June 25, 2014

Trên tuyền đầu ở Biển Đông: Nhật ký của phóng viên Đông Nam Á Samantha Hawley của hãng ABC Australia

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời tòa soạn: Phóng viên Đông Nam Á của bản báo, Samantha Hawley, đã dành gần một tuần để đến gần giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc đặt giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Đi trên con tàu cảnh sát biển của Việt Nam, Hawley đã đến khu vực chỉ cách giàn khoan của Trung Quốc tám hải lí. Gàn khoan này do China Oilfield Services Limited của Trung Quốc vận hành, nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 30 km về phía Nam.

Chứng kiến trực tiếp những căng thẳng giữa hai nước giữa đại dương bao la, cuộc hành trình chắc chắn không phải là chuyến du ngoạn vui vẻ.

Xin đọc bản tường trình về chuyến đi.

June 24, 2014

Donald Boudreaux - Bàn về pháp quyền


Phạm Nguyên Trường dịch

Mọi người đều nhất trí rằng pháp quyền là tốt, cả về đạo đức lẫn kinh tế. Hầu như không có người nào – dù họ có theo ý thức hệ chính trị nào thì cũng thế - dám nghi ngờ về sự tốt đẹp và tầm quan trọng của pháp quyền.
Chắc chắn là tôi cũng không nghi ngờ rồi.
Nhưng chính xác pháp quyền là gì? Trong khi trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm được lí do vì sao những người với những quan điểm rất khác nhau về vai trò của chính phủ đều chân thành tuyên bố rằng họ trung thành với chế độ pháp quyền.

Dưới đây là những thứ không phải bản chất của chế độ pháp quyền. Chế độ pháp quyền tồn tại không phải đơn giản chỉ vì cái chính phủ ban hành mệnh lệnh và thực thi pháp luật là chính phủ được bầu một cách dân chủ và chính danh. Chế độ pháp quyền tồn tại không phải đơn giản chỉ vì mệnh lệnh và luật pháp được thực thi theo đúng lời văn của chúng, không có thiên vị hay ngoại lệ hoặc tham nhũng. Chế độ pháp quyền tồn tại không phải đơn giản chỉ vì mọi người trong xã hội, kể cả những người có quyền lực chính trị, đều phải chấp hành mệnh lệnh của chính phủ.
Mỗi một đặc điểm đó của hệ thống chính trị và pháp luật tử tế đều là hấp dẫn, nhưng từng đặc điểm riêng lẻ lẫn tất cả những đặc điểm đó gộp lại cũng đều không phải là bản chất của chế độ pháp quyền.

June 23, 2014

Joseph E. Stiglitz - Kiến tạo xã hội học tập


Phạm Nguyên Trường dịch

Hầu như tất cả chính sách của chính phủ, vô tình hay hữu ý, dù tốt dù xấu, đều có tác động trực tiếp và gián tiếp tới với việc học.

Công dân ở các nước giàu nhất thế giới cho rằng nền kinh tế của họ ngày nay dựa trên nền tảng là sự đổi mới sáng tạo. Nhưng trong suốt hơn hai thế kỷ vừa qua, đổi mới sáng tạo là một phần của nền kinh tế của thế giới đã phát triển. Thật vậy, trong suốt hàng ngàn năm, trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, thu nhập không tăng là bao. Sau đó, thu nhập bình quân đầu người tăng vọt, hết năm này qua năm khác, thỉnh thoảng mới bị gián đoạn bởi tác động của những dao động có tính chu kỳ. Robert Solow, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, cách đây 60 năm đã nhận xét rằng thu nhập tăng chủ yếu không phải là do tích lũy vốn mà do tiến bộ công nghệ - do người ta học được cách làm mọi thứ một cách tốt hơn. 

June 21, 2014

Shannon Tiezzi (The Diplomat.com) - Truyền thông Trung Quốc: Ở Việt Nam, Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) kêu gọi “đứa con hư hỏng” trở về nhà


Phạm Nguyên Trường dịch
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam là chiến thắng của Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn đạo đức.

Các phương tiện truyền thông nước ngoài (trong đó có The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một bước đột phá trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong tuần này. “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không bớt căng thẳng,” tờ The New York Times tuyên bố.
Hãng BBC nhấn mạnh “bế tắc trong các cuộc đàm phán Trung Quốc-Việt Nam”, còn hãng Reuters thì giật tít “Trung Quốc mắng Việt Nam là 'thổi phồng' sự kiện giàn khoan dầu ở biển Đông”.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc có cách tiếp cận hoàn toàn khác, lạc quan hơn rất nhiều. Đầu đề bài báo bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã  viết “Trung Quốc và Việt Nam đồng ý xử lý một cách đúng đắn những vấn đề song phương nhạy cảm”. “Bắc Kinh và Hà Nội hứa hành động nhằm giảm bất đồng” tờ China Daily nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến đi của Dương, do đài truyền hình CCTV phát, tập trung vào tuyên bố của Dương rằng ngay cả khi mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam tồi tệ hơn hẳn so với hiện nay, hai bên vẫn sẽ phải tìm ra phương án nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề. Theo các báo cáo do phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa ra thì dường như các cuộc họp giữa Dương Khiết Trì với lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu.

June 19, 2014

OSHO nói về cuốn TƯ BẢN LUẬN và cuốn TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN


Nguyễn Đình Hách dịch

… Lại một người Do Thái nữa, Karl Marx, và cuốn sách ông ta đang cầm trong tay là cuốn TƯ BẢN LUẬN. Đây là cuốn sách tệ hại nhất đã từng được viết. Nhưng dù sao đó cũng là một cuốn sách lớn, bởi vì nó thống trị hàng triệu người. Gần một nửa thế giới là cộng sản, và bạn không thể chắc chắn về nửa kia. Ngay cả những người không phải là cộng sản, trong thâm tâm họ cảm thấy có một cái gì đó tốt của chủ nghĩa cộng sản. Không có gì tốt trong nó cả. Đó là sự bóc lột của một giấc mơ lớn. Karl Marx chỉ là người mơ – không phải là nhà kinh tế, không bao giờ – chỉ là người mơ; nhà thơ, nhưng là nhà thơ hạng ba. Ông ta cũng không phải là nhà văn lớn. Không có ai đọc TƯ BẢN LUẬN. Tôi đã tình cờ gặp nhiều người cộng sản tầm cỡ, và tôi đã hỏi họ, nhìn sâu vào mắt họ, “Ông đã đọc TƯ BẢN LUẬN chưa?” Không một người nào đã nói có.

June 17, 2014

Hunter Lewis - Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty




Phạm Nguyên Trường dịch


Có thể hiểu vì sao Nhà Trắng thích Piketty. Ông ta ủng hộ câu chuyện của họ, rằng chính phủ là người uốn nắn sự bất bình đẳng, trong khi trên thực tế chính phủ là nguyên nhân chính làm cho bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Thomas Piketty, một nhà kinh tế học 42 tuổi, từ một viện nghiên cứu của Pháp vừa cho in một cuốn sách mới gây chấn động dư luận: Tư bản trong thế kỷ XXI (Capital in the Twenty-First Century). Phiên bản ở Mỹ do Đại học Harvard xuất bản và đang dẫn đầu danh sách sách bán chạy nhất; lần đầu tiên một cuốn sách do Harvard xuất bản làm được như vậy. Một bài điểm sách gần đây gọi Piketty là người “đã chỉ ra sai lầm chết người của chủ nghĩa tư bản.”

June 15, 2014

Osho nói về các nhà văn Nga

Nguyễn Đình Hách dịch

Cuốn PHỤC SINH của Leo Tolstoy. Cả cuộc đời mình Loe Tolstoy đã quan tâm đến Jesus; do vậy mà tựa đề của cuốn sách mới là PHỤC SINH. Và Loe Tolstoy đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thực sự lớn. Với tôi nó là một cuốn kinh thánh.Tôi vẫn có thể nhớ khi còn trẻ tôi luôn mang cuốn PHỤC SINH của Tolstoy bên mình.Ngay cả cha tôi cũng trở nên lo lắng.“Đọc sách thì không sao,” vào một ngày ông nói với tôi, “nhưng tại sao con cứ khư khư ôm cuốn sách này cả ngày? Con đã đọc nói rồi mà.”

June 11, 2014

OSHO - Thượng Đế chính là tồn tại

Nguyễn Đình Hách dịch
(tiếp theo và hết)


Phật chưa bao giờ tìm kiếm tình yêu; tình yêu đến với Người. Jesus chưa bao giờ nghĩ về tình yêu; ông ấy sống yêu thương. Việc tìm kiếm tình yêu không thể là trực tiếp - điều đó tựa như hương thơm quá tinh tế đến mức bạn không thể tìm kiếm nó trực tiếp. Nó xuất hiện như là một sản phẩm phụ của sự thực chứng rằng mọi thứ đều là một, là một sản phẩm phụ của sự nhận thức rằng Thượng Đế tồn tại trong kẻ thù của bạn và trong bạn bè của bạn.
Thời điểm bạn trở nên nhận biết rằng bạn không riêng biệt với tồn tại, với tất những gì vốn là vậy, bạn là một phần của nó - và không phải là phần máy móc mà là phần hữu cơ, giống như chú cá voi gắn bó hữu cơ với đại dương và nó là một với đại dương ở mọi thời điểm, giống như tay tôi là một phần hữu cơ của tôi - thế thì bạn có thể biết tình yêu thương.

June 9, 2014

OSHO - Thượng Đế chính là tồn tại (tiếp theo)



Nguyễn Đình Hách dịch

Điều này phải được hiểu một cách rõ ràng. Những định nghĩa không phải là chân lý tối thượng, chúng chỉ là tương đối. Không có một hành động đơn lẻ nào không thể được coi là tốt trong một bối cảnh nào đó. Hành vi tốt có thể là xấu trong bối cảnh này và hành vi xấu có thể là tốt trong bối cảnh khác. Nếu bạn là người đưa ra bất kỳ phán xét cuối cùng nào thì bạn sẽ phải biết mọi thứ từ lúc khởi đầu cho đến kết thúc - mọi thứ đều ở trong tồn tại. Nhưng tất nhiên, điều này là không thể.
Tất cả những tuyên bố của chúng ta về thiện hay ác, đẹp hay xấu không là gì hơn là những luật lệ giao thông. Chúng ta phải tạo ra chúng, nhưng chúng không phải là những chân lý tối thượng. “Đi bên trái” hoặc “đi bên phải” - điều đó không tạo ra khác biệt. Nhưng không xã hội nào có thể thực hiện cả hai: bạn phải đi bên phải hoặc bạn phải đi bên trái. Luật là thực tế; nó không phải là tự nhiên và cũng không phải là cuối cùng.

June 8, 2014

Lluís Bassets (El Pais, Tây Ban Nha) – Về những kẻ bắn vào nhân dân


Phạm Nguyên Trường dịch

Họ cai trị nhân danh nhân dân, nhưng khi cần, họ bắn vào nhân dân. Đấy là quyết định khó khăn đối với những chế độ sống bằng huyền thoại về nhân dân, người chủ của cuộc đời mình. Những người lính của nhân dân được lệnh bắn vào những người công nhân, sinh viên hoặc bắn vào những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân, cái nhân dân được gán cho là có sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Nhưng mệnh lệnh bắn giết lại được ban ra từ miệng các lãnh tụ được nhân dân yêu mến. 

June 5, 2014

OSHO - Thượng Đế chính là tồn tại


Nguyễn Đình Hách dịch

Câu hỏi 1: Thượng Đế có tồn tại không? Tại sao vẫn có quá nhiều điều xấu xa và đồi bại trên thế gian nếu Thượng Đế tồn tại?
Thượng Đế là một từ tưởng tượng, là một từ sùng bái được phát minh bởi giới tu sĩ. Thực tế, việc hỏi Thượng Đế có tồn tại khay không là điều ngớ ngẩn. Với những người biết thì Thượng Đế là tồn tại hay tồn tại là Thượng Đế.
Nhiều thứ tồn tại mà không phải Thượng Đế. Cái ghế tồn tại bởi vì nó có thể biến vào phi tồn tại. Nói rằng cái ghế tồn tại là ý nghĩa, bởi vì với nó sự phi tồn tại là điều có thể.

Bùi Mẫn Hân – Thoát chết ở Thiên An Môn

Phạm Nguyên Trường dịch
Thật khó tưởng tượng, nhưng 25 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã súyt nữa thì bị phong trào ủng hộ dân chủ trên toàn quốc lật đổ. Chính bộ não sắt đá của nhà lãnh đạo tối cao đã quá cố là Đặng Tiểu Bình và xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân – được cử tới để tiến hành thiết quân luật và đàn áp những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh – đã giúp chế độ, tránh được sụp đổ, với cái giá là hàng trăm người bị giết.
Lần kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989, có hai câu hỏi được đặt ra: làm sao mà ĐCSTQ lại sống qua được phần tư thế kỷ vừa rồi, và sự cai trị của nó có thể kéo dài thêm được 25 năm hay không?