September 30, 2014

Nick Romeo - Văn chương có phải là “Vũ khí tuyên truyền quan trong nhất”?


Phạm Nguyên Trường dịch


                           Cảnh trong phim Bás sĩ Zhivago năm 1965 (Warner Bros.)

Stalin đã nghĩ như vậy. Theo bản tường trình mới nhất về việc CIA phân phối một cách bí mật tác phẩm Bác Sĩ Zhivago ở Liên Xô thì dường như CIA cũng nghĩ như vậy.

Nhà lãnh đạo Liên Xô, ông Joseph Stalin, có lần đã nói các nhà văn là “những kĩ sư của tâm hồn”.

“Sản xuất tâm hồn còn quan trọng hơn sản xuất xe tăng”, ông từng tuyên bố như thế. Stalin tin tưởng chắc chắn rằng văn chương là vũ khí chính trị đầy sức mạnh – và ông sẵn sàng tử hình những nhà văn sáng tác ra những tác phẩm mà ông ta cho là phản bội Liên Xô.

September 29, 2014

Joseph E. Stiglitz - Chế độ dân chủ trong thế kỉ XXI

Phạm Nguyên Trường dịch
Cách tiếp nhận tác phẩm vửa được xuất bản của Thomas Piketty, nhan đề: Vốn trong thế kỉ XXI  (Capital in the Twenty-First Century) ở Mĩ và các nước kinh tế phát triển khác cho thấy mối quan tâm ngày càng gia tăng về sự bất bình đẳng trong thu nhập đang tăng lên. Cuốn sách của ông cung cấp thêm những bằng chứng vốn đã quá nhiều: phần lớn thu nhập và tài sản nằm trong tay những tầng lớp trên cùng của xã hội.
Hơn nữa, tác phẩm của Piketty còn đưa ra một quan niệm khác về khoảng thời gian kéo dài chừng 30 năm sau cuộc Đại suy thoái và Thế chiến II, ông coi giai đoạn này là một sự bất thường về mặt lịch sử, có thể là do sự gắn kết xã hội không bình thường mà những sự kiện từng làm rung chuyển thế giới nói trên có thể tạo ra. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đó, sự thịnh vượng được chia sẻ một cách rộng rãi, tất cả các nhóm xã hội đều thăng tiến, nhưng những người nghèo nhất lại nhận được nhiều lợi nhuận hơn.

OSHO - Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 12

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Được thôi, bây giờ đây là tái-tái bút. Thật khó để hiểu khó khăn của tôi. Đến chừng mực mà tôi có thể nhớ, tôi đã luôn đọc và không làm gì, ngày này qua ngày khác, trong gần nửa thế kỷ. Một cách tự nhiên, lựa chọn là công việc gần như không thể. Nhưng tôi đã nhận làm điều đó trong những buổi nói chuyện này, cho nên trách nhiệm thuộc về bạn.

Đầu tiên, Martin Buber. Tôi hẳn không có khả năng tha thứ cho mình nếu Martin Buber không được tính đến. Như là sự xám hối, tôi tính hai cuốn sách của ông: đầu tiên, (TALES OF HASSIDISM) NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ HASSIDISM. Giống như những gì mà D.T.Suzuki đã làm cho Zen, thì Buber đã làm cho Hassidism. Cả hai đã thực hiện một công việc lớn lao cho những người tìm kiếm. Nhưng Suzuki đã trở nên chứng ngộ; thật tiếc khi phải nói, Buber thì đã không thể.

September 22, 2014

Yong Xhao – Học tập gì từ nền giáo dục châu Á?

Phạm Nguyên Trường dịch

Tiến sĩ Yong Zhao (Viện Chính sách Y tế và Giáo dục (Mitchell, Melbourne, Australia) cho rằng việc hệ thống giáo dục của các nước châu Á thu được thành công không phải là kết quả của những nỗ lực cải cách đó mà ngược lại, là nhờ phát huy những thế mạnh truyền thống.

September 18, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách
Chương 11

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Được thôi. Cho đến bây giờ tôi đã nói bao nhiêu cuốn ở phần tái bút rồi?

“Bốn mươi cuốn trong phần tái bút rồi, thưa Osho.”

Tốt. Tôi là gã cứng đầu.

Đầu tiên, cuốn THE OUTSIDER (NGƯỜI NGOÀI CUỘC) của Colin Wilson. Đó là một trong những cuốn sách ảnh hưởng nhất của thế kỷ này – nhưng người đàn ông đó lại là người bình thường. Ông ấy là một học giả rất có khả năng, và đúng, ông ấy cũng có một vài sự thấu suốt chỗ này chỗ kia – nhưng cuốn sách thì lại rất tuyệt.

September 17, 2014

Timothy Snyder – Để tìm hiểu Putin, hãy đọc “1984” của George Orwell


Phạm Thị Hoài dịch

Ai muốn hiểu thái độ của Nga với Ukraine hiện nay, hãy đọc 1984 [1], tác phẩm kinh điển của George Orwell. Cuốn sách này dẫn chúng ta, nhiều khi chính xác kinh hoàng, đến những sự kiện đang diễn ra. Nga đã hiển nhiên xâm chiếm Ukraine , nên dễ nhất là bắt đầu bằng „Chiến tranh là hòa bình“ [2], một trong những khẩu hiệu của đế chế hư cấu trong câu chuyện của Orwell. Rốt cuộc thì đến nay mỗi cố gắng đàm phán và thỏa thuận ngừng bắn đều chắc chắn kèm theo một sự leo thang mới của Nga, rõ ràng điều đó không có gì là ngẫu nhiên.

September 15, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 10

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA

Chà, tôi đã nói bao nhiêu cuốn sách trong phần tái bút – bốn mươi?

“Tôi nghĩ, ba mươi, thưa Osho.”

Ba mươi? Tuyệt. Một sự thư giãn tuyệt vời, bởi vì vẫn còn rất nhiều cuốn đang chờ. Bạn có thể hiểu sự thư giãn của tôi chỉ nếu bạn phải chọn một trong hàng nghìn cuốn, và đó là điều chính xác tôi đang làm. Phần tái bút vẫn tiếp tục.

Cuốn sách đầu tiên, BEING AND NOTHINGNESS (tạm dịch: BẢN THỂ VÀ CÁI KHÔNG) của Jean-Paul Sartre. Đầu tiên tôi phải nói tôi không thích người đàn ông đó. Tôi không thích ông ấy bởi vì ông là kẻ trí thức hợm hĩnh. Ông ấy là một trong những người hợm hĩnh nhất của thế kỷ này. Tôi gọi ông ấy là hợm hĩnh bởi vì ông đã trở thành người đứng đầu của thuyết hiện sinh mà không bao giờ biết trở nên hiện sinh có nghĩa là gì. Nhưng cuốn sách thì tốt – không phải cho những môn đệ của tôi mà cho những người đã có một chút gàn dở, chỉ một chút. Nó là cuốn sách không thể đọc.

September 12, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch

Chương 9

1984, tại Nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Bây giờ là thời gian của tôi. Tôi không nghĩ có bất kỳ ai đã nói trong chiếc ghế của vị nha sĩ. Tôi cảm nhận đặc quyền. Tôi nhìn thấy các vị phật ghen tỵ với tôi.
Tiếp tục tái bút…

Cuốn sách đầu tiên hôm nay: THE DESTINY OF MIND (SỐ PHẬN CỦA TÂM TRÍ) của Haas. Tôi không biết phát âm tên ông như thế nào: h-a-a-s – tôi phát âm là Haas. Cuốn sách không nổi tiếng lắm vì lý do đơn giản là nó quá sâu sắc. Tôi nghĩ người đồng nghiệp Haas này chắc phải là người Đức, cho nên ông đã sáng tạo nên cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Ông ấy không phải là nhà thơ, ông viết như nhà toán học. Ông là người đã trao cho tôi từ philosia.

Philosophy-triết học có nghĩa là ‘yêu thích sự thông thái’; philo có nghĩa là tình yêu, và sophia là thông thái, nhưng nó không thể được áp dụng ở darshan, cách phương Đông nhìn vào cái toàn bộ. Philosophy là khắc nghiệt.

September 10, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 8

1984, tại Nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Hãy là một Junnatha – một người tìm kiếm. Tái bút vẫn tiếp tục.

Cuốn sách đầu tiên của Friedrich Nietzsche WILL TO POWER (Ý CHÍ CHO QUYỀN LỰC). Ông ấy chưa bao giờ xuất bản nó lúc còn sống. Nó được xuất bản sau khi tác giả qua đời, trong khi đó, trước khi nó được xuất bản, nhiều cái gọi là những người vĩ đại của bạn đã đánh cắp từ bản thảo đó.

Alfred Adler là một trong những nhà phân tâm học ‘vĩ đại nhất’. Ông là một trong những bộ ba các nhà phân tâm học: Freud, Jung và Adler. Ông ấy đơn giản là kẻ cắp. Adler đã đánh cắp toàn bộ phân tâm học từ Friedrich Nietzsche.

September 8, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 7

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Được thôi. Tôi nghe thấy sổ ghi chép của bạn mở ra. Bây giờ là thời gian của tôi, và một giờ của tôi không bao gồm sáu mươi phút. Nó có thể là bất kỳ điều gì – sáu mươi, bảy mươi, chín mươi, một trăm… hoặc thậm chí vượt ra ngoài những con số. Nếu đó là một giờ của tôi thì tất nhiên nó phải phù hợp với tôi, không ngược lại.

Phần tái bút vẫn tiếp tục.

Tên đầu tiên hôm nay là người chưa từng được nghe ở phương Tây: Maluka. Ông ấy là một trong những nhà huyền môn quan trọng ở Ấn Độ. Tên đầy đủ của ông là Malukdas, nhưng ông chỉ gọi mình là Maluka cứ như ông là một đứa trẻ – và ông thực sự là một đứa trẻ, chứ không phải là ‘cứ như’.

September 6, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 6

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA

Bây giờ là tái bút. Trong buổi cuối cùng, khi tôi nói đây là cuốn kết thúc một loạt mười lăm cuốn này mà tôi muốn đưa vào danh sách của tôi, đó chỉ là sự tùy hứng. Tôi không ngụ ý đến sự kết thúc, mà chỉ là con số. Tôi đã chọn mười lăm bởi vì tôi nghĩ đó hẳn sẽ là con số đẹp. Dù sao chăng nữa thì người ta cũng phải quyết định, và mọi quyết định đều tùy hứng. Con người đề xuất và Thượng đế quyết định – Thượng đế là người không tồn tại.

September 5, 2014

Kerry Brown: Tại sao Trung Quốc không thể đổi mới?


Phạm Nguyên Trường dịch

Tập Cận Bình ca ngợi đổi mới trên lí thuyết, nhưng hệ thống của Trung Quốc không được lập trình nhằm khuyến khích đổi mới trên thực tế.

Đổi mới có tính phá hoại?

Có nhiều khác biệt giữa chính quyền của Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào, nhưng có một lĩnh vực chính trị mà họ hoàn toàn thống nhất với nhau, đấy là thái độ sùng bái khái niệm đổi mới trừu tượng, coi nó là giải pháp cho hầu như tất cả những thách thức lớn của đất nước.


Trong thập kỉ vừa qua, khái niệm “phát triển một cách khoa học” của Hồ Cẩm Đào được coi là tuyên bố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về đổi mới. Dưới triều Hồ Cẩm Đào, ý tưởng này được được chống lưng bằng sự gia tăng đột ngột những khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, lĩnh vực giáo dục nhận được nhiều nguồn lực hơn trước đây, và các doanh nghiệp (cả nhà nước lẫn tư nhân) trong những lĩnh vực được ưu tiên như công nghệ thông tin, công nghệ cao và máy tính cũng nhận được nhiều sự trợ giúp hơn trước. Lĩnh vực này thậm chí còn lập kế hoạch phát triển trong 15 năm, bắt đầu từ năm 2006, đây là một lời tuyên bố mạnh mẽ về hướng đi của đất nước, theo nghĩa nâng năng lực của mình lên ngang tầm thế giới.

September 4, 2014

Kirill Rogov – Chế độ ràng buộc pháp lí mềm


Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Sơ thảo về kinh tế chính trị học của chủ nghĩa tư bản nửa mùa hay là những cạm bẫy vô hình nhưng vô cùng lợi hại mà các nước hậu cộng sản cần phải vượt qua.

Hiện nay có hai luồng ý kiến về chế độ xã hội và thể chế chính trị của nước Nga được nhiều người chia sẻ. Thứ nhất, hiện tượng tham nhũng tràn lan trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội và chất lượng cực kì thấp của tất cả các thiết chế hiện hành (mà trước hết là các thiết chế pháp luật). Đấy là ý kiến của những người có những quan điểm chính trị và địa vị xã hội khác nhau, cả người bán hàng, người đối lập chính trị, quan chức cấp thấp lẫn các chính trị gia đều đồng ý như thế. Thứ hai, luồng ý kiến này cũng rất thịnh hành, đấy là: do những nguyên nhân khác nhau, hoàn cảnh này gần như không thể nào thay đổi được. Nói cách khác, việc công nhận tình trạng tồi tệ trong lĩnh vực thực thi pháp luật lại không đi kèm với đòi hỏi phải có những hành động hữu hiệu nhằm chấn chỉnh nó. Nhưng đấy không phải là nghịch lí không thể giải thích được, các nhà kinh tế học gọi nó là bẫy thiết chế. Những định chế tồi tạo ra cho nền kinh tế nhiều thiệt hại to lớn và gây ra nhiều phiền toái cho người dân, nhưng dân chúng sẽ thích nghi; hơn nữa, một số người còn tìm cách lợi dụng những thiết chế tồi tệ, trong khi một số khác thì mất tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình vì không thể nào dự đoán được tình huống. Trong hoàn cảnh như thế, người ta dễ nghĩ rằng cải thiện các thiết chế là việc làm quá tốn kém mà lợi ích thì không rõ ràng, và vì thế, mặc dù ai cũng nhận thấy tác hại, nhưng lựa chọn của họ lại là: giữ nguyên hiện trạng.

September 3, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch

Chương 5
1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Bây giờ công việc lại bắt đầu.

“Athato brahman jigyasa – bây giờ là sự tìm hiểu điều tối thượng…” đó là điều mà Badrayana bắt đầu tuyệt tác của mình, có lẽ là cuốn tầm cỡ nhất. Sách của Badrayana là cuốn đầu tiên mà hôm nay tôi sẽ nói đến. Ông ấy bắt đầu tuyệt tác của mình, BRAHMAN SUTRAS (KINH BRAHMAN) bằng câu này: “Bây giờ sự tìm hiểu điều tối thượng bắt đầu.” Đó là cách mà mọi câu kinh phương Đông bắt đầu, luôn luôn bởi “Bây giờ… athato,” không bao giờ khác được.