Nguyễn Đình Hách
dịch
Chương 6
1984, tại nhà
Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA
Bây giờ là tái bút. Trong buổi cuối cùng, khi tôi
nói đây là cuốn kết thúc một loạt mười lăm cuốn này mà tôi muốn đưa vào danh
sách của tôi, đó chỉ là sự tùy hứng. Tôi không ngụ ý đến sự kết thúc, mà chỉ là
con số. Tôi đã chọn mười lăm bởi vì tôi nghĩ đó hẳn sẽ là con số đẹp. Dù sao
chăng nữa thì người ta cũng phải quyết định, và mọi quyết định đều tùy hứng.
Con người đề xuất và Thượng đế quyết định – Thượng đế là người không tồn tại.
Khi tôi nói cuốn này là sự kết thúc của một loạt
cuốn, đám đông đang cáu với tôi – Jaydeva của cuốn GEET GOVIND, Bà Blavatsky Ba
hoa-Ba hoa của cuốn HỌC THUYẾT BÍ MẬT, và toàn bộ đám đông, tôi biết nhiều
người nhưng không muốn thừa nhận, nói gì về họ để thêm vào danh sách của tôi.
Nghe thấy đây sẽ là cuốn kết thúc, tất cả họ đã giải tán.
Thế rồi, tôi tuyệt đối vui khi nhìn ra ý nghĩa câu
nói của Jesus: Phúc lành thay những con chiên ngoan đạo, nước trời thuộc về họ.
Ông ấy cũng còn nói: Phúc lành thay những người đứng ở phía cuối, sau cùng,
những người không cố đẩy – nói tóm lại, những người không tự đề cao, những
người chỉ đứng chờ. Khi đám đông giải tán tôi nhìn thấy một số người linh
thiêng; do vậy mà có tái bút.
Thậm chí tôi cũng không thể tin rằng mình đã không
tính đến DHAMMAPADA của Phật Gautam. Phật Gautam đang ngồi đó tĩnh lặng, ở hàng
cuối cùng. Tôi yêu con người đó như tôi chưa từng yêu ai khác. Tôi đã nói về
Người suốt cả cuộc đời mình. Ngay cả khi nói về những người khác tôi cũng nói
về Người. Hãy chú ý điều đó, đó là sự thú tội. Tôi không thể nói về Jesus mà
không mang Phật vào; tôi không thể nói về Mohammed mà không mang Phật vào. Tôi
có nói đến Người trực tiếp hay không thì đó lại là vấn đề khác. Với tôi, thực
sự không thể nói mà không mang Phật vào. Người chính là xương máu, cốt tủy tôi.
Người là sự tĩnh lặng của tôi, cũng là bài ca của tôi. Khi tôi nhìn thấy Người
đang ngồi đó tôi đã nhớ lại. Thậm chí tôi không thể xin lỗi, điều đó bên ngoài
sự xin lỗi.
DHAMMAPADA có nghĩa đen là ‘Con đường của sự thật’,
hoặc thậm chí chính xác hơn ‘những dấu chân của sự thật’. Bạn có nhìn thấy điều nghịch lý không?
Vào
ra
những con chim nước
không để lại dấu vết phía sau,
hoặc không cần sự hướng dẫn.
Sự thật không thể được nói. Không có những dấu
chân. Đàn chim bay trên bầu trời không để lại dấu chân nào… và các vị Phật là
những chú chim trên bầu trời.
Nhưng các vị Phật luôn nói bởi những điều nghịch
lý, và ít nhất thì đó cũng là vẻ đẹp để họ nói, họ không thể giúp được gì. Nói
về sự thật là mâu thuẫn với chính bạn. Không nói lại cũng là mâu thuẫn, vì khi
bạn đang cố không nói, bạn biết sự tĩnh lặng của bạn không là gì mà là sự biểu
đạt, có thể không bằng lời, nhưng mọi sự biểu đạt đều như nhau.
Phật đã đặt tên DHAMMAPADA cho cuốn sách vĩ đại
nhất của mình, và có những đối nghịch với những sự đối nghịch. Người cũng tràn
ngập những điều đối nghịch đến mức, hãy tin tôi, ngoài tôi ra không ai có thể
đánh bại Người. Tất nhiên Người hẳn sẽ rất vui nếu bị tôi đánh bại, giống như
người cha rất vui khi tình cờ bị đứa trẻ của mình đánh bại. Đứa trẻ chiến thắng
ngồi trên ngực cha mình, và người cha đơn giản cho phép nó chiến thắng. Tất cả
các vị phật đều cho phép mình bị đánh bại bởi những người yêu họ. Tôi cho phép
các môn đệ của tôi đánh bại tôi, vượt lên tôi. Không gì có thể vui hơn khi nhìn
thấy môn đệ vượt lên mình.
Phật bắt đầu với tên DHAMMAPADA – chính vì vậy mà
Người sẽ thực hiện: Người nói điều không thể nói, thốt ra điều không thể thốt
ra. Người đã thốt ra điều không thể thốt ra, nó quá đẹp đến mức DHAMMAPADA
giống như đỉnh Everest. Có những ngọn núi và những ngọn núi, nhưng không ngọn
nào vươn tới đỉnh cao như Everest.
Tôi nhìn thấy Phật đang ngồi. Tôi cũng nhìn thấy
những người khác nữa, những con người đẹp nhất, nhu mì nhất – không giống như
Blavatsky đập vào ô cửa và hét lên, “Hãy để tôi vào!” Tôi nhìn thấy Mahavira
trần trụi… bởi vì sự thật là trần trụi, đang đứng trong tuyệt đối tĩnh lặng.
Các môn đệ của ông đang mang cuốn sách của ông, chứ không phải chính ông.
Thứ hai: SUTRAS JIN (KINH JIN) – các câu kinh của
người Chinh phục. Jin là từ đẹp, nó có nghĩa là người chinh phục: con người đã
chinh phục được chính mình.
Tôi đã nói về những câu kinh đó trong nhiều tập sách,
nhưng chúng vẫn chưa được dịch sang tiếng Anh. Một điều tôi muốn nói: tôi tính
cuốn KINH JIN vào phần tái bút.
Không có ai đã quá tĩnh lặng, cũng như quá trần
trụi như Mahavira. Chỉ có sự tĩnh lặng mới có thể rất trần trụi. Nên nhớ tôi
đang không nói khỏa thân, tôi đang nói trần trụi. Hai từ là hoàn toàn khác.
‘Khỏa thân’ là khiêu dâm; ‘trần trụi’ là tuyệt đối cởi mở, dễ tổn thương, không
che đậy. Đứa trẻ không khỏa thân mà chỉ là trần trụi. Mahavira rất đẹp trong sự
trần trụi của mình.
Người ta nói rằng ông ấy không bao giờ thuyết giảng
kinh của mình cho bất kỳ ai; chỉ có những người thân mật ngồi bên ông để nghe
những câu kinh đó bên trong mình. Họ chỉ đơn giản nghe. Đó là một trong những
điều huyền diệu nhất… có một vòng tròn nội tại gồm mười một môn đệ thân mật
quanh Mahavira, và khi tất cả họ đồng thời nghe thấy cùng một câu, thì họ nghĩ
câu đó đáng giá để ghi lại, mặc dù Mahavira không nói bất kỳ điều gì một cách
công khai, mà theo cách tinh tế nào đó, thông qua sự rung động.
KINH JIN được viết theo cách hoàn toàn khác với bất
kỳ cuốn sách nào trên khắp thế giới. Bậc thầy vẫn im lặng và mười một môn đệ
đồng thời nghe thấy – nhấn mạnh đến từ đồng thời – cùng một câu, và rồi họ ghi
nó lại. Đó là cách KINH JIN ra đời. Sự ra đời của cuốn sách là như vậy đó!
Người ta không thể hình dung sự khởi đầu tuyệt đẹp hơn, và những câu kinh chắc
chắn chứa ánh sáng kỳ diệu nhất mà con người có khả năng, và toàn bộ khoa học
về tự chinh phục mình.
Thứ ba… tôi đã nhìn thấy người mà tôi không thể
thừa nhận. “Thật kỳ lạ,” tôi nghĩ “trải qua hàng nghìn kiếp tôi đã là người du
hành trên nhiều con đường, cùng với rất nhiều người, với nhiều trường phái.
Người đàn ông này là ai? Ông ấy thật không thể được thừa nhận.” Ông ấy không
phải là một bậc thầy, chính vì vậy mà tôi không nhận ra ông, nhưng ông ấy đủ
nhu mì để được tính đến. Tôi đã luôn yêu sách của ông. Dù sao tôi cũng không
thể tìm ra lý do tại sao tôi quên tính đến nó trong danh sách con số năm mươi
mốt của tôi. Người đàn ông đó là một người Hy Lạp, Kazantzakis, tác giả của
cuốn ZORBA HY LẠP. Thậm chí tôi không biết làm sao mà tên của ông ấy lại được
công bố, nhưng ZORBA HY LẠP là một tác phẩm lớn. Người đàn ông sinh ra nó không
phải là Phật hoặc không phải là Mahavira, nhưng lại có khả năng trở nên như vậy
ở bất kỳ thời điểm nào. Ông ấy gần như sẵn sàng, chín muồi, chỉ đang chờ đợi
thời vụ của mình đến.
Zorba là một trong những tình yêu của tôi. Tôi yêu
những con người kỳ lạ. Zorba là con người rất kỳ lạ – thậm chí không phải là
con người thực mà chỉ là hư cấu, nhưng với tôi thì ông ấy đã trở nên gần như
thực, bởi vì ông ấy đại diện cho Epicurus, Charvaka, và tất cả những người duy
vật trên thế giới. Ông ấy không đơn thuần đại diện cho họ mà còn đại diện cho
hình thái tốt nhất của họ.
Có một lần Zorba đã nói với ông chủ mình, “Thưa
ngài, ngài có mọi thứ nhưng ngài vẫn lỡ cuộc sống, bởi vì trong ngài không có
một chút điên khùng. Nếu ngài có thể có một chút điên khùng thì ngài sẽ biết
cuộc sống là gì.”
Tôi có thể hiểu ông ấy; không chỉ ông ấy mà tôi có
thể hiểu tất cả những Zorba của mọi thời đại, bởi ‘một chút điên khùng’ của họ.
Nhưng tôi không tin vào ‘một chút’ của bất kỳ thứ gì. Tôi cũng điên khùng như
con người có thể, hoàn toàn điên khùng. Nếu bạn chỉ là một chút điên khùng, tất
nhiên bạn sẽ hiểu chỉ một chút cuộc sống, nhưng như thế còn tốt hơn là không
biết gì.
Zorba, Zorba tội nghiệp, Zorba thất học, chỉ là
người lao động… chắc ông ấy phải là người cao lớn, tầm vóc cường tráng, và có
một chút điên khùng. Nhưng ông ấy đã có lời khuyên tuyệt vời cho ông chủ mình:
“Hãy là một chút điên khùng”, ông ấy nói. Tôi nói một chút điên khùng sẽ không
ích gì; hãy là hoàn toàn điên khùng! Nhưng bạn có thể cho phép hoàn toàn điên
khùng chỉ trong thiền, ngược lại bạn sẽ thành lập dị. Bạn sẽ không có khả năng
thiêu đốt nó; ngược lại, nó sẽ thiêu đốt bạn. Nếu bạn không biết thiền là gì
thì bạn sẽ bị thiêu cháy. Vì vậy mà tôi đã hình thành nên cái tên mới: Zorba
Phật.
Zorba Phật là sự tổng hợp của tôi. Tôi yêu
Kazantzakis vì ông đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, nhưng tôi
cũng cảm thấy hối tiếc cho ông vì ông vẫn còn trong tối. Kazantzakis, ông cần một ông chủ, một
chút thiền; nếu không ông sẽ không biết cuộc sống là gì.
Thứ tư, tôi đã nhìn thấy một trong những người đồng
nghiệp đẹp nhất. Tôi đã nói về ông, nhưng đã không nhắc đến ông trong danh sách
năm mươi, danh sách tùy hứng. Tên của người đàn ông đó là al-Hillaj Mansoor.
Al-Hillaj đã không viết cuốn sách nào mà chỉ có một số phát biểu, hoặc đúng hơn
là một số tuyên bố. Những người như al-Hillaj chỉ tuyên bố, mà không vì bất kỳ
sự ích kỷ nào – họ không có bất kỳ bản ngã nào, chính vì vậy mà họ tuyên bố,
“ana’l haq!”
Ana’l haq! là tuyên bố của ông ấy và nó có nghĩa,
“Ta là Thượng đế, và không có Thượng đế khác.” Người Hồi giáo không thể tha thứ
cho ông ấy; họ đã giết ông. Nhưng liệu bạn có thể sát hại al-Hillaj không? Đó
là điều không thể! Thậm chí trong lúc họ giết ông thì ông vẫn cười.
Một người nào đó đã hỏi, “Tại sao ông lại cười?”
Ông ấy trả lời, “Bởi vì các ông đang không giết ta,
các ông chỉ đang giết cơ thể, và ta đã nói đi nói lại rằng ta không phải là cơ thể.
Ana’l haq! Ta chính là Thượng đế.” Bây giờ những con người đó chính là muối của
trái đất.
Al-Hillaj Mansoor đã không viết bất kỳ cuốn sách
nào; chỉ một số tuyên bố của ông đã được tuyển tập bởi những người yêu ông và
những người bạn của ông. Tôi sẽ không nói những người theo, bởi vì những người
như al-Hillaj không chấp nhận những người theo, những kẻ bắt chước – họ chỉ
chấp nhận những người yêu, những người bạn.
Tôi xin lỗi, tôi đã hoàn toàn quên ông. Với tôi
điều đó thật không hay. Nhưng, al-Hillaj, ông nên hiểu khó khăn của tôi. Tôi đã
đọc nhiều sách hơn ông đã từng đọc. Tôi đã đọc hơn một trăm nghìn cuốn. Bây
giờ, để tìm ra chỉ năm mươi cuốn từ chúng thực sự là một việc khó. Tôi đã chọn
chỉ một số ít, và lẽ tự nhiên tôi đã phải bỏ qua rất nhiều, và đã rơi lệ vì
điều đó. Tôi cũng muốn chọn chúng… nhưng tôi đặt ông vào phần ghi chép tái bút.
Thứ năm: Người đàn ông này chỉ được rất ít người
biết đến, vì lý do đơn giản là ông ấy chưa bao giờ viết và chưa bao giờ thuyết
giảng, Mahakashyapa. Tất cả những điều được biết về ông chỉ là giai thoại này.
Vào một ngày, Phật xuất hiện ở buổi sáng thuyết
giảng với bông sen trong tay. Người ngồi đó tĩnh lặng, ngắm nhìn ông hoa và
không nói một lời. Đám đông mười nghìn sannyasin đã bối rối. Điều này chưa từng
được nghe. Đầu tiên, trước đó Người chưa bao giờ xuất hiện với bất kỳ thứ gì
trên tay, lần này lại là bông hoa sen; thứ hai, Người thường nói ngay, nhưng
hôm nay nhiều giờ đã trôi qua nhưng Người chỉ nhìn bông hoa. Nhiều người nghĩ
chắc Người đã bị điên. Chỉ có một người không đồng ý. Ông ấy đã cười vang.
Người đàn ông đó là Mahakashyapa.
Phật ngước mắt lên, cười vang và gọi Mahaka lại để
trao cho ông bông hoa, và người nói với
đám đông rằng bài thuyết pháp là bông hoa, “Tôi đã trao cho các bạn những gì
các bạn được quyền, và tôi đã trao cho Mahakashyapa những gì ông ấy xứng đáng,
và rất công bằng. Tôi đã thuyết giảng cho các bạn bằng lời trong nhiều năm, và
các bạn chưa bao giờ hiểu. Hôm nay tôi đã nói trong tĩnh lặng, và tiếng cười
của Mahakashyapa đã chứng tỏ ông ấy đã hiểu.” Với cách thức huyền bí này, người
kế vị đã được tìm ra. Mahakashyapa đã trở thành người nối nghiệp của Phật. Một
cách thức kỳ lạ…
Các môn đệ của Mahakashyapa đã viết một số điều về
ông ấy và nó được cho là cuốn sách của ông. Nhưng thực ra thì ông không viết
chúng, hoặc các môn đệ của ông đã không ký chúng. Họ là những người ẩn danh.
Nhưng dù điều được viết là gì thì cũng tuyệt đẹp. Một vài đoạn, giống như những
mảnh trăng tròn: nếu bạn có thể đặt chúng cùng nhau thì sẽ lại có trăng tròn: bí
mật để đặt chúng cùng nhau là thiền.
Truyền thống mà Mahakashyapa đã theo là Zen. Ông ấy
là người sáng lập đầu tiên của Zen, của dhyana. Thật kỳ lạ… không phải Phật mà
là Mahakashyapa là người đầu tiên… Vì Phật đã thuyết giảng suốt bốn mươi năm,
Mahakashyapa chưa bao giờ thuyết giảng; ông ấy chỉ tạo ra sự ồn ào, đó là tiếng
cười. Nếu bạn có thể gọi đó là sự thuyết giảng, đó là vấn đề khác. Dù sao đó
cũng là thuyết giảng – người ta nói rằng toàn bộ tồn tại là câu chuyện hài.
Người ta nói với Phật, “Hài hước làm sao!”
Thời điểm bạn hiểu rằng toàn bộ tồn tại là một câu
chuyện hài, bạn đã hiểu. Không có sự hiểu biết khác, không có sự chứng ngộ
khác. Mọi thứ khác đều là giả.
Devageet, bạn có thể nhắc tôi con số được không? –
bởi vì việc ghi chép sau khi tác giả qua đời, phần tái bút, tôi phải đưa ra con
số mười. Bạn đã nói số mấy?
“Số sáu, thưa Osho.”
Tốt. Thật tuyệt rằng tôi đã nói phần ghi chép sau
đó. Tôi thực sự chết, chính vì vậy mà tôi cho phép bạn gọi tôi là Người Linh
thiêng. Nếu tôi chưa chết thì gọi tôi là người linh thiêng là không đúng.
Từ ‘ghi chép sau khi tác giả qua đời’ đến với tôi
một cách tình cờ. Tôi sẽ nói về phần tái bút, nhưng đôi khi sự thật lại xuất
hiện một cách tình cờ. Nó không được chuẩn bị, sắp xếp, nó phun trào giống như
núi lửa. Tôi sẽ không nói điều đó, nhưng nó tự xuất hiện. Sự thật có những cách
thức của riêng nó. Tôi thực sự là người ghi chép sau khi tác giả qua đời; tôi
đã chết từ lâu rồi.
Thứ sáu, tôi đã nhìn thấy Hermann Hesse. Ông ấy
không phải là người chứng ngộ, nói gì về những người đã vượt lên chứng ngộ. Ông
ấy chỉ là con người bình thường, nhưng với chuyến bay đầy thi hứng, ông ấy đã
viết một trong những cuốn sách vĩ đại nhất trên thế giới, SIDDHARTHA.
Siddhartha là tên thực sự của Phật Gautam đã được
cha mẹ đặt cho Người. Người trở nên được biết đến như là Phật Gautam. Gautam là
tên gia đình của Người; Phật đơn giản có nghĩa là ‘người thức tỉnh’. Siddhartha
là tên thực được cha mẹ đặt cho sau khi tham khảo các nhà chiêm tinh học. Đó là
tên đẹp. Siddhartha cũng có nghĩa là ‘người đã đạt được ý nghĩa’. Siddha có
nghĩa là ‘người đã đạt được’; artha có nghĩa là ‘ý nghĩa’. Tổng hợp lại
Siddhartha có nghĩa ‘người đã đến với ý nghĩa của cuộc đời’. Các nhà chiêm tinh
học, các bậc cha mẹ, mọi người đã trao cho Người tên chắc phải là những người
rất trí huệ – nếu không phải là chứng ngộ thì cũng là trí huệ… ít nhất cũng là
những người từng trải.
Cuốn SIDDHARTHA của Hermann Hesse lặp lại câu
chuyện của Phật theo cách khác, nhưng trên cùng một bình diện, cùng một ý
nghĩa. Không thể tin rằng Hermann Hesse có thể viết ra nó mà lại không thể trở
thành một siddha. Ông ấy vẫn là người viết tầm thường – đúng, là người đã đoạt
giải Nobel, nhưng điều đó không có nhiều ý nghĩa. Bạn không thể trao giải Nobel
cho vị phật; vị đó sẽ cười và sẽ vứt nó đi. Nhưng cuốn sách lại rất tuyệt, và
tôi tính cả nó.
Thứ bảy: Người ta biết rằng, với tôn giáo Do Thái
rất truyền thống, rất chính thống từng có một số bậc thầy đã hoàn toàn chứng
ngộ – một vài trong số đó đã vượt lên chứng ngộ. Một trong số họ là Baal Shem
Tov. Tôi không thể tha thứ cho mình vì đã không tính đến ông, và không có ai để
tôi có thể yêu cầu sự tha thứ.
Baal Shem Tov. Tov là tên thị trấn của ông. Tên của
ông đơn giản là ‘Baal Shem của thị trấn Tov’; cho nên hãy để chúng ta gọi ông
là Baal Shem. Tôi đã nói về ông bởi vì khi tôi nói về Hassidism, tôi đã không
để lại bất kỳ điều cốt lõi nào mà không nói. Tôi đã nói về Đạo, Zen, Sufism,
Hassidism. Tôi không thuộc về bất kỳ truyền thống nào cho nên tôi tự do di
chuyển theo bất kỳ hướng nào tôi chọn. Tôi không cần bản đồ. Hãy để tôi nhắc
lại bạn:
Vào
ra,
chim nước
không để lại dấu vết phía sau,
hoặc không cần sự hướng dẫn.
Baal Shem Tov đã không viết bất kỳ luận thuyết nào
– luận thuyết là một từ xấu của thế giới huyền môn – nhưng ông ấy đã kể nhiều
câu chuyện đẹp, quá đẹp đến mức tôi muốn kể lại cho bạn một trong chúng như là
ví dụ để bạn có thể nếm trải phẩm chất của người đàn ông đó.
Một người phụ nữ đến với Baal Shem. Người phụ nữ đó
không có con; cô ấy muốn có con. Cô ấy liên tục nói để gây ức chế Baal Shem,
“Nếu ông ban phúc cho tôi mọi điều có thể. Xin hãy ban phúc cho tôi. Tôi muốn
có đứa con.”
Cuối cùng, mệt mỏi – đúng, Baal Shem có thể mệt mỏi
với người phụ nữ mè nheo – ông ấy nói, “Cô muốn con trai hay con gái?”
Người phụ nữ vô cùng hạnh phúc; cô ta nói, “Tất
nhiên là con trai.”
Baal Shem nói, “Thế thì hãy nghe câu chuyện này. Mẹ
tôi cũng không có con, và bà đã chọc tức và liên tục mè nheo vị giáo sĩ thị
trấn ban phúc cho bà. Cuối cùng vị giáo sĩ nói, ‘Đầu tiên hãy mang đến cho tôi
một chiếc mũ đẹp.’ Mẹ tôi đã làm một chiếc mũ đẹp và đi đến vị giáo sĩ.”
Chiếc mũ quá đẹp đến mức mẹ Baal Shem đã nói, “Tôi
không muốn ông trao lại tôi bất kỳ thứ gì, chỉ nhìn ông đội chiếc mũ này cũng
quá đẹp rồi. Tôi vô cùng hài lòng. Ông không gia ơn tôi, tôi không gia ơn ông.
Cám ơn vị giáo sĩ.”
“Và mẹ tôi đã ra đi. Đó là cách bà trở nên có bầu,”
Baal Shem nói, “và tôi đã ra đời.”
Người phụ nữ nói, “Tuyệt vời. Cho nên ngày mai tôi
sẽ đến với một chiếc mũ đẹp.”
Ngày hôm sau cô ta quay lại với chiếc mũ tuyệt đẹp.
Baal Shem đã chấp nhận mà thậm chí còn không nói “Cám ơn cô.” Người phụ nữ đã
chờ và chờ, thế rồi cô ta nói, “Thế còn đứa trẻ thì sao?”
Baal Shem nói, “Hãy quên chuyện đứa trẻ đi! Chiếc
mũ quá đẹp, tôi nợ ơn cô. Chắc tôi phải nói lời cám ơn cô. Cô còn nhớ câu
chuyện tôi đã kể cho cô không? Người phụ nữ đã không đòi hỏi lại điều gì, chính
vì vậy mà bà đã hình thành nên đứa trẻ, và là đứa trẻ như tôi” – giống như Baal
Shem.
“Nhưng cô đã đến với ước nguyện có được một cái gì
đó. Chỉ vì chiếc mũ này mà cô muốn đứa trẻ giống Baal Shem sao? Hãy quên hết
chuyện đó đi,” ông ấy nói, “và đừng đến nữa – đừng bao giờ.”
Có nhiều điều có thể được nói thông qua những câu
chuyện. Baal Shem đã nói vấn đề nền tảng: đừng đòi hỏi và sẽ được trao. Đừng
đòi hỏi – đó là điều kiện cơ bản.
Hassidism khởi sinh từ những câu chuyện của Baal
Shem là sự nở hoa tuyệt diệu nhất. Người Do Thái đã không thực hiện điều gì có
thể so sánh với Hassidism. Hassidism là một dòng chảy nhỏ, nhưng nó vẫn còn
sống động, vẫn còn tuôn chảy.
Thứ tám: Farid. Đây là người đàn ông mà tôi đã nói
trước đây – nhưng không bằng tiếng Anh mà bằng tiếng Hindi. Farid, nhà huyền
môn Sufi, cùng thời với Kabir, Nanak và những người khác. Tôi yêu ông ấy. Trong
những bài ca của ông, ông gọi mình là Farida. Ông ấy luôn chỉ vào mình, chưa
bao giờ vào người khác. Ông ấy luôn bắt đầu, “Farida, ông có nghe không?
Farida, hãy thức tỉnh! Farida, hãy làm điều này, điều kia!” Trong tiếng Hindi,
khi bạn sử dụng tên Farid, điều đó thể hiện sự tôn trọng. Khi bạn sử dụng tên
Farida, điều đó không tôn trọng; người ta gọi những người đầy tớ như vậy. Farid
gọi mình là Farida, tất nhiên vì ông ấy là bậc thầy; cơ thể là đầy tớ.
Vị vua nổi tiếng Akbar từng đến với Farid để nghe
những bài ca của ông. Có một lần Akbar nhận được một món quà rất quý, chiếc kéo
bằng vàng nạm những viên kim cương. Gudia hẳn cũng yêu thích nó – bất kỳ người
phụ nữ nào cũng vậy. Akbar cũng thích nó, thích đến mức ông ấy nghĩ đó hẳn sẽ
là món quà quý cho Farid. Ông ấy đến và trao món quà cho Farid. Farid nhìn
chúng, quay chúng theo hướng này hướng kia, rồi trả lại cho Akbar và nói, “Với
tôi cái này không có ích gì. Nếu ngài muốn trao cho tôi món quà thì hãy mang
chiếc kim đến.”
Akbar đã bối rối. Ông ấy nói, “Tại sao lại là chiếc
kim?”
Farid nói, “Bởi vì tính năng của chiếc kéo là cắt
mọi thứ thành nhiều mảnh, và tính năng của chiếc kim là khâu mọi mảnh lại cùng
nhau. Chức năng của tôi không phải là chiếc kéo, mà là chiếc kim. Tôi tổng
hợp.”
Farid chắc đã không đồng ý với Sigmund Freud, hay
với phân tâm học, bởi vì phân tâm học là chiếc kéo bằng vàng, liên tục cắt mọi
thứ thành nhiều phần. Ông ấy chắc đã đồng ý với Assagioli và sự tổng hợp tâm lý.
Liên kết lại, đặt mọi thứ cùng nhau, thành cái một. Bạn có nhìn thấy những giọt
nước mắt của tôi không? Chúng dành cho Farid… farida… đúng, vì Farida. Không
thể có sự tôn kính nào khác cho ông. Ông ấy sẽ hiểu những giọt nước mắt, chứ
không phải chiếc kéo bằng vàng. Than ôi, nếu Akbar có thể quỳ xuống chân Farid
và nhỏ những giọt nước mắt, điều đó hẳn sẽ là món quà thực sự đối với bậc
thầy.
Farid đã không viết cuốn sách, nhưng những bài ca
của ông đã được những người của ông viết ra. Những bài ca của ông vô cùng đẹp,
nhưng bạn phải nghe chúng bằng tiếng Punjab. Ông ấy đã sống ở Punjab, và những
bài ca của ông bằng tiếng Punjab, không phải bằng tiếng Hindi. Tiếng Punjab rất
khác với tiếng Hindi. Tiến Hindi ôn hòa, là ngôn ngữ của doanh nhân. Tiếng Punjab
tựa như thanh gươm, là ngôn ngữ của người lính. Nó rất xuyên thấm. Khi bạn nghe
những bài ca của Farid được hát bằng tiếng Punjab, trái tim bạn bắt đầu tan
vỡ.
Thứ chín. Tôi đang vội bởi vì thời gian của tôi sắp
hết, hoặc đã hết, bởi vì tôi đã nhìn thấy Gudia đang đi vào. Buồn làm sao khi
mà thời gian lại tuân theo cùng một quy luật, cho dù thời gian là của bạn hay
của tôi. Không nên theo thứ tự thời gian, mà nên là tương đối. Thời gian của
tôi không nên tuân theo cùng một quy luật, nó không nên thuộc về thới giới
tương đối của Einstein. Nó nên là vô hạn. Nhưng tôi biết đó là điều không thể,
cho nên tôi vội, và bạn biết khi tôi vội thì tôi cũng thư giãn.
Thứ chín, nhà thơ khác, ca sĩ khác, vũ công khác,
có phẩm chất hoàn toàn khác: Shiva, và cuốn sách của ông là VIGYAN BHAIRAV
TANTRA (MẬT TÔNG VIGYAN BHAIRAV). Tôi đã nói về nó. Nó rất mỏng, chỉ có một
trăm mười hai câu kinh. Bạn có thể dễ dàng viết nó lên một trang giấy, hoặc
nhiều nhất là hai trang. Tôi đã nói về nó trong năm tập, hàng nghìn trang – BOOK
OF SECRETS (SÁCH CỦA NHỮNG BÍ MẬT). Tôi không thể nói bất kỳ cuốn nào khác lại
súc tích như MẬT TÔNG VIGYAN BHAIRAV –
sách của Shiva. Mỗi một câu kinh tự nó là một phương pháp.
Devageet, xin đừng ngắt lời. Hãy để tôi kết thúc
công việc của mình. Họ gọi người đàn ông trong ghế bành là bệnh nhân; họ nên
dạy các bác sĩ trở thành bệnh nhân. Ashu, bạn không phải là bác sĩ nên bạn
không cần lo lắng; đó là vấn đề khác. Nhìn xem, ngay cả Gudia cũng đang cười,
với người phụ nữ Anh khuôn phép thì điều đó thật hiếm hoi!
Tốt. Cười luôn luôn tốt. Tôi yêu điều đó, nhưng tôi
phải tiếp tục công việc của mình cho dù bạn cười hay khóc; không vấn đề gì với
người đàn ông trong chiếc ghế bành này. Tôi cứng như đá và cũng mềm mại như
bông sen, vì tôi là cả hai cùng nhau. Vì mục đích rõ ràng, tôi nói với bạn: đầu
tiên tôi là đá; với điều này tôi sẽ đập vỡ hộp sọ bạn. Với bạn tôi không thể là
bông sen, nhưng những gì bạn đang làm thì lại rất đẹp.
Thứ mười, tôi đã luôn có ý tưởng nói về Uma Swati
và cuốn sách của ông. Uma Swati là nhà huyền môn, nhưng là nhà huyền môn rất
khô khan – giống như môi tôi thời điểm này, không có bất kỳ hơi ẩm nào. Ông ấy
đã viết rất khô khan nhưng là sự mô tả thực về điều tối thượng. Cuốn sách của
ông ấy là TATVA SUTRAS (KINH TATVA). Tatva có nghĩa là ‘thực tại tối thượng’.
Tat có nghĩa là ‘that’ – điều tối thượng. ‘This’ là ngay lập tức, và ‘that’ là
điều tối thượng.
Devageet, xin
đừng can thiệp. Tôi biết bạn biết nhiều về máy móc. Tôi cũng biết nhiều tâm
thức bạn – và đó là những vấn đề.
KINH TATVA
tuyệt đẹp và tôi đã muốn nói về nó nhưng cứ trì hoãn mãi. Nó quá toán học,
giống như SAMAYASAR của Kundkunda. Tất cả các nhà huyền môn Jain đều như vậy –
khô khan, tuyệt đối khô khan.
Laxmi đã thực
sự chọn một nơi – Kutch! Mahavira, Kundkunda, Uma Swati, tất cả những người
đồng nghiệp đó đã vui thích khi ở Kutch. Nhưng với tôi, thật không may! Tôi
luôn muốn ở Himalaya, nhưng vì quyền lợi của mọi người mà tôi phải bỏ ý tưởng ở
Himalaya.
Điều đó đã
không xảy ra với Phật, Bồ Đề Đạt Ma, Baso; điều đó đã không xảy ra với Omar
Khayyam, Kahlil Gibran, Mikhail Naimy, nhưng điều đó đã xảy ra với tôi. Tôi
biết chắc phải có bí mật trong nó. Chỉ có thể là tôi phải biến Kutch cũng đẹp
như Himalaya. Một điều là chắc chắn: dù tôi ở bất kỳ đâu tôi cũng sẽ tạo ra nơi
chốn đẹp nhất trên thế gian, dù thử thách như thế nào.
Thứ mười một,
và là cuốn cuối cùng trong phần tái bút… ý tôi nói là của hôm nay. Con người
không bao giờ biết về ngày mai. Cái cuối cùng là một cái gì đó quá đẹp đến mức
chắc tôi đã phải thực sự lành mạnh để quên nó. Lưu ý bạn, tôi đang không nói sự
điên khùng, tôi đang nói sự lành mạnh. Nếu tôi đủ điên khùng thì sẽ không có
khả năng quên nó. Thế thì nó sẽ là đầu tiên để nhớ chứ không phải là cuối cùng.
Đó là THE SONGS OF NAROPA (BÀI CA CỦA NAROPA).
Tôi chưa bao
giờ nói về nó bởi vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng lại có thể nói điều gì về nó,
nhưng nó đã trong tim tôi. Tôi nhắc đến nó để những người yêu tôi nên bắt đầu
tìm kiếm nó… bài thơ, bài ca, điệu vũ của Naropa. Và nó cũng là của tôi
nữa.
Om Mani Padme Hum
Đá quý trong
hoa sen.
Cám ơn cả
hai, bởi tất cả niềm vui của tôi.
No comments:
Post a Comment