November 28, 2014

A. N. Mesheriakov - Là người Nhật


Lời bạt


Sau khi hoàng đế Minh Trị băng hà, Nhật Bản càng ngày càng bị lôi cuốn vào những dự án quốc tế do các nước “tiến bộ” và “văn minh” tham gia thực hiện. Nhật tham gia vào các cuộc triển lãm quốc tế, Chiến tranh thề giới thứ nhất, tiến hành công nghiệp hoá. Nhật cũng gặp phải những khó khăn như tất cả các nước bước chân lên con đường như thế. Quá trình đô thị hoá và hiện đại hoá dẫn tới việc phá huỷ môi trường sống quen thuộc, tức là môi trường mà cội nguồn của nó là sự phân tầng dựa trên nguồn gốc xuất thân, trú quán, nghề nghiệp, giới tính và tuổi tác. Kết quả là sự đa dạng hoá ngày càng gia tăng, nhưng điều đó lại được coi là gia tăng bất ổn và hỗn loạn, đánh mất bản sắc và sự tự tin. Chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển đã làm băng hoại giới trẻ, quyền và ước muốn lấn át trách nhiệm, gia đình gia trưởng tan rã thành các gia đình hạt nhân. Các tiểu văn hoá mới thế chỗ cho các những tiểu văn hoá cũ. Những kẻ truyền bá các tiểu văn hoá mới này có những thói quen khác, đọc những cuốn sách khác và ăn mặc khác trước. Người Nhật sợ bị lạc trong cái mớ hỗn độn này, người ta sợ phải ở lại một mình với sự hỗn loạn đó và với chính mình. Phương Tây được coi là nguồn gốc của sự hỗn loạn, tất cả những ảnh hưởng bệnh hoạn: chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa xã hội, đều xuất phát từ đó. Nhật Bản đã tham gia khá sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng gây cho nước này nhiều khó khăn và làm cho tình cảm và hành động ngày càng trở thành quá khích hơn.

November 26, 2014

Friedrich A. von Hayek - Đường về nô lệ (Bản rút gọn, kì cuối)


 

Tại sao những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất? 

Không nghi ngờ gì rằng hệ thống “phát xít” ở Anh hay ở Mĩ sẽ khác rất xa mô hình của Ý hay Đức; không nghi ngờ gì rằng nếu việc chuyển hoá được thực hiện một cách phi bạo lực thì chúng ta có thể hi vọng có được những nhà lãnh đạo tử tế hơn. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là hệ thống phát xít của chúng ta sẽ hoàn toàn khác hay sẽ dễ chịu hơn nguyên mẫu của chúng. Có nhiều lí do để tin rằng những đặc điểm xấu xa nhất của các hệ thống toàn trị nói trên là những hiện tượng mà chế độ toàn trị trước sau gì cũng sẽ tạo ra.

November 25, 2014

Friedrich A. von Hayek - Đường về nô lệ (Bản rút gọn, kì 1)

Lời người dịch: Tác phẩm Đường về nô lệ (The Road to Serfdom) xuất bản ở Anh vào tháng 3 năm 1944 và sáu tháng sau, tức là ngày 18 tháng 9 năm 1945, thì được ấn hành ở Mĩ. Phiên bản xuất hiện trên tạp chí The Reader’s Digest, được giới thiệu dưới đây, ra đời vào tháng 4 năm 1945 dưới tiêu đề “Một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong thế hệ chúng ta” đã góp phần đưa Hayek trở thành nhân vật danh tiếng và công trình của ông trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Mĩ từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1945.



“Người nào từ bỏ tự do thực sự để đổi lấy một ít an toàn tạm thời thì không xứng đáng được tự do, cũng chẳng xứng đáng được an toàn”.

Benjamin Franklin



Tác giả đã sống nửa cuộc đời tại nước Áo quê hương mình và có mối liên hệ gần gũi với hệ tư tưởng Đức, nửa sau cuộc đời ông sống ở Anh và Mĩ. Trong những năm tháng sau này, càng ngày ông càng tin tưởng rằng những lực lượng đã từng góp phần phá huỷ nền tự do ở Đức cũng đang hoạt động ở đây. 

November 21, 2014

A. N. Mesheriakov - Là người Nhật


Lời nói đầu

Cũng như những thế kỉ trước, thế kỉ XX là thế kỉ của những điều không tưởng. Vấn đề là, những điều không tưởng của thế kỉ XX khác hẳn với những điều không tưởng của quá khứ. Khác không chỉ ở tính chất của những ước mơ mà còn ở quy mô của những mưu toan nhằm hiện thực hóa chúng nữa. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, giao thông và thông tin liên lạc đã dẫn đến việc hiện đại hóa công nghệ quản lí, cho phép huy động vào công cuộc xây dựng tương lai tươi sáng một lượng người lớn chưa từng có, nó tạo điều kiện cho nhà nước thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống, khiến số lượng nạn nhân cũng ở mức độ chưa từng có. Đô thị hóa làm cho cơ chế kìm hãm và nền đạo đức cũ sụp đổ, những giá trị và định hướng cũ mất dần ý nghĩa. Dân chúng rất dễ bị lừa mị, nhân dân biến thành đám đông ngay trong chớp mắt.

November 19, 2014

Jan Leyunyelm (Thụy Điển) - Putin là tù binh của những huyền thoại của chính mình về Ukraine



Phạm Nguyên Trường dịch

Chuyên gia người Thụy Điển, ông, cựu trưởng phòng nghiên cứu nước Nga (FOI) trực thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng của Thụy Điển, bình luận về kết quả Hội nghị thượng đỉnh G20 và việc ra về sớm của Tồng thống Nga Vladimir Putin

November 16, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô (tiếp theo và hết)

Chương 10. Luật hình sự


Chính sách về hình pháp
  
Lịch sử của “chính quyền Xô viết” là một chuỗi dài, không thể nào kể hết, những tội ác chống lại nhân dân, là một vụ diệt chủng thật sự mà Hitler không thể nào so sánh được. Thực chất nó là một chính quyền tội phạm. Danh sách những tội ác mà nó đã phạm ở nước ngoài cũng dài vô tận (Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, Afghanistan, các nước vùng Baltic…)

Thu nạp cống vật là bản chất của hệ thống phong kiến được che đậy bởi mẽ ngoài “xã hội chủ nghĩa” này. Vì vậy, từ quan điểm pháp lí, tất cả những “nhà hoạt động Đảng và nhà nước” được đưa vào hệ thống đều là những kẻ ăn hối lộ, những tên tội phạm. Không phải vô tình mà sau những cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu vào mùa thu năm 1989, người ta được biết rõ những vụ ăn cắp và hối lộ ở ngay những cấp lãnh đạo cao nhất. Gần như ở đâu cũng đòi đưa các nhà lãnh đạo cũ ra tòa.

November 15, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô (Tiếp theo)


Chương 9. Luật lao động

Tại sao tôi chỉ nói về hai lĩnh vực pháp luật mà cụ thể là luật lao động và luật hình sự? Cách mạng “xã hội chủ nghĩa” Tháng Mười được những người Bolshevik tiến hành nhân danh giai cấp vô sản, nhân danh việc giải phóng họ khỏi ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Hai lĩnh vực này sẽ cho ta thấy một cách rõ ràng nhất giai cấp công nhân đã nhận được NHỮNG GÌ từ cuộc cách mạng đó. Lĩnh vực thứ nhất phản ánh một cách tốt nhất những điều kiện lao động, nghỉ ngơi và ăn ở, lĩnh vực thứ hai phản ánh những biện pháp buộc người lao động chấp nhận những điều kiện phi nhân trong lao động và trong đời sống của họ. Người ta có thể nói về một giai cấp nữa, đấy là tầng lớp nông dân. Nhưng chẳng có gì đáng nói về cái gọi là “luật nông trang”, còn luật lao động được áp dụng cho cả nhân viên nông trường, nhân viên của các cơ sở nông nghiệp khác, cũng như những người làm thuê trong các nông trang. Nó cũng được áp dụng một cách hạn chế đối với các nông trang viên, những người đã trở thành nông nô từ lâu.

November 14, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô (tiếp theo)


Phần III
 Luật pháp thời nông nô
Nếu những người bảo vệ pháp luật và nhà nước lại không phải là những người như thế mà chỉ có vẻ như thế thì bạn sẽ thấy rằng họ sẽ phá tan hoang nhà nước và chỉ có họ mới có cơ hội chiếm được những chỗ tốt và thịnh vượng mà thôi.

(Platon. Nhà nước)


Chương 8. Nguồn gốc của pháp luật


Gần như tất cả các tác phẩm về luật học khi nói về nguồn gốc của luật pháp đều dùng những từ ngữ như nhau để nói về hệ thống các nguồn gốc của luật pháp “xã hội chủ nghĩa”:
a.    các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước;
b.   án lệ;
c.    tập quán.
Từ thời Khrushchev, người tuyên bố giai đoạn chuyển tiếp sang chủ nghĩa cộng sản và chuyển hóa nhà nước thành xã hội tự quản, còn pháp luật thì biến thành tiêu chuẩn của lối sống xã hội chủ nghĩa[1], thì các “sáng kiến pháp lí và các văn bản pháp quy của các tổ chức của quần chúng lao động”[2] và “sáng kiến pháp lí trực tiếp của nhân dân, kết quả trưng cầu dân ý”[3] cũng được coi là nguồn gốc của pháp luật, mặc dù cho đến tận năm 1991 chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào[4].

Trước hết ta hãy xem xét nguồn gốc pháp quy của luật pháp và sau đó sẽ xem xét cái hệ thống đó trong thực tế cuộc sống.

November 13, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô (tiếp theo)



Chương 7. Bộ máy đàn áp

“Về mặt khoa học, khái niệm chuyên chính có nghĩa là một chính quyền dựa trực tiếp vào vũ lực, không bị hạn chế bởi bất cứ luật lệ nào, không bị gò bó bởi bất cứ nguyên tắc nào”.
(Lenin)

Sau khi giành được chính quyền, những người Bolshevik lập tức từ bỏ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” truyền thống của giai cấp thống trị, mà thay bằng một chính sách rẻ hơn và hữu hiệu hơn: chính sách cây gậy và LỜI HỨA về củ cà rốt.

Người ta từng hứa: chính quyền về tay Xô viết, ruộng đất về tay dân cày, nhà máy về tay công nhân và quyền tự quyết về tay tất cả các dân tộc.

Tháng 5 năm 1917, trong khi xem xét lại cương lĩnh của Đảng, Lenin đã viết: “Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nga phải hứa (bạn đã thấy chưa? –tác giả):

4. Sự bất khả xâm phạm về thân thể và nhà ở;
5. Tự do lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bãi công và công đoàn một cách không hạn chế…”.

November 12, 2014

Anatoly Tille – Chế độ phong kiến ở Liên Xô (tiếp theo)

Chương 6. Hệ thống đòn bẩy



Khi tiến hành tổng kết và phát triển lí luận của Lenin về cơ chế thực hiện chuyên chính vô sản, Stalin chỉ rõ rằng lực lượng lãnh đạo, tức là Đảng cộng sản sử dụng các “đòn bẩy” để “thực hiện công việc hàng ngày của chuyên chính vô sản” nghĩa là lãnh đạo quần chúng. Stalin liệt kê hệ thống “đòn bẩy” đó theo thứ tự như sau: công đoàn, Xô viết, hợp tác xã đủ mọi loại, đoàn thanh niên[1]. Tất cả các tổ chức này về mặt hình thức, do điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, đã không phải là các tổ chức độc lập. Tuy nhiên, điều này cũng như việc loại bỏ nó sau này đã không có nhiều ý nghĩa vì “Không một quyết định quan trọng nào của các tổ chức quần chúng mà không có sự lãnh đạo của Đảng[2]”, ngoài ra, Đảng còn cử người của mình nắm giữ tất cả các chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức nói trên.

November 11, 2014

Anatoly Tille - Chế độ phong kiến ở Liên Xô (Tiếp theo)


Chương 5. Đảng Cộng sản


Từ lâu người ta đã biết rằng cái gọi là “Đảng cộng sản” thực chất là một tổ chức nhà nước, được quốc tế công nhận: Tổng bí thư Đảng, dù không nắm giữ chức vụ nhà nước nào, vẫn cứ thay mặt nhà nước kí các hiệp định, ông ta cũng được đón tiếp như nguyên thủ quốc gia[1].

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nga năm 1918 (hiến pháp “Lenin”) và tương tự như thế, hiến pháp năm 1924 không nói đến Đảng và không xác định vị trí của Đảng trong hệ thống nhà nước, mặc dù ngay lập tức, Đảng đã nhảy vào vị trí lãnh đạo chính phủ. Hiến pháp Liên Xô năm 1936 (hiến pháp “Stalin” đúng hơn phải gọi là hiến pháp “Bukharin”) hay “Hiến pháp của chủ nghĩa xã hội” coi Đảng là “hạt nhân lãnh đạo tất cả các tổ chức của nhân dân lao động, cũng như các tổ chức xã hội và nhà nước”, nhưng đặc điểm này được ghi ở điều 126 chương 6, sau khi đã liệt kê một loạt tổ chức xã hội khác. Hiến pháp “Brezhnev” năm 1977[2] đã đưa ngay đặc điểm này vào điều 6, các tổ chức xã hội khác được liệt kê trong điều 7, như vậy là vai trò của Đảng trong hệ thống chính quyền đã được nhấn mạnh thêm.

November 10, 2014

Qui ước đạo đức của các dịch giả Mĩ


Phạm Nguyên Trường dịch


Chúng tôi, thành viên Hiệp hội dịch thuật Mĩ coi những điều sau đây là trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp của chúng tôi
  1. Chuyển tải ý nghĩa [lời nói/văn bản] từ người/nền văn hóa này sang người/nền văn hóa khác một cách trung thực, chính xác và khách quan;
  2. Giữ bí mật tất cả những thông tin bí mật và/hoặc chỉ có chúng tôi mới được biết trong quá trình làm việc của chúng tôi;
  3. Thể hiện trình độ, khả năng và trách nhiệm một cách trung thực và luôn luôn làm việc trong khuôn khổ của chúng;
  4. Tăng cường năng lực mỗi khi có cơ hội thông qua việc học suốt đời ngôn ngữ, lĩnh vực mà mình dịch và rèn luyện tay nghề;
  5. Hành động theo tinh thần đồng đội bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm;
  6. Xác định trước bằng thoả thuận, và tuân thủ những điều khoản của tất cả những vụ giao dịch giữa chúng tôi với nhau và với những người khác;
  7. Đòi hỏi và cung cấp [cho xã hội] sự công nhận xứng đáng với công việc của chúng ta, và thù lao phù hợp với khả năng của chúng ta; và
  8. Nỗ lực giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động nghể nghiệp của chúng ta theo tinh thần tin cậy lẫn nhau, nhớ rằng không tuân thủ những nguyên tắc này có thể gây tổn hại cho chính chúng ta, cho các thành viên của chúng ta, cho Hiệp hội, hoặc cho những người mà chúng ta phục vụ.

Đã được ban giám đốc Hiệp hội dịch thuật Mĩ thông qua tháng 10 năm 2010.

Anatoly Tille - Chế độ phong kiến ở Liên Xô (Tiếp theo)

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 4. Chế độ nhà nước

Nước Nga vĩ đại kết đoàn liên bang bền vững của các nước cộng hòa tự do.
(Quốc ca Liên Xô)

Điều 70 hiến pháp Liên Xô tuyên bố rằng Liên Xô là “một nhà nước thống nhất, được thành lập theo nguyên tắc liên bang xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quyền tự quyết và tự nguyện liên kết của các nước Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ”.

Xin bắt đầu bằng nguyên tắc “tự quyết” và “tự nguyện”. Trước hết chúng ta cùng xem xét Sắc lệnh về hòa bình, một trong những sắc lệnh quan trọng nhất trong số các “sắc lệnh Tháng Mười”, niềm tự hào của ngành tuyên truyền và khoa học pháp lí Liên Xô (nhưng không được trích dẫn!). Sắc lệnh này do chính Lenin viết, rất đáng lưu ý và đáng được phổ biến. Sắc lệnh này đưa ra định nghĩa về sự chiếm đóng như sau: “… đấy là bất kì một sự liên kết nào của một sắc tộc nhỏ và yếu vào một nhà nước lớn và mạnh mà không có sự đồng ý và mong ước, được thể hiện một cách rõ ràng, chính xác và tự nguyện của sắc tộc ấy, dù sự liên kết đó được thực hiện khi nào, dù dân tộc liên kết hay bị kìm giữ bằng vũ lực có phát triển hay lạc hậu đến đâu”. Và đây là những điều kiện của quyền tự quyết: “Nếu một dân tộc nào đó bị giữ trong biên giới của một nhà nước bằng vũ lực, nếu dân tộc đó, trái với ước nguyện của họ, dù ước nguyện này được thể hiện trên báo chí, trong các cuộc hội nghị, trong các nghị quyết của các đảng phái và các cuộc khởi nghĩa chống lại ách áp bức dân tộc, không được quyền biểu quyết một cách tự do, với điều kiện rút toàn bộ quân đội của nước sát nhập hay nói chung là nước lớn hơn, để giải quyết - mà không bị bất cứ áp lực nào - vấn đề hình thức nhà nước thì việc sát nhập được coi là chiếm đóng nghĩa là bằng xâm lược và đàn áp!”.

Tuyệt vời!

November 9, 2014

Anatoly Tille - Chế độ phong kiến ở Liên Xô (Tiếp theo)



Phạm Nguyên Trường dịch

Phần II

Cơ chế cai trị của chế độ phong kiến


Chương 3. Thể chế xã hội của “đất nước xã hội chủ nghĩa”

Chả lẽ Liên Xô không phải là một thế giới điên rồ tưởng tượng, nơi những người Xô viết bịa tạc, những người đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản huyền hoặc, sinh sống hay sao?

V. Bukovski

Sở hữu là vấn đề quan trọng nhất trong lí thuyết của Marx. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, K. Marx và F. Engels tuyên bố: “Những người cộng sản có thể tuyên bố học thuyết của mình bằng một câu thôi: bãi bỏ tư hữu”.

Các luật gia Xô viết nhận thức vấn đề sở hữu như thế nào? Họ luôn bắt đầu bằng việc tẩy chay “các lí thuyết tư sản bịp bợm”: “Các quan điểm tư sản về sở hữu”, ông O. Ioffe, một luật gia Xô viết (hiện nay là luật gia Mĩ) nổi tiếng viết, “đã xuyên tạc thực tế và mâu thuẫn với các quan hệ thực tế trong xã hội tư bản… Chúng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “lừa bịp” người lao động, làm cho họ không nhận thức được quyền lợi giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp, tuyên truyền “tư tưởng” hòa bình giữa các giai cấp” và “sự đồng thuận xã hội!”[1] Cứ như là “người lao động” ở đó suốt ngày chỉ làm mỗi một việc là nghiên cứu các quan điểm tư sản về sở hữu vậy!

November 8, 2014

Anatoly Tille - Chế độ phong kiến ở Liên Xô (Tiếp theo)

Phạm Nguyên Trường dịch

Chương 2. Luật học


Phân tích một cách cụ thể khoa học “xã hội chủ nghĩa” về nhà nước và pháp luật, trong đó khoa học đóng vai trò chủ đạo trong một cuốn sách giành cho đông đảo độc giả là một việc làm không cần thiết; hơn nữa, đối với việc ban hành luật và thực tiễn pháp lí, nó cũng không có vai trò đáng kể gì.

Thế thì tại sao lại phải nói về nó? Có hai lí do: thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, luật pháp của tất cả các nước đều bị chính trị hóa, sự kiện này ai cũng rõ từ lâu; trong các nước “xã hội chủ nghĩa”, hệ tư tưởng mác-xít lê-nin-nit lại là cơ sở nhận thức pháp lí của các luật sư[1]. Thứ hai, kiến thức pháp luật là một phần không thể thiếu trong công tác tuyên truyền một cách có hệ thống và có định hướng của Đảng, có ảnh hưởng đến nhận thức pháp lí của nhân dân, của chính các nhà lãnh đạo, các viên chức Đảng, nhà nước và của cả bộ máy tư pháp nữa.

November 7, 2014

Anatoly Tille - Chế độ phong kiến ở Liên Xô (tái bản, có sửa chữa)


Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm 20 năm ngày tan rã Liên Xô

Lời nói đầu cho lần xuất bản thứ hai

Phủ nhận những sự kiện “HIỂN NHIÊN” là một việc cực kì khó. Càng khó phủ nhận các “HỌC GIẢ CÓ UY TÍN”. Đã hàng ngàn năm, có hàng triệu người nhìn thấy mặt trời mọc và lặn, nghĩa là quay xung quanh trái đất. Hệ địa tâm của Ptolemy-Aristotle là hiển nhiên và vì vậy mà trở thành bất di bất dịch. Kopernik, nhà bác học thiên tài, phủ nhận hệ thống đó nhưng sinh thời đã không cho công bố phát minh của mình. Tác phẩm của ông bị nguyền rủa. Năm mươi năm sau ngày ông mất, Giordano Bruno phải chết trên dàn hoả thiêu. Năm mươi năm sau nữa, Galilei phải sám hối vì “sai lầm” trước toà án giáo hội. Hàng nghìn nhà bác học, kể cả các nhà thiên văn học, đã phủ nhận sự kiện trái đất quay quanh mặt trời. 
   
Toàn thế giới, hàng triệu người đã nhìn thấy người ta “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô”. Ngay cả những kẻ thù không đội trời chung với Liên Xô cũng đã từng chiến đấu cho chủ nghĩa xã hội. Còn một số người, thí dụ G. Orwell, nhìn thấy những khía cạnh ghê tởm của chế độ đó thì lại cho rằng chủ nghĩa xã hội là một xã hội ghê tởm. Chủ nghĩa xã hội hiện diện trên các băng rôn, biểu ngữ, trong các nghị quyết đại hội Đảng[1], trong các kế hoạch và trong lòng nhiệt tình của quần chúng trên các công trường xây dựng vĩ đại, trong các trước tác của các học giả, các nhà văn, các thước phim vân vân và vân vân. Chưa nói đến các chuyên gia phương Tây.