Nguyễn Đình Hách dịch
Bạn hỏi: Làm cách nào chúng ta trở nên cởi mở
với điều cao cả?
Chỉ có thể bởi việc
khép kín với ô cửa tầm thường. Cái xảy ra này là điều cốt lõi đối với sự sống
sót của chủng tộc loài người.
Đã luôn là vậy: chủng
tộc loài người đã sống sót chỉ bởi mối liên hệ với điều cao cả. Bạn có thể kể
ra hai mươi cái tên của lịch sử loài người - Phật, Jesus, Mahavira, Lão Tử...
hai mươi cái tên, và bạn sẽ không có khả năng hình dung làm sao loài người có
thể sống sót mà không có họ. Có thể Darwin đã nói rằng chúng ta sống sót bởi cuộc
đấu tranh vật lộn của thế giới động vật, và ông ấy có lý đối với vấn đề sống
sót của thế giới động vật. Nhưng đối với sự sống sót của loài người thì lại bởi
những sức mạnh cao cả đã xuyên thấm vào chúng ta ở mọi thời điểm.
Bất kỳ khi nào có một
vị Phật thì điều cao cả xuyên thấm vào điều tầm thường; thông qua vị đó mà toàn
bộ loài người tiếp cận được mối liên hệ sâu sắc với một cái gì đó cao cả hơn. Vị
Phật trở thành một phương tiện, một đường dẫn, một cây cầu. Có nhiều cây cầu;
vì những cây cầu đó mà con người không như con vật, con người là một cái gì đó
cao hơn.
Nếu con người tồn tại
chỉ như con vật thì sự tồn tại đó không có ý nghĩa gì. Và đó chính là điều đang
diễn ra ở mọi nơi, trên toàn thế giới. Những người suy ngẫm về tình trạng đó đều
nhận biết rằng, những cuộc đời của chúng ta chỉ là vô nghĩa, chỉ là sự lặp lại
ngu ngốc của điều tầm thường. Chúng ta chỉ tham gia vào, chúng ta không sống.
Chỉ những người không
bao giờ nhận biết mới nghĩ đây là cuộc sống. Chỉ những tâm trí rất xoàng xĩnh mới
có thể nghĩ đây là cuộc sống. Nếu bạn nghĩ rằng đây là tất cả thì cuộc sống mới
vô nghĩa làm sao. Nó là vô nghĩa bởi vì, như là một con thú thì con người không
thể có bất kỳ ý nghĩa nào. Con người là sự phát triển, là sự vượt lên khỏi tính
thú vật.
Phật nói rằng cuộc đời
là một sự kỳ diệu, là một ơn phước. Krishna có thể nhảy múa và ca hát và vui mừng
lễ hội. Chúng ta quá buồn - ngồi và nhìn cuộc sống trôi qua như là hành trình
vô nghĩa, không tới đâu cả. Nỗi buồn chán, sự đơn điệu... nhưng đối với Krishna
thì cuộc sống là lễ hội, là nhảy múa, là nở hoa. Tại sao? Bởi vì ông ấy trong mối
liên hệ với điều cao cả. Khi bạn trong mối liên hệ với điều tầm thường thì cuộc
sống chỉ là một sự tầm thường, vô nghĩa, nghi lễ đơn điệu.
Thế giới sẽ không kết
thúc trong một vài vụ nổ nguyên tử, nhưng nó có thể kết thúc bởi điều vô nghĩa
này. Bất kỳ khi nào tôi nghĩ về sự kết thúc của thế giới thì trong tâm trí tôi
thế giới chưa bao giờ bị tàn sát nhưng lại là sự tự sát. Nếu điều vô nghĩa này
không ngừng chồng chất thì loài người có thể dẫn tới tự sát. Có thể tự sát bởi
một vụ nổ nguyên tử, nhưng đó vẫn là tự sát.
Điều cao cả luôn luôn
cần thiết. Đó là sức mạnh bảo vệ an toàn duy nhất. Nhưng chúng ta lại càng khép
kín nhiều hơn với điều đó, chúng ta đã hoàn toàn từ chối nó. Điều này thật kỳ lạ:
những nhà tư tưởng đó, họ đã từ chối điều cao cả thì bây giờ lại nói rằng cuộc
đời là vô nghĩa. Nếu bạn chỉ cho họ bất kỳ ý nghĩa nào thì họ cũng từ chối. Nếu
bạn nói với họ rằng thiền có thể dẫn họ tìm ra ý nghĩa của cuộc sống thì họ
nói, “Làm cách nào? Không thể như vậy – thiền chỉ là hư cấu. Thiền này ở đâu?
Hãy chỉ cho chúng tôi nó là gì.” Họ yêu cầu chứng cứ khoa học; họ nói, “Chúng
tôi sẽ thử nghiệm”. Bây giờ họ đang cố gắng
thử nghiệm thiền một cách khoa học. Những kết luận của họ là gì? Những kết
luận của họ cơ bản là: khi một người nào đó trong thiền sâu, người đó không tới
đâu cả mà chỉ là trong giấc ngủ không mơ - những sóng tâm trí là như nhau. Khi
một người nào đó trong ngủ sâu thì tâm trí tạo ra những sóng alpha - bây giờ có
thể ghi lại được - nếu một người nào đó
trong thiền sâu, thì sóng alpha tương tự cũng xuất hiện. Cho nên thiền không là
gì mà là ngủ sâu.
Đối với những biểu hiện
bên ngoài thì điều đó là đúng. Bạn không thể từ chối bởi vì có bằng chứng khoa
học về điều đó. Nếu bạn vào thiền sâu, những sóng xuất hiện trong tâm trí cũng
tương tự như sóng trong giấc ngủ không mơ. Cho nên thiền chỉ là giấc ngủ không mơ
- vấn đề chỉ có vậy!
Không phải như vậy!
Thiền sâu là giai đoạn trên ngủ không mơ. Đó là trạng thái không sóng, nơi mà
sóng dừng hoàn toàn. Khi một người nào đó di chuyển sâu vào thiền thì người đó
trải qua trạng thái ngủ sâu và sau đó vượt lên trên nó. Máy ghi chỉ có thể ghi
tới điểm, nơi mà sóng biến mất; nó không thể ghi lại những gì xuất hiện trong
trạng thái không sóng.
Nếu trạng thái phật
chỉ như giấc ngủ không mơ thì tại sao lại lãng phí thời gian thiền trong nhiều
năm làm gì? Nếu những sóng alpha tương tự xuất hiện thì việc lấy sự trợ giúp của
hóa chất có gì là sai? Điều đó có thể dễ dàng hơn, đường tắt hơn. Sự khác biệt
là, con người có thể dùng thuốc trong nhiều năm và người đó sẽ không cảm nhận rằng
cuộc đời là ý nghĩa. Người đó có thể có khả năng ngủ sâu, sóng alpha tương tự sẽ
xuất hiện, nhưng người đó vẫn vậy, vẫn những thói quen nhàm chán. Người đó sẽ
không trở nên thông thái, người đó sẽ không trở thành một vị phật. Người đó sẽ
không có khả năng đón chào cuộc sống, người đó sẽ không có khả năng nói, “Tôi hạnh
phúc vì tôi đã được sinh ra, tôi hạnh phúc vì tôi là tôi.” Người đó không có khả
năng dâng hiến lòng biết ơn đối với tồn tại.
Phật khác – nhưng những
nhà khoa học nói rằng họ cần bằng chứng khoa học. Ngay cả nếu bạn có thể quan
sát tâm trí Phật, bạn sẽ không có khả năng ghi lại những gì xảy ra. Khi vị phật
trong ngủ sâu vị đó nhận biết. Nhưng nhận biết đó không thể ghi lại bởi vì nó
không phải là sóng. Nếu bạn nói rằng trạng thái của Phật chỉ giống như ngủ sâu
thì bạn có thể vẫn còn hỏi ý nghĩa của cuộc đời là gì. Cuộc đời vẫn giữ nguyên
vô nghĩa.
Cuộc đời trở nên ý
nghĩa nếu bạn cảm nhận sự tồn tại của điều linh thiêng, nếu có một Thượng Đế
nào đó. Ý nghĩa là có thể chỉ nếu tồn tại điều cao cả. Ý nghĩa luôn xuất hiện từ
chiều bên kia; nó không thể xuất hiện từ bạn. Chỉ nếu bạn có thể tới bên kia
thì lúc đó mới có thể có ý nghĩa của cuộc đời.
Nhưng những nhà tư tưởng
đó lại muốn bằng chứng, họ không ngừng từ chối: “Không có Thượng Đế. Không có
trạng thái khác của ý thức.” Thế rồi họ lại hỏi ý nghĩa của cuộc đời là gì!
Cuộc đời là vô nghĩa
nếu bạn chỉ cởi mở với điều tầm thường. Với điều tầm thường thì chỉ có lặp lại
về cùng một vấn đề. Với điều cao cả thì không có sự lặp lại. Có sự tươi trẻ, sự
thanh khiết vĩnh hằng. Mọi thời điểm chính là vĩnh hằng. Thế rồi có ý nghĩa trong cuộc đời, thế rồi cuộc đời bạn
trở nên đầy ý nghĩa.
Mối liên hệ với điều
cao cả là nhu cầu sâu sắc để loài người tồn tại như là loài người. Nếu không
loài người chỉ có thể tồn tại như các loài thú vật - tất nhiên có sự khác biệt,
nhưng không phải là duy nhất.
Điều này đã trở thành
rắc rối. Chúng ta đang vật lộn như những con thú: các hệ thống chính trị của
chúng ta, các quốc gia của chúng ta, các chủng tộ của chúng ta, các tôn giáo của
chúng ta, tất cả đều là thú tính. Khi chúng ta nói “quốc gia”, điều đó không là
gì mà chỉ là lòng tham đối với lãnh thổ. Khi chúng ta nói chủng tộc, điều đó
không là gì mà chỉ là sự tôn thờ bầy đàn. Chúng ta đặt những cái tên hay, chúng
ta dán những cái nhãn đẹp, và chúng ta giấu điều xấu xa phía sau chúng.
Tất cả chính trị là
gì? Điều đó giống như một cái gì đó mà những con thú thực hiện. Bạn có thể nhìn
thấy toàn bộ cấu trúc chính trị, tương tự như đời sống chính trị của bất kỳ thủ
đô nào trên thế giới, thậm chí là với một đàn khỉ đầu chó. Có một con tổng thống,
con thủ trưởng. Thế rồi có những thuộc cấp và những bầy tôi trung thành, có những
tầng lớp thấp và cao - mọi thứ.
Thủ trưởng là con khỉ
đầu chó siêu hạng. Không ai khác có thể đến gần nó; nó có không gian riêng. Thậm
chí khi cả đàn di chuyển thì con thủ trưởng cũng di chyển một mình: có một
không gian nào đó quanh nó. Những con nào mà bước quan lằn ranh giới đó thì sẽ
gặp rủi ro.
Có một trật tự phân
thứ hạng. Con khi đầu chó đẳng cấp cao hơn đàn áp những con đẳng cấp thấp hơn,
và chúng không thể nổi dậy. Đây là chính trị nội tại; chúng vẫn diễn ra mọi thời
điểm. Bất kỳ khi nào một con khỉ đầu chó mới cố trở thành một con thủ trưởng,
thì lại có chiến tranh và bạo lực. Thế rồi một trật tự phân thứ hạng được thay
đổi, được cải tổ.
Thế rồi cũng có nhiều
đàn khỉ đầu chó trong một khu rừng, mỗi một đàn có lãnh địa riêng và không đàn
nào có thể xâm nhập vào đàn nào, nếu không thì sẽ có chiến tranh tranh, bạo lực.
Điều tương tự cũng đã xảy ra với con người. Đây là đường biên: Trung Quốc bắt đầu
ở đây và Ấn Độ kết thúc ở đây. Vấn đề biên giới là một rắc rối ghê gớm và cuối
cùng chỉ có sức mạnh mới có thể quyết định biên giới sẽ ở đâu. Nếu bạn đi sâu
vào chính trị và nếu bạn so sánh với một đàn khỉ đầu chó hay với bất kỳ bầy súc
vật nào, bạn sẽ thấy những điều tuyệt đối tương tự. Với chính trị, con người giống
như một con thú.
Chỉ với lòng mộ đạo, chỉ với tâm thức tôn
giáo, lần đầu tiên bạn trở thành con người. Ngược lại mọi thứ đều giống như con
thú.
Với tôn giáo bạn phải
mở ra với điều cao cả. Đó chính là tâm thức tôn giáo: mở ra với điều cao cả và
khép kín với điều tầm thường. Chính vì vậy mà người tôn giáo không thuộc về bất
kỳ quốc gia hay tôn giáo nào. Họ chỉ có thể thuộc về tồn tại, bởi vì đó là khả
năng cao cả - nơi không có những đường biên và không có những nhà chính trị,
nơi chỉ có tôn giáo là cần đến.
Lần đầu tiên tôn giáo đã trở thành phương tiện
sống sót duy nhất. Trừ khi có nhiều, rất nhiều tâm thức trở nên cởi mở với suối
nguồn linh thiêng, thì chúng ta không có tương lai. Bây giờ chúng ta cần những
Phật, những Jesus hơn bao giờ hết.
Bạn có thể làm được
gì? Bạn chỉ có thể làm được một điều: khép kín với ô cửa tầm thường. Đó là điều
cốt lõi duy nhất. Nhưng những khó khăn mà bạn gần như phải đối mặt là gì? Chỉ một
khó khăn duy nhất: những thói quen cũ của bạn.
Những thói quen cũ trở
nên tự động. Một người nào đó tức giận và bạn biết điều tiếp theo là sự giận dữ
của bạn bị kích động. Điều đó đã trở nên quá tự động - cứ như ai đó nhấn nút và
đèn bật sáng. Điều đó giống như nhấn vào công tắc đèn. Bạn không cần phải làm bất
kỳ điều gì về nó, giận dữ xuất hiện quá tự động.
Các nhà tâm lý nói rằng
tâm trí của chúng ta giống như robot, như cỗ máy tự động - bạn không cần phải
nhận biết về nó. Bất kỳ điều gì bạn đã học được, bạn nạp vào robot và nó sẽ thực
hiện. Tâm trí bạn giống như máy tính: khi nào bạn cho nó ăn, nó sẽ làm việc. Bạn
có thể nghỉ ngơi; bạn là không cần thiết nữa.
Đối với cuộc sống
bình thường thì robot rất hữu ích, bởi vì không có nó bạn không có khả năng làm
nhiều thứ; nó là sự trợ giúp cần thiết. Nhưng đối với những điều cao cả thì
robot trở thành rắc rối.
Robot biết khi nào
thì tức giận. Bạn không cần nhận biết khi nào một ai đó lạm dụng bạn hoặc giận
dữ nhìn bạn; robot sẽ có trách nhiệm. Nó bắt đầu nhồi điều độc hại vào máu bạn,
nó làm cho bạn sẵn sàng nhảy vào cuộc chiến. Đây là cơ cấu máy móc. Bạn phải chịu
trách nhiệm về robot - ít nhất đối với những ô cửa tầm thường. Cho phép robot vận
hành là tốt, nhưng đừng cho phép nó yêu và trở nên giận dữ.
Robot của bạn đang làm
mọi thứ vì bạn. Nó đã thực hiện cùng một việc quá nhiều lần đến mức đã trở
thành chuyên gia; không cần đến bạn nữa. Khi người vợ và người chồng yêu nhau
thì hiện tượng đó trở thành giống như robot; nhận biết là không cần thiết.
Robot liên tục lặp lại nhiều thứ. Đừng để những điều tinh tế như vậy điều khiển
robot.
Sự phát triển tinh thần
là khó khăn duy nhất đối với robot. Hãy nhận trách nhiệm. Hãy tỉnh táo với những
điều đã trở nên tự động. Thế rồi, dần dần, khi bạn trở nên nhận biết nhiều hơn,
ô cửa tầm thường sẽ bị đóng lại. Và khi điều cao cả mở ra, bạn không cần làm bất
kỳ điều gì: thế rồi điều cao cả thực hiện mọi điều thông qua bạn.
Bạn phải làm một cái
gì đó với điều tầm thường. Với điều cao cả thì chỉ có sự buông bỏ - bạn không
là bạn. Khi chúng ta nói Bhagwan, Phật, điều đó chỉ có nghĩa rằng bây giờ Phật
không còn là Gautam Siddhartha nữa - Siddhartha, con người, đã biến mất - sức mạnh
cao cả đã nhận trách nhiệm.
Thậm chí những người
không tin vào Thượng Đế, những người nói không có Bhagwan, không có Thượng Đế
như là người sáng tạo, thì vẫn còn gọi Mahavira Bhagwan vì lý do này: bởi vì họ
không thể gọi ông ấy bằng tên cũ của ông. Con người như Vardhaman đã hoàn toàn
biến mất. Bây giờ không có bản ngã hoạt động; bây giờ không có Vardhaman, người
đang sống - nó ở bên kia. Bây giờ bên kia đã hướng vào, cái vô hạn đã xuất hiện
bên trong, và mọi thứ xuất hiện theo cái vô hạn. Một lúc nào đó khi bạn mở ra với
điều cao cả, bạn tan biến: bạn không còn là bạn, và chỉ còn lại điều cao cả. Thế
rồi điều kỳ diệu xuất hiện.
Với một cuộc đấu
tranh, Mohammed lại trở thành một rắc rối đối với chúng ta. Làm cách nào mà con
người đã trở thành điều cao cả lại có thể đấu tranh? Nhưng đó không phải là quyết
định của Mohammed. Mohammed không còn nữa; điều linh thiêng đã nhận trách nhiệm.
Bấy giờ, điều cao cả đang hành động, và
bất kỳ khi nào nó dẫn đi thì Mohammed theo như cái bóng. Nếu điều cao cả dẫn
ông ấy tới đấu tranh thì Mohammed cũng sẵn sàng.
Chính vì vậy mà
Krishna cố hình dung Arjuna buông bỏ. “Buông bỏ với ta”, ông ấy nói, “và sẽ
không có rắc rối nào với ông đâu. Sau đó ta sẽ chịu trách nhiệm - ta sẽ đấu
tranh thông qua ông.”
Nhưng sau đó bạn
không còn là bạn nữa. Toàn bộ cuộc xung đột trong kinh Gita giữa Arjuna và
Krishna là vì Arjuna cố giữ chính mình: ông ấy muốn tự mình quyết định xem là
có chiến tranh hay không. Khép kín đối với điều cao cả, ông ấy muốn quyết định
theo điều tầm thường. Ông ấy kháng cự lại việc mở ra đối với điều cao cả và
Krishna thì lại cương quyết, “Khép kín với điều tầm thường và buông bỏ với điều
cao cả. Thế rồi về phần bạn, sẽ không cần đến quyết định. Từ bỏ với điều đó.”
Đầu tiên khép kín với
điều tầm thường và sau đó, bất kỳ khi nào bạn cảm nhận điều cao cả thì hãy
buông bỏ với nó. Bất kỳ khi nào bạn cảm nhận điều cao cả thì hãy trung thành với
nó. Bất kỳ khi nào bạn cảm nhận điều tầm thường thì đừng tin nó, đừng kỳ vọng
nó; hãy giữ nguyên khép kín với nó. Thế thì chính bạn sẽ trở thành một cây cầu
với điều cao cả.
No comments:
Post a Comment