hơn ai hết, là một vấn đề điều đình, đại diện và ủy nhiệm quyền lực một cách có trật tự. Bình thường thì đấy không phải là vấn đề trưng cầu dân ý.

July 14, 2015

Klaus Schwab - Tài năng và vốn trong thế kỷ XXI


Phạm Nguyên Trường dịch



Khi những người hoạch định chính sách tài chính tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hầu như bao giờ họ cũng tập trung vào việc tìm kiếm những biện pháp mới nhằm giải phóng đồng vốn. Mặc dù cách tiếp cận như thế có thể có hiệu quả trong quá khứ, nó có thể tạo ra nguy cơ là người ta sẽ không chú ý tới vai trò của người tài trong việc tạo ra và thực hiện những ý tưởng làm cho kinh tế tăng trưởng. Thật vậy, trong nền công nghệ thay đổi nhanh chóng và tự động hóa trên diện rộng sẽ diễn ra trong tương lai, những yếu tố quyết định - hoặc hạn chế đến mức làm tê liệt – sự cách tân, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng dường như ít phụ thuộc vào vốn mà phụ thuộc nhiều hơn vào lực lương lao động có tay nghề cao.

July 9, 2015

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu

Daniel Altman
Phạm Nguyên Trường dịch

Nếu Hy Lạp và Trung Quốc cùng vấp ngã thì đây là kịch bản dẫn tất cả đến sụp đổ 

Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tôi không biết kịch bản xấu nhất sẽ như thế nào, vì thực tế không ai biết chuyện đó. Bởi vì những sự kiện bất ngờ - những con thiên nga đen, những ẩn số chưa biết, hay, sử dụng thuật ngữ của thời điểm hiện nay, không chắc chắn Knight - không thể biết những chuyện xấu có thể xảy có thể xảy ra như thế nào với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng một vài quân bài domino có thể đổ và  có thể gây ra những hiện tượng rất khó chịu trên thị trường, và cần xem xét xem thế giới lúc đó sẽ như thế nào.

July 5, 2015

Chuyển hóa đầy kịch tính trong quan hệ Việt – Mỹ


Cuong T. Nguyen
Phạm Nguyên Trường dịch

Chuyến thăm lịch sử trong tuần này cho thấy hai cựu thù đã trở nên gần gũi đến mức nào.
cảng Cam Ranh

Năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc với thất bại về mặt chính trị của Hoa Kỳ trước những người cộng sản. Bốn mươi năm sau, nếu không có gì thay đổi, lần đầu tiên, các quan chức cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ thăm Washington, DC, trong hai ngày 6 và 7 tháng 7. Mặc dù đã có những bất đồng về thủ tục - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có đối tác trực tiếp ở Hoa Kỳ - không còn nghi ngờ gì nữa, chuyến đi này là sự kiện lịch sử vì nó diễn ra trong khi cả hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ.

July 3, 2015

Kerry Brown - Trung Quốc đang quay trở lại chế độ quyền lực trong tay một người?

Phạm Nguyên Trường dịch

Richard J. Evans, nhà sử học ở Cambridge, trong tác phẩm viết về lịch sử của Đế Chế III (Đức quốc xã – ND) trích lời của Bộ trưởng tuyên truyền và giáo dục của chế độ, Joseph Goebbels. “Làm cho dân chúng hòa giải, không ít thì nhiều, với chế độ ta; đưa họ vào vị trí trung lập đối với chúng là chưa đủ”, kẻ mị dân này đã nói như thế vào năm 1933. “Chúng ta muốn cải tạo người dân cho đến khi họ trở thành nghiện chúng ta”.