June 30, 2015

Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã quay trở lại, gần khu vực tranh chấp ở biển Đông

Ankit Panda
Phạm Nguyên Trường dịch


Những bản báo cáo bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam vào hôm thứ năm (25 tháng 6 - ND) nói rằng giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) của Trung Quốc - trung tâm của những cuộc đụng độ vào mùa hè năm ngoái giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được tái triển khai ngoài khơi đảo Hải Nam, trong vùng biển tranh chấp về đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc và phía tây của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Báo cáo của Việt Nam dẫn thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) nói rằng giàn khoan đã được đặt ở tọa độ 17 ° 03'75 '' Bắc và 109 ° 59'05 '' Đông, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (1 hải lý = 1.852 m, ND), cách bờ biển đảo Hải Nam 63 hải lý, và cách đảo gần nhất trong quần đảo Hoàng Sa 87 hải lý (xem bản đồ bên dưới).

June 27, 2015

Goebbels của Điện Kremlin

Nina L. Khrushcheva
Phạm Nguyên Trường dịch

Ở nước Nga Xô Viết, tất cả mọi người biết rằng mình đang bị theo dõi. Mọi hành vi lệch chuẩn đều bị nghi ngờ và có nhiều khả năng là sẽ bị trừng phạt. Nhà nước Xô Viết cho rằng mình đang tiến hành chiến tranh với hầu như tất cả mọi thứ trên đời - điệp viên nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hay những người chơi nhạc jazz. Tư tưởng giữ thế thượng phong của chế độ không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin mà là nghi ngờ và thù địch.

June 24, 2015

Tương lai của hợp tác ba bên Mỹ-Nhật Bản-Việt Nam

Prashanth Parameswaran
Phạm Nguyên Trường dịch

Ý tưởng đang ngày càng được nhiều người quan tâm

Tuần trước, Trung tâm vì lợi ích dân tộc (Center for the National Interest), một think tank có trụ sở ở Washington – D.C., tung ra một báo cáo mới về triển vọng hợp tác ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Báo cáo này là một trong những sáng kiến, gọi là “Track 2”, tìm cách khám phá cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ba nước trong vài năm qua. Thời gian gần đây, những cuộc đối thoại ba bên ngày càng trở thành thường xuyên hơn, vì Hoa Kỳ đang tìm nguồn bổ sung cho mạng lưới những liên minh và quan hệ đối tác với những mối liên kết mới, trong đó có liên minh Mỹ-Nhật Bản và các quốc gia khác.

June 23, 2015

Chuẩn bị cho những xáo trộn nghiêm trọng ở Nga

Sergei Guriev (The Washington Post)
Phạm Nguyên Trường dịch



Đất nước không thể chịu đựng thêm một cuộc chiến nữa - ngoài chi phí quân sự trực tiếp, một đợt trừng phạt mới có thể làm sụp đổ các ngân hàng quan trọng, điều đó có thể dễ dàng dẫn sự hoảng loạn trong dân chúng và sụp đổ chế độ.

June 17, 2015

Nền văn học Nga có thể nói gì với chúng ta về thế giới của Vladimir Putin?

James Stavridis (Foreign Policy, Mỹ)
Phạm Nguyên Trường dịch



Những nhà văn vĩ đại của đất nước này cho thấy bối cảnh của thái độ hung hăng của Nga tốt hơn so với bất kỳ cuộc họp báo nào.

Bạn muốn thực sự hiểu những chuyện đang diễn ra ở Nga? Hãy vất ngay những bản báo cáo chứa đầy ngôn từ thời Chiến tranh Lạnh của CIA đi. Hãy quên đi những tin tức mà NSA bắt được hay những bức ảnh do vệ tinh gián điệp chụp được. Và vất vào sọt rác những bài phân tích đầy những thuật ngữ mang tính hàn lâm trong những tờ tạp chí chuyên về khoa chính trị học.

June 11, 2015

Wu Wei - Vì sao cải cách chính trị của Trung Quốc thất bại


Phạm Nguyên Trường dịch


Triệu Tử Dương trên quảng trường Thiên An Môn, năm 1989

Những tiếng súng trong ngày 4 tháng 6 năm 1989 ở Trung Quốc báo hiệu sự thất bại của những  cuộc cải cách chính trị do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành trong những năm 1980. Đây không phải là thất bại ngẫu nhiên – mà là kết quả của một cuộc cạnh tranh phức tạp giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đặng Tiểu Bình là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc trong những năm 1980. Đặng Tiểu Bình từng bước thiết lập quyền lực của mình trong Đảng ngay từ cuối những năm 1970. Trong khi không có quyền lực tuyệt đối như Mao Trạch Đông, nhưng thành công của công cuộc cải cách và mở cửa đã làm gia tăng quyền lực của Đặng. Nhưng lúc đó, phe bảo thủ luôn tìm cách lật ngược công cuộc cải cách của Đặng. Trong Đảng, có hai phái chính trị chính: phe ủng hộ cải cách do Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương cầm đầu, còn phe bảo thủ thì do Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Lý Bằng và Diêu Y Lâm cầm đầu. Còn Đặng, người ủng hộ cải cách và mở cửa, ngay cả trong khi khẳng định “Bốn nguyên tắc chính” (Chủ nghĩa Marx và Lenin - Trung thành với đảng - Phục tùng lãnh đạo - Tư tưởng Mao Trạch Đông - ND), đã trở thành tiếng nói quyết định giữa hai nhóm.

June 4, 2015

Milovan Djilas - Nói chuyện với Stalin (Bài cuối)





3.

Tất cả những đảng viên đối lập với Stalin, dù ít dù nhiều, đều hoạt động một cách thiếu thực tế. Trotsky thì bị ám ảnh bởi cuộc cách mạng, mà nhất định phải là cách mạng thế giới mới nghe. Bukharin thì chỉ nghĩ đến kinh tế, cơ sở của tất cả mọi thứ trên thế gian này. Họ nuối tiếc “tình đồng chí” của một thời quá vãng và tiếp tục thiết kế tương lai “lí tưởng”. Trong khi đó, Stalin, đi theo Lenin, dần dần hiểu ra rằng nếu không thay đổi ý nghĩa và vai trò của Đảng thì sẽ không thể nào bảo vệ được chế độ mới. Trong giai đoạn cách mạng, Đảng giữ thế thượng phong so với chính quyền. Sự thay đổi đã diễn ra theo đúng lí luận của Lenin, nhà nước là công cụ đàn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác, bây giờ, chính quyền, nghĩa là cảnh sát mật và các cơ quan của nó, đã giành được thế thượng phong.

Tất nhiên, mọi sự đều diễn ra một cách chậm chạp, bề ngoài “Đảng vẫn giữ vai trò chủ đạo”, nghĩa là diễn ra dưới những khẩu hiệu và nhận thức tư tưởng cũ. Nếu ta nhớ rằng chính quyền bao giờ cũng mang trong mình nó đặc quyền đặc lợi và “vai trò trong lịch sử” thì ra sẽ thấy rằng ngay từ khi Đảng vừa giành được chính quyền đã xuất hiện những kẻ tham quyền cố vị: không phải Stalin phát minh ra bộ máy quan liêu Đảng trị mà chính bộ máy này đã phát hiện ra ông, người có đủ bản lĩnh để làm lãnh tụ cho nó.

June 3, 2015

Milovan Djilas - Nói chuyện với Stalin (Bài 11)


Kết luận

Nhiều người, trong đó dĩ nhiên là có Trotsky, đặc biệt nhấn mạnh những bản năng tội phạm, bản năng khát máu của Stalin. Tôi không muốn phủ nhận cũng như khẳng định vì không có đủ dữ kiện. Gần đây, ở Moskva, người ta đã tuyên bố rằng có thể ông ta đã giết Kirov để lấy cớ đàn áp phong trào đối lập trong Đảng. Bàn tay ông ta cũng có thể đã nhúng cả vào cái chết của Gorky. Trotsky còn nghi rằng ông ta đã cho giết Lenin dường như để ông khỏi bị đau đớn thêm. Có người khẳng định rằng ông ta đã giết vợ hoặc là đối xử một cách thô bạo quá đến nỗi bà phải tự sát. Vì cái giai thoại bà đã bị ngộ độc khi nếm món ăn mà người ta chuẩn bị cho chồng do bộ máy tuyên truyền của Stalin tạo ra nghe có vẻ vừa thơ mộng vừa ngây ngô quá.

Stalin có thể thực hiện mọi tội ác, chưa có tội ác nào mà ông ta không phạm. Dù dùng tiêu chuẩn nào thì ông ta cũng là một kẻ tội đồ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, chúng ta hãy hi vọng như thế. Vì ông ta là sự kết hợp của sự tàn ác của Caligula, sự cầu kì của Borgia và sự man rợ của Ivan Bạo chúa.

June 2, 2015

Kamel Daoud - Camus, khởi nghĩa và mùa xuân Arab

Phạm Nguyên Trường dịch

Albert Camus (1913-1960)


Trong các cuộc nổi dậy của Mùa Xuân Arab và sau đó, Camus dường như đang lẩn khuất giữa đám đông

Ngày 04 tháng 1 năm 1960, Albert Camus, nhà văn và triết gia người Pháp sinh ở Algeria đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Pháp. Ông để lại một ngôi mộ ở đất nước này, còn những cuốn sách thì dành cho thế giới, và ông cũng để lại một di sản kỳ lạ trong thế giới Ả Rập.

Tác phẩm nổi tiếng nhất, cuốn tiểu thuyết Người Dưng (L'Etranger), xuất bản lần đầu vào năm 1942, nói về Meursault, một người Algeria gốc Pháp, sau khi tham dự đám tang của mẹ mình, đã hạ sát một người Ả Rập vô danh. Trong một thời gian dài, phái Tả ở trong thế giới Arab không tha thứ cho Camus vì vụ một người đàn ông vô danh tình cờ bị giết trên bãi biển đó. (Một học giả đã quá cố, ông Edward Said, từng coi Meursault là “biểu hiện của thái độ thực dân một cách vô thức”). Không nghi ngờ gì rằng đây là vụ giết người mang tính biểu tượng, vì người Ả Rập trong các tiểu thuyết của Camus chỉ đơn giản là những cái bóng, những người không hề có tên tuổi gì và đỉnh cao của sự vô danh, vô hình của họ được thể hiện rõ nhất trong hai cuốn tiểu thuyết Dịch Hạch (La Peste) và L'Etranger. Chỉ có trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng, cuốn Người Thứ nhất (Le homme premier), được xuất bản sau khi Camus đã qua đới, thì độc giả mới thấy một người Arab bằng xương có thịt và có tên tuổi.

June 1, 2015

Yuriko Koike – Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và chiến luợc của Trung Quốc

Phạm Nguyên Truờng dịch



Yuriko Koike - cựu Bộ trưởng Quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia của Nhật Bản

Tháng tới, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể đầu tiên, mục đích là bắt đầu hoạt động ngay trước cuối năm nay. Và bây giờ Trung Quốc đã gia tăng gấp đôi nỗ lực nhằm bảo đảm vai trò khống chế ở cái ngân hàng mới đuợc thành lập này bằng cách tăng đầu tư, dự định ban đầu từ 50 tỷ, lên 100 tỷ USD.

Khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn củng cố mức độ xếp hạng tín dụng của AIIB. Nhưng nó cũng có thể là điều kiện cần để Trung Quốc giữ được quyền kiểm soát ngân hàng này, vì số lượng các nước đồng ý tham gia cuộc họp thành lập AIIB đã hóa ra lớn hơn rất nhiều so kì vọng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.