March 29, 2015

Martin Fendrych (Công hòa Séc) - Nhân sự kiện Charlie Hebdo và hành động của tổng thống Putin, bàn về mặt mạnh và mặt yếu của tự do.


Phạm Nguyên Trường dịch


Mỗi khi có một chuyện gì đó khủng khiếp, ví dụ như cuộc tấn công khủng bố ở Paris, khi những kẻ khủng bố tấn công và giết người, thì người ta bắt đầu cảm thấy rằng dường như thế giới tự do quá yếu. Cần phải có ít tự do và ít cởi mở hơn. Rằng cần hạn chế, vì những thứ này chỉ có lợi ở một mức độ nào đó mà thôi. Chúng ta cần một bàn tay cứng rắn. Trong xã hội phương Tây, một xã hội cổ vũ cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo..v..v.. cũng bắt đầu có những suy nghĩ như thế ngay sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, và, dĩ nhiên, họ cũng phản ứng như thế sau cuộc tấn công khủng bố vào tòa soạn báo Charlie Hebdo. Nhưng đây là thái độ sai lầm và có hại.

March 23, 2015

Russell C. Smith và Michael Foster (Huffington Post – Mĩ) - Mấy nhận xét về cuộc chiến chống lại quyền tự do thể hiện


Phạm Nguyên Trường dịch

Những vụ giết người do bọn khủng bố thực hiện trong thời gian gần đây ở Paris đã chứng minh một cách rõ ràng cho những công dân có tư tưởng tư do của hành tinh Trái đất rằng điều kiện cần thiết để tạo lập một tương lai bền vững cho cuộc sống, tình yêu và sự sáng tạo là lí tưởng phổ quát về tự do thể hiện.

March 11, 2015

Mehdi Jowkar (IRNA, Iran) - Những kẻ cuồng tín đang phá hủy lịch sử như thế nào


Phạm Nguyên Trường dịch


Cảnh những tên lính IS dùng búa tạ đập phá những pho tượng cổ làm người ta nhớ lại câu nói của nhà triết học người Pháp, Albert Camus: “Những người nói rằng họ biết tất cả mọi thứ và có thể làm tất cả mọi thứ, cuối cùng sẽ đi đến kết luận rằng phải phá hủy tất cả”. Thật vậy, những kẻ cực đoan không chỉ giết người, chúng đang nhổ tận gốc, trốc tận rễ lịch sử.

March 10, 2015

David Shambaugh - Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc

  
Phạm Gia Minh dịch

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

March 9, 2015

Michael Thumann (Tờ Die Zeit, Đức) - Phép lạ của nước Nga


Phạm Nguyên Trường dịch

Đồng rub tiếp tục mất giá, giá thuê nhà và các dịch vụ công cộng khác tiếp tục gia tăng, hết cửa hàng này đến cửa hàng khác ngừng kinh doanh. Vì sao trong khi cuộc khủng hoảng đang diễn ra gay gắt như thế, uy tín của Putin lại cao như vậy?

Khu phố mà tôi sống, nằm trên Đại lộ Hòa Bình, gần ga Riga. Tôi đã sống trên “đại lộ hòa bình” này nhiều năm rồi và hiện nay tôi cũng thuê một phòng trong khu phố này. Nhưng đáng tiếc là, khu vực xung quanh đang thay đổi. Gần đây, chính quyền thành phố đã quyết định đóng cửa những gian hàng nhỏ trong những lối đi dưới đường tàu điện ngầm. Tôi cũng như nhiều người dân Moskva thích những gian hàng này. Khi đi ngang qua, có thể rẽ vào mua trái cây, bánh mì và một số thứ khác - trước đây tôi thậm chí không thể tưởng tượng được rằng mình lại cần những gian hàng này đến như thế. Mua khi đi ngang qua là niềm vui khách hàng. Chính quyền thành phố dọn sạch lều quán trên các lối đi. Nhiều người buôn bán nhỏ đã bị tước mất sinh kế. Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế đấy.

March 7, 2015

Vì sao tôi đã yêu mền Nemtsov



Giáo sư Georgy Mirsky, www.bbc.com/news/magazine-31692409

Nguyễn Văn Trọng dịch

Cho dẫu hôm Chủ Nhật, ở Moscow, công chúng quay sang khóc thương Boris, thì từ khi người Nga bầu cho các chính trị gia theo phái tự do, không kể nhiều hay ít, đến nay đã 20 năm. Đây là những ngày đen tối cho những người Nga tán thành những giá trị tự do và chính sách đối ngoại hòa bình – một tâm trạng được biểu tỏ trong bài ai điếu Nemtsov của nhà sử học 88 tuổi, giáo sư Georgy Mirsky. Sau đây là bản dịch bài trên blog của ông, đăng ở trang mạng của đài phát thanh Ekho Moskvy.

March 1, 2015

Một tiểu thuyết về chiến tranh VN của tác giả người Mỹ gốc Việt được giới thiệu trên báo Los Angeles Times

Tác phẩm “Cô ấy khóc” của Quan Barry
Steph Cha
Phạm Nguyên Trường dịch

Quan Barry đọc thơ trong buổi giao lưu văn học Việt-Mỹ tại Hà Nội năm 2012.
Đây là lời thú nhận của một người Mĩ: Tôi không thích những tiểu thuyết viết về lịch sử diễn ra bên ngoài nước Mĩ. Tôi không thích đọc sách lịch sử và tôi cho rằng phải là tác giả có tay nghề và hấp dẫn thì mới có thể làm cho tôi thích đồng thời mê hoặc được tôi bằng vẻ đẹp của ngôn từ. Quan Barry nằm trong số những tác giả như thế. Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay nhan đề Cô khóc mỗi khi bạn được sinh ra (She Weeps Each Time You're Born), nhà thơ sinh ra ở Sài Gòn này đưa chúng ta đi qua suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam hiện đại, bằng sự kết hợp tài tình giữa văn hóa dân gian, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và những câu chuyện về cuộc đấu tranh và gian khổ tưởng như được giật ra ngay từ lịch sử vậy.

Ông có thể đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn



Trang mạng Inosmi.ru lược thuật những bài bình luận về vụ sát hại Boris Nemtsov

Phạm Nguyên Trường dịch


Tờ The Wall Street Journal gọi Boris Nemtsov là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của phe đối lập, người “có thể dẫn dắt đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn, nếu có cơ hội”. Theo tờ báo này, “có khả năng là, chúng ta sẽ không bao giờ biết ai đã giết Boris Nemtsov vào đêm thứ sáu vừa qua ở Moskva, cũng như vì sao người ta đã giết ông”. Tờ báo này còn viết: “Nemtsov không ngại trực tiếp phê phán nhà lãnh đạo Nga ... Ông cũng là một trong số ít người ở Nga ủng hộ phong trào dân chủ Ukraine”.