August 28, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (Tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch
Chương 4

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA

Được thôi. Hãy sẵn sàng cho những ghi chép của bạn.

Thế gian hẳn sẽ thiệt thòi nhiều nếu không có những người như Devageet. Chúng ta hẳn sẽ không biết gì về Socrates nếu Plato đã không viết những ghi chép, hoặc không biết về Phật, Bồ Đề Đạt Ma. Jesus được biết đến thông qua những ghi chép của các môn đệ ông. Mahavira được cho là không bao giờ thốt ra một lời nào. Tôi biết ý nghĩa tại sao điều đó được nói. Không phải là ông ấy không thốt ra một lời nào, mà ông ấy không bao giờ giao tiếp với thế giới một cách trực tiếp mà chỉ thông qua những ghi chép của các môn đệ.

August 25, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)


Nguyễn Đình Hách dịch

Chương 3

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Bây giờ công việc của tôi bắt đầu. Hài hước làm sao! Người hài hước nhất trong tất cả những người hài hước là Sosan, một hiền nhân người Trung Quốc, ông đã gõ lên ô cửa tâm thức tôi. Những nhà huyền môn đó thật quá lắm. Bạn không bao giờ biết vào thời điểm nào thì họ sẽ bắt đầu gõ lên ô cửa bạn. Bạn đang làm tình với bạn gái và Sosan xuất hiện và bắt đầu gõ. Họ xuất hiện mọi lúc, bất kỳ thời điểm nào, họ không tin vào bất kỳ nghi thức nào. Và ông ấy nói gì với tôi? Ông ấy nói, “Tại sao ông không tính đến cuốn sách của tôi?”

Chúa ôi, đúng vậy! Tôi đã không tính cuốn sách của ông trong danh sách của tôi vì lý do đơn giản rằng cuốn sách của ông chứa tất cả vốn là vậy. Nếu tôi tính cuốn sách của ông thì không cần gì thêm nữa, thế thì không còn cuốn sách nào là cần đến nữa. Sosan là đủ cho chính ông. Sách của ông được gọi là HSIN HSIN MING (TÍN TÂM).

August 22, 2014

Lenore Ealy – Chính sách giáo dục có phải là chính sách kinh tế?


Phạm Nguyên Trường dịch

Khi chính quyền trung ương tuyên bố rằng nó thay thế hoàn toàn sự hợp tác tự nguyện của những người quan tâm chính thì đó là nó tự lừa dối mình hay muốn lừa dối bạn.
Alexis de Tocqueville


Giáo dục Mĩ thất bại?

Một thành viên Ủy ban Giáo dục bang (Indiana State Board of Education) vừa khẳng định niềm tin của ông ta rằng “chính sách giáo dục là chính sách kinh tế.”

“Không có những trường học đẳng cấp quốc tế, chúng ta không thể lôi kéo được nhân tài và CÔNG VIỆC về Indiana”, ông Gordon Hendry viết trên tờ Indianapolis Star như thế. Ý kiến của ông Hendry cũng là thế giới quan đang giữ thế thượng phong của các nhà lập chính sách hiện nay. Nó cũng còn có thể làm cho chúng ta nghĩ rằng vì sao cải cách giáo dục tiếp tục đòi phải chi NHIỀU HƠN mà kết quả đạt được lại ít hơn.
Nói chung, không ai bác bỏ được sự kiện là hệ thống giáo dục của chính phủ trên khắp nước Mỹ đang gặp thất bại. So sánh trên bình diện quốc tế cho thấy sinh viên Mỹ đang tụt hậu so với các sinh viên các nước khác. Đánh giá trên bình diện quốc gia cho thấy vẫn có khoảng cách trong thành tích học tập giữa các nhóm kinh tế-xã hội cũng như giữa các nhóm sắc tộc khác nhau. Những người sử dụng lao động nhận thấy rằng thanh niên chưa sẵn sàng tham gia lực lượng lao động nếu không được đào tạo thêm. Các trường cao đẳng nhận thấy rằng ngày càng có nhiều sinh viên chưa được chuẩn bị cho việc theo học đại học và cần phải có các môn học nhằm khắc phục hậu quả. Các giáo viên đứng lớp đang bị chôn vùi dưới hàng đống những thủ tục hành chính quan liêu và sự soi xét của các phương tiện truyền thông; họ cảm thấy khó mà duy trì được niềm đam mê dạy học của mình. Phụ huynh và học sinh không hài lòng vì nhiều lý do, và ngày càng có nhiều người tìm kiếm những trường học thanh bình, trật tự, hữu hảo và hiệu quả hơn.

August 21, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo)

Nguyễn Đình Hách dịch

Chương 2

1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Tôi xin lỗi vì sáng nay tôi đã không nói đến một số cuốn sách mà tôi nên nói đến. Tôi bị   ngập trong Zarathustra, Mirda, Trang Tử, Lão Tử, Jesus và Krishna đến mức tôi đã quên một số cuốn thậm chí còn ý nghĩa hơn. Tôi không thể tin mình lại có thể quên cuốn sách của Kahlil Gibran, NHÀ TIÊN TRI. Điều đó vẫn đang hành hạ tôi. Tôi muốn dỡ bỏ gánh nặng đó – chính vì vậy mà tôi nói lời xin lỗi, nhưng không cụ thể với ai.

Làm sao tôi có thể quên cuốn sách tối thượng: cuốn KINH của các vị Sufi! Có lẽ tôi quên vì nó không chứa gì, chỉ là những trang giấy trống rỗng. Trong một nghìn hai trăm năm, các vị Sufi đã mang cuốn KINH với lòng tôn kính lớn lao, họ dở từng trang và nghiên cứu nó. Người ta tự hỏi họ nghiên cứu gì. Khi bạn đối diện với  một trang sách trắng trong một khoảng thời gian dài, bạn buộc phải bị ảnh hưởng. Đó là sự nghiên cứu thực sự – một tác phẩm. 

August 20, 2014

OSHO – Những cuốn sách tôi yêu


Nguyễn Đình Hách dịch

Chương 1


1984 tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA

Vị khách, chủ nhà, hoa cúc trắng... đó là những thời điểm, những bông hồng, khi đó không có ai nên nói.
Không khách,
hoặc không chủ nhà... 
chỉ có sự tĩnh lặng.

Nhưng sự tĩnh lặng lại biểu lộ theo cách của nó, nó ca bài ca về niềm vui, về sự thanh bình, về vẻ đẹp và hạnh phúc; nếu không hẳn đã không có ĐẠO ĐỨC KINH, hoặc BÀI THUYẾT PHÁP TRÊN NÚI. Tôi cho rằng đó là thơ ca thực sự mặc dù chúng không được biên soạn theo lối thi ca. Chúng là những kẻ bên ngoài. Chúng được giữ lại bên ngoài. Đây là sự thực: chúng không thuộc về quy tắc, tiêu chuẩn nào, chúng không thuộc về bất kỳ khuôn mẫu nào; chúng bên ngoài tất cả những thứ đó, do vậy mà chúng bị lãng quên.

August 18, 2014

Lee Jong-Wha - Cuộc cách mạng giáo dục ở Trung Quốc

Phạm Nguyên Trường dịch

Để đảm bảo rằng lực lượng lao động có thể đáp ứng được những đòi hỏi của môi trường kinh tế và công nghệ đang thay đổi một cách nhanh chóng, Trung Quốc phải xây dựng được một hệ thống giáo dục chất lượng cao, mở rộng cơ hội cho nhiều người học hơn. Nếu không, trong một thời gian dài nữa, Trung Quốc chưa thể là nền kinh tế số một trên thế giới.