January 28, 2015

Pierre Duriot và Anne Peymirat - Nuôi dạy đứa con “trung bình” như thế nào?


Phạm Nguyên Trường dịch

Những vị phụ huynh quá khao khát thành tích của con, dù không muốn, có thể tạo cho con em mình nhiều áp lực.

Atlantico: “Có rất nhiều khả năng là con bạn sẽ không được vào một trong những trường đại học tốt nhất và không được học bổng thể thao” – tác giả cuốn (Bringing Up Bébé – Giáo dục theo kiểu Pháp),  Pamela Druckerman, nhắc nhở như thế trên tờ The New York Times. Hóa ra là chưa bao giờ các bậc phụ huynh lại cảm thấy khó công nhận rằng con họ không phải là một thiên tài nhí như hiện nay? Có phải văn hóa thành tích ngay từ trong nôi là chuyện của muôn đời hay không? Nếu không thì từ đâu ra?

January 23, 2015

Andrei Babisky - Tại sao lại cần những họa sĩ vẽ tranh biếm họa



Phạm Nguyên Trường dịch

Sự tức giận giả vờ là lý do tốt nhất để làm điều ác

Những cuộc thảo luận về vụ tấn công khủng bố diễn ra ở Paris, thường tập trung vào các cộng tác viên của tờ tạp chí Charlie Hebdo, những người dường như đã xúc phạm tình cảm của người Hồi giáo suốt nhiều năm liền. Nếu tin rằng lí do dẫn đến cuộc tấn công là những bức biếm họa nhà tiên tri, rằng các họa sĩ biếm họa cũng có lỗi, dù nhỏ, trong chuyện này thì sẽ dễ hiểu những sự kiện đã xảy ra hơn. Nhưng sự hợp lí hóa này không những hoàn toàn không phù hợp mà còn không đúng. Nhất là, nạn nhân của những kẻ khủng bố không chỉ là các nhà báo mà còn là những khách hàng tình cờ của một siêu thị của người Do Thái. Những kẻ sát nhân – xuất phát từ những mục đích mà chúng ta không thể hiểu nổi - đã nhẫn tâm bắn chết 17 người.

January 15, 2015

Peter St. Onge - Cách mạng thường ăn thịt những người sinh của nó

Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Đây có thể được coi là lời bạt cho những tác phẩm như: Đêm Giữa Ban Ngày, Bên Thắng Cuộc, Đèn Cù, Giai Cấp Mới… và nhiều tác phẩm khác nữa.
Cách mạng cánh tả là một trong những cú lừa lớn nhất trong lịch sử. Cả các nhà trí thức, những người khao khát bắn phá lẫn những người bị thiệt thòi, những người bị đưa vào trại tập trung chứ không phải vào thiên đường trên cõi thế, đều được hứa như thế cả.

January 11, 2015

Điều gì đã làm bọn tấn công khủng bố ở Paris tức giận? Chế độ dân chủ.



Xã luận tờ The Globe and Mail (Canada) ngày 7 tháng 1 năm 2015

Phạm Nguyên Trường dịch

Ngôn luận tự do sẽ chẳng có nhiều tác dụng nếu nó có nghĩa là chỉ nói những điều mọi người đều đồng ý. Ngôn luận tự do cũng sẽ chẳng có nhiều tác dụng nếu nó bị giới hạn nhằm tránh làm cho người ta tức giận. Ngôn luận tự do là quyền tự do dân chủ căn bản của xã hội vì xã hội có tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là xã hội được cai trị bởi lí trí chứ không phải là bị cai trị bời đức tin, bất đồng được giải quyết bằng lí lẽ chứ không phải bằng bạo lực. Đấy là xã hội, nơi tư tưởng có thể thay đổi và thái độ có thể tiến hóa một cách tự nguyện. Còn xã hội không có tự do ngôn luận thì ngược lại, đấy là xã hội, nơi tư tưởng của bạn đã được người ta quyết định thay cho bạn từ trước rồi. 
Cuộc tấn công hôm thứ tư, 7 tháng 1, vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo, ở Paris, là cuộc tấn công trực tiếp vào chế độ dân chủ và tư tưởng về ngôn luận tự do. Những kẻ tấn công muốn rằng xã hội phải hiểu rõ điều đó. Nói cho cùng, đấy chính là lí do tồn tại của họ.

January 8, 2015

Lời cuối cùng trước tòa của Aleksey Anatolyevich Navalny


Tôi kêu gọi sống không dối trá
Phạm Nguyên Trường dịch
Lời người dịch: Tôi đã định viết một đoạn, khoảng 1 trang, để nói về Aleksey Navalny và những việc anh đã làm, cùng những phiên tòa mà anh đã trải qua, nhưng sau khi dịch xong bài này thì tôi thấy không cần thiết nữa. Navalny là ai và anh đã làm những việc gì không phải là điều quá quan trọng bởi vì những việc anh làm khá gần gũi với chúng ta và trong thâm tâm mỗi người chúng ta có lẽ đều có thể mường tượng được. Điều quan trọng chính là những lời anh nói ở phiên tòa này và thế là đủ.

Một người không làm việc gì phi pháp và tội phạm có thể nói lời cuối cùng bao nhiêu lần trong suốt cuộc đời? Không lần nào. Còn nếu không may thì cũng chỉ một lần là cùng. Thế mà trong một năm rưỡi qua, có thể là hai năm, tính cả những vụ phúc thẩm thì đây là lời nói cuối cùng thứ sáu, thứ bảy mà cũng có thể là thứ mười của tôi.

January 7, 2015

Benny Tai – Bất tuân dân sự - vũ khí có sức công phá mạnh nhất


Phạm Nguyên Trường dịch

Theo tuyên bố của ông Chzhenina Liang [đứng đầu đặc khu hành chính Hồng Công], không cần phải liên hệ một cách trực tiếp việc Hồng Công giành được quyền phổ thông đầu phiếu thực sự với năm 2017 [năm “bầu lại” người đứng đầu chính quyền] hay năm 2020 [năm bầu lại cơ quan lập pháp]. Vì ở Hồng Công người ta đã chờ đợi quyền phổ thông đầu phiếu hàng chục năm rồi, ngày tháng cụ thể cũng không quan trọng hơn là cuộc thảo luận – hiện đang diễn ra - về cải cách chính trị nói chung. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khó có khả năng là Bắc Kinh sẽ cho Hồng Công quyền biểu quyết đầy đủ. Chúng ta có thể làm gì nhằm hỗ trợ quyền phổ thông đầu phiếu, hỗ trợ chương trình của nhóm các đảng ủng hộ dân chủ và các tổ chức của xã hội dân sự?

January 5, 2015

Alexander Solzhenitsyn (1918-2008) - Sống không dối trá!



Phạm Nguyên Trường dịch

Có một thời chúng ta thậm chí không dám cả nói thầm! Bây giờ, chúng ta viết và đọc sách báo ngoài luồng (Samizdat), và đôi lúc tụ tập hút thuốc tại Viện nghiên cứu khoa học, bạn bè có thể phàn nàn thẳng thắn với nhau: chúng còn nống lên đến đâu nữa, còn lôi chúng ta đi đâu nữa! Những trò khoác lác vô bổ về thành tựu trong vũ trụ trong khi ở nhà thì phá sản và nghèo đói; rồi củng cố những chế độ cai trị dã man ở nước ngoài; rồi kích thích những cuộc nội chiến; rồi nuôi dưỡng một cách mù quáng chính quyền của Mao Trạch Đông (bằng tiền của của chúng ta) -  rồi sau đó lại lùa chính chúng ta ra chiến trường chống lại hắn; và chúng ta phải đi chứ biết làm sao bây giờ? Chúng muốn bỏ tù ai thì bỏ, chúng tống những người khỏe mạnh vào nhà thương điên – tất cả đều là chúng, còn chúng ta thì bất lực!

Đã tới đáy rồi, cái chết toàn diện về mặt tinh thần đã chạm mặt tất cả chúng ta, còn cái chết về mặt thể xác thì cũng đang bùng lên và sẽ thiêu hết tất cả chúng ta lẫn con cháu chúng ta; thế mà chúng ta vẫn cứ cười cợt một cách đớn hèn và lúng búng nói không ra hơi: