Phạm
Nguyên Trường dịch
Cáo
buộc của Nhà Trắng về việc bắn rơi máy
bay MH17 không chỉ dựa vào những tấm ảnh của vệ tinh do thám và những cuộc điện
đàm bị ghi lại - mà còn dựa vào bằng chứng trên Twitter và YouTube nữa.
Trong lời bình luận ngắn được
đưa ra tại Nhà Trắng sáng thứ hai vừa qua, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh rằng
ông có bằng chứng chứng tỏ rằng chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã
trang bị và huấn luyện cho những kẻ li khai thân Nga chịu trách nhiệm về vụ bắn
rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia và cần phải buộc những kẻ bạo
loạn cho tiếp cận với khu vực máy bay rơi trong khu vực bị chiến tranh tàn phá ở
miền Đông Ukraine.
Trong khi đưa ra cáo buộc chống
lại Moskva, Obama và những thành viên chủ chốt của lực lượng an ninh quốc gia
Mĩ đã dựa vào bằng chứng của tình báo. Các quan chức nói rằng một trong số những
chứng cứ buộc tội quan trọng nhất chống lại những kẻ li khai là những tấm ảnh
do các vệ tinh tình báo của Mĩ chụp được cho thấy có đám khói bốc lên từ khu vực
do lực lượng li khai kiểm soát, cũng là nơi mà tên lửa được bắn lên. Hãng
Reuters nói rằng nhóm vệ tinh nhận diện của Không quân Mĩ, chuyên theo dõi bằng
tia hồng ngoại những vụ phóng tên lửa đạn đạo và nổ hạt nhân, cũng ghi được vụ
bắn tên lửa này. Những vệ tinh này đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh Vùng
Vịnh năm 1990-1991 nhằm khám phá những vụ phóng tên lửa Scud từ Iraq và để cảnh
báo cho người dân ở Israel và Saudi Arabia về những vụ tấn công sắp xảy ra.
Nhưng các quan chức còn xây
dựng cáo buộc của họ nhằm chống lại Putin trên cơ sở rất nhiều bằng chứng –
ngày càng gia tăng - được đưa lên các mạng xã hội, trong đó có những bài viết của
những người lãnh đạo lực lượng li khai, những bức ảnh về vị trí của các dàn
phóng tên lửa và những đoạn băng video trên YouTube ghi lại những cuộc trò chuyện
của những người có thể đã bắn rơi chiếc máy bay MH17. Sự sốt sắng của Washington
trong việc sử dụng Twitter và mạng xã hội Nga, tương tự như Facebook, nhằm củng
cố bằng chứng nhằm chống lại Putin là thời khắc đáng chú ý trong lịch sử của
các mạng xã hội, cùng với tình báo bí mật, các mạng này đã trở thành nguồn
thông tin quan trọng cho các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Xuất hiện trên chương trình
Chủ Nhật Tuần Này (This Week on Sunday), ngày 20 tháng 7, trên đài ABC, Bộ trưởng
ngoại giao John Kerry trích dẫn đoạn văn của một lãnh đạo lực lượng nổi như là
một trong những bằng chứng quan trọng nhất trong việc chống lại những kẻ li
khai và những người bảo trợ họ ở nước Nga. “Chúng tôi biết sự kiện là những kẻ
li khai đã khoe khoang trên các mạng xã hội về việc bắn rơi ngay sau đó”, ông
ta nói, và sau đó còn nói thêm rằng những kẻ phản loạn đã gỡ bỏ tin này sau khi
biết rằng máy bay dân dụng bị bắn hạ.
Kerry trích dẫn Igor
Strelkov, lãnh đạo của lực lượng li khai, người đã viết trên VKontakte, một mạng
xã hội của Nga, rằng lực lượng của ông ta đã bắn hạ một máy bay phản lực vận tải
của Ukraine ngay tại khu vực mà chiếc MH17 bị rơi. Sau khi xuất hiện tin tức
nói rằng máy bay dân sự bị rơi, ông ta dã xóa bỏ đoạn thông báo này. Ngày 17
tháng 7 không có báo cáo nào về việc máy bay vận tải của Ukraine bị rơi. Strelkov
đã cung cấp bằng chứng thuyết phục đầu tiên về việc những kẻ li khai đã vô tình
bắn rơi một máy bay dân dụng, giết chết 298 người, và rằng họ cố tình che dấu sự
dính líu của mình.
Ngay sau khi máy bay bị bắn
hạ, các mạng xã hội đã tìm đến các quan chức và những người có vai trò trong dư
luận xã hội, những người đang tìm cách kết nối những sự kiện máy bay MH17 bị bắn
rơi khi nào và bắn rơi như thế nào. Mấy giờ sau khi máy bay rơi, SBU, cơ quan
an ninh Ukriane, đã đưa lên mạng YouTube một loạt cuộc điện đàm giữa những người
được mô tả là những kẻ li khai thân Nga và những người bảo trợ người Nga của họ.
Các dân quân xác nhận rằng đã bắn rơi một máy bay phản lực dân sự. “Một trăm phần
trăm là máy bay chở khách”, một dân quân được coi là “Thiếu tá” nói, và nhận
xét thêm là không có vũ khí ở chỗ máy bay rơi. “Hoàn toàn không có gì. Toàn đồ
dân dụng, dụng cụ y tế, khăn tắm, giấy vệ sinh”.
Dư luận công khai chống lại những kẻ li khai bắt đầu gia tăng nhanh
chóng. Hôm thứ sau, tức là một ngày sau khi máy bay bị rơi, SBU công bố trên YouTube
một đoạn băng ghi lại những cuộc điện đàm giữa quân li khai ở miền đông. Trong
những cuộc điện đàm này, các dân quân đã thảo luận về việc khởi hành và di chuyển
của tên lửa phòng không Buk vào khu vực miền đông của đất nước. Hệ thống tên lửa
Buk là hệ thống tên lửa tầm trung, đã được cải tiến, có thể bắn hạ máy bay ở độ
cao 33.000 feet (khoảng 10 km- ND), cũng là độ cao của chiếc MH17 trước khi bị
bắn rơi.
Những bản báo cáo khác từ
các thường dân Ukraine cũng như các nhà báo trên mạng xã hội nói rằng tên lửa Buk
đã có mặt ở khu vực máy bay bị bắn rơi. Chính phủ Ukraine và các quan chức Mĩ
cũng chộp lấy những tin này, và đưa vào các tuyên bố công khai của mình những
báo cáo nói về sự có mặt của tên lửa ở vùng Đông Ukraine. Một đoạn video do Bộ
nội vụ Ukraine tung ra cho thấy cái được cho là hệ thống tên lửa Buk đang được
vận chuyển về phía biên giới với Nga. Hệ thống này thiếu một tên lửa, đấy là dấu
hiệu chứng tỏ rằng một tên lửa đã được phóng đi.
Quân li khai khẳng định rằng
họ không có khả năng bắn hạ máy bay ở độ cao như thế, nhưng mấy tuần trước đó
thông báo báo chí chính thức của Cộng hòa Nhân dân Donetsk khoe – đoạn văn trên
Twitter cũng đã bị xóa - rằng họ sắp sở hữu tên lửa Buk.
Sau vụ rơi máy bay, các nhà quan
sát đã đổ xô đến khu vực tai nạn và tung lên hàng chục bức ảnh về xác máy bay,
những bức ảnh này được các chuyên gia pháp y và các nhà điều tra hiện trường
tai nạn nghiên cứu kĩ lưỡng. Nhiều thi thể nằm rải rác giữa những đám cỏ dại
cũng chứa những bằng chứng chứng tỏ rằng máy bay đã bị tên lửa bắn rơi. Trong một
bức ảnh, một phần của thân máy bay bị thủng bởi mảnh đạn. Những bức ảnh khác chụp
từ vị trí tai nạn cũng cho thấy bằng chứng rằng kim loại bị xé rách là do mảnh
đạn gây ra.
Theo các nhà lãnh đạo Mĩ,
Ukraine và các nước châu Âu khác, có nhiều bằng chứng mà bất kì người có mạng
máy tính nối mạng Internet nào cũng có thể xem đều chỉ về phía những kẻ li khai
và những người chống lưng cho họ ở Moskva. Tất cả các quan chức này đầu tiếp cận
với các nguồn tin tình báo, họ còn sử dụng những nguồn tin này nhằm củng cố sự
khả tín của những bài viết trên Twitter và băng video trên YouTube.
Theo tuyên bố chính thức được
tòa đại sứ Mĩ tại Kiev công bố hôm chủ nhật thì các cơ quan tình báo Mĩ đã so
sánh giọng nói của các lãnh đạo quân li khai trong đoạn băng được đưa lên YouTube
với “những đoạn băng ghi được của những kẻ li khai đã biết” trước đây. Bản
tuyên bố này còn nói rằng các nhà phân tích đã so sánh đoạn video trên mạng xã
hội ghi lại bệ phóng tên lửa SA-11 đang được đưa khỏi Ukraine về Nga. “Đoạn video
này cho thấy rằng ít nhất hệ thống này đã thiếu một tên lửa, ám chỉ rằng nó đã
tiến hành một lần phóng”.
Đây không phải là lần đầu
tiên các cơ quan tình báo Mĩ phát hiện được thiết bị quân sự của Nga ở Ukraine.
Sau khi máy bay bị bắn rơi, Mĩ nói rằng họ đã theo dõi quá trình tập kết vũ khí
ở Nga suốt tháng vừa qua. Bản tuyên bố cũng nói rằng chưa đến một tuần trước vụ
tấn công “Nga đã đưa một đoàn hộ tống với khoảng 150 xe cộ, trong đó có xe
tăng, xe bọc thép, pháo binh và bệ phóng tên lửa cho lực lượng li khai”. “Chúng
tôi có thông tin cho thấy Nga đang huấn luyện các chiến binh li khai tại một
bãi tập ở đông nam nước Nga, trong đó có cả luyện tập trên hệ thống phòng
không”.
Bản tuyên bố không dẫn nguồn
tin tình báo. Nhưng sau khi Nga xâm chiếm Crimea vào tháng 2, Mĩ đã hướng nhiều
vệ tinh chụp ảnh về miền đông Ukraine, những vệ tinh này đã giúp theo dõi quá
trình tập kết lực lượng của Nga dọc biên giới. Cơ quan tình báo này đã thúc giục
các quan chức đưa ra cảnh báo váo tháng 3 rằng cuộc xâm lăng của Nga vào miền
đông Ukraine có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sauk khi máy bay MH17 của Malaysia bị
bắn rơi các quan chức đã đưa ra nhiều bằng chứng từ không ảnh của vệ tinh nhằm
củng cố vụ cáo buộc của họ rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay.
Dù những bức ảnh của tình
báo và phân tích giọng nói có gây được ấn tượng đến đâu thì chính các phương tiện
truyền thông xã hội đã giúp tố cáo công khai Nga và điều đó đã khuyến khích các
nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi một cuộc điều tra kỹ lưỡng vụ bắn hạ máy bay
và xem xét việc áp đặt biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva. Với khối lượng
và tính đặc thù của những thông tin tình báo công khai hiện có, có khả năng là
bằng chứng chống lại Putin sẽ đúng và thuyết phục ngay cả khi không phải tất cả
các nguồn tin tình báo thường thấy của nhà nước không được trưng ra.
http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/07/21/the_case_against_vladimir_putin
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete