April 30, 2013

Quỳnh Trang - Dịch thuật là khoản đầu tư cho tương lai



Cuối tháng 3 vừa qua, Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2012 đã trao Giải dịch thuật cho dịch giả Phạm Duy Hiển (thường được biết đến dưới bút danh Phạm Nguyên Trường).

Có thể nói giải thưởng là một ghi nhận lớn đối với công việc âm thầm, tự nguyện của dịch giả này.

Phạm Nguyên Trường tốt nghiệp ngành vật lý kỹ thuật ở Liên Xô. Trong quá trình tự tìm hiểu để học ngoại ngữ, ông đã làm quen với những tác phẩm yêu thích ở các lĩnh vực văn học, triết học, xã hội học... Càng tiếp cận kho tri thức nhân loại, ông càng nhận thấy việc thiếu vắng những tác phẩm hay, kinh điển trên các kệ sách ở Việt Nam.

April 28, 2013

Hoàng Oanh - Nhà văn Anh George Orwell: Lạc đàn chuyên nghiệp


Bài trên báo Anh ninh thế giới cuối tháng, ba tác phẩm được nhắc tới ở đây: Trại súc vật, 1984, Tưởng niệm Catalonia đều có trên phamnguyentruong.blogspot.com - P.N.T.

George Orwell, tên thật là Eric Arthur Blair, chỉ sống được tới tuổi 46 nhưng đã để lại rất nhiều những xét đoán khác biệt tới trái ngược nhau về nhân sinh quan và góc nhìn chính trị của ông. Được biết tới với tư cách một trong những tiểu thuyết gia nổi bật  trên “hòn đảo sương mù” thế kỷ XX, các tác phẩm của ông không phải ở đâu cũng được đón nhận thuận chiều.

Đặc biệt, tiểu thuyết “Trại gia súc” của George Orwell từ nhiều năm nay đã bị đánh giá như một tác phẩm hết sức sai trái về chủ nghĩa xã hội, bị cấm lưu hành ở những quốc gia theo tư tưởng này. Mặc dù tiểu thuyết này được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất bằng tiếng Anh ở thế kỷ XX nhưng với một đất nước như Việt Nam, việc ấn hành “Trại súc vật” (dưới tựa đề “Chuyện ở nông trại”) đã gây nên bức xúc to lớn trong dư luận.

April 27, 2013

George Orwell - Tưởng niệm Catalonia (Bản đầy đủ)


Vài lời phi lộ: Nhằm thiết thực tổ chức kỉ niệm lần thứ 110 ngày sinh của George Orwell (25 tháng 6 năm 2003 – 25 tháng 6 2013), từ ngày hôm nay bắt đầu khởi đăng tác phầm Homage to Catalonia (Tưởng niệm Catalonia)

Homage to Catalonia là một trong những cuốn sách du ký hay nhất của mọi thời đại của George Orwell (1903-1950) - một nhà văn, một nhà phê bình văn học nổi tiếng người Anh đã  viết như thế.

Còn nhà bình luận Arthur Herman thì nói: Nghiên cứu thế kỉ XX mà không đọc cuốn sách này là một thiếu sót lớn. Tác phẩm Homage to Catalonia kể về giai đoạn nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939) mà tác giả từng tham gia, trong đó có những trang rất xúc động nói về tình đồng chí, đồng đội giữa những người dân quân đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Họ xem nhau như những người bạn, những người anh em cùng chung lý tưởng, mà trên hết là tinh thần cách mạng quân bình giữa những sỹ quan và binh sỹ, không có sự phân biệt đẳng cấp, đối xử bất bình đẳng.  Chính nó đã tạo cho George Orwell suy nghĩ về một xã hội tốt đẹp, một xã hội phi giai cấp mà trước đây ông chưa từng biết đến.

Cũng thông qua tác phẩm này, Orwell muốn gửi gắm đến đọc giả phần nào tính cách của con người và của thiên nhiên Tây Ban Nha, với những đoạn văn làm cho người đọc xúc động, chan chứa tình yêu đối với miền đất đầy đau thương này.

Homage to Catalonia là tác phẩm này đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp 100 tác phẩm non-fiction hay nhất thế kỉ XX do tờ National Review bình chọn, còn nhà xuất bản Random House thì xếp nó ở thứ 42. Nó cũng cho ta thấy một hình ảnh George Orwell khác với Orwell, tác giả của Trại súc vật1984.


April 26, 2013

Trả lời phỏng vấn tạp chí Tia Sáng



Chỉ dịch những tác phẩm có thông điệp mới lạ

Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện

Phạm Nguyên Trường, một trong hai dịch giả được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh 2012 ở hạng mục giải Dịch thuật, dành cho chúng tôi trao đổi về vài quan điểm và câu chuyện dịch thuật của cá nhân ông.

Tôi đã gặp may

Đường về nô lệ (của Friedrich von Hayek), Chế độ dân chủ (của N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina) hai dịch phẩm này của ông đều có chung một số phận không may mắn sau khi xuất bản. Chuyện đã qua vài năm, nhưng vẫn muốn hỏi ông, là một dịch giả, ông thấy thế nào khi những cuốn sách của mình, ra gần như cùng thời điểm, đều “bị thổi còi?”

April 25, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (phần cuối)


14

Đối với những người bị cảnh sát truy nã ở những thành phố như Barcelona thì khó chịu nhất là các cửa hàng, cửa hiệu đều mở rất muộn. Khi phải ngủ ở ngoài đường, bao giờ người ta cũng dậy ngay từ lúc rạng đông, nhưng ở đây không có quán café nào mở cửa trước chín giờ sáng. Phải mấy tiếng đồng hồ sau tôi mới cạo được râu hay uống được một li café. Những bức tranh cổ động của phe vô chính phủ treo trên tường hiệu cắt tóc, bảo cấm đưa tiển lót tay, giờ trông thật khôi hài. “Cách mạng đã chặt đứt gông xiềng”, tranh cổ động viết như thế. Tôi chỉ muốn nói với người thợ cắt tóc rằng nếu họ không cẩn thận thì chẳng bao lâu nữa gông xiềng sẽ lại quay về mất thôi.

April 24, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


13

Trong những tuần cuối cùng, khi tôi còn ở Barcelona, cảm giác ngột ngạt bao trùm lên khắp thành phố - thái độ nghi kị, sợ hãi, bất an và thù hận ngấm ngầm hiện diện khắp nơi. Những vụ đụng độ hồi tháng 5 còn để lại dấu vết chưa phai mờ. Sau khi chính phủ của Caballero đổ, quyền lực rơi vào tay những người cộng sản. Các bộ trưởng cộng sản chịu trách nhiệm bảo vệ trật tự công cộng và mọi người đều tin rằng họ sẽ đập tan các đối thủ chính trị khi có điều kiện, dù là nhỏ nhất. Tôi không tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng nhận thức mù mờ về hiểm nguy, về một chuyện gì đó tồi tệ sắp xảy ra thì lúc nào cũng thường trực trong đầu. Cho dù không có chân trong một hội kín nào, nhưng không khí xung quanh làm người ta có cảm tưởng như mình đang tham gia vào một âm mưu nào đó. Ở các quán xá, chỗ nào cũng thấy người ta thì thầm với nhau, mắt lấm lét, như thể bàn bên đang có một tên chỉ điểm vậy.

April 23, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


12

Phải ba ngày sau khi những vụ đụng độ ở Barcelona chấm dứt chúng tôi mới quay lại mặt trận. Sau vụ đụng độ - nhất là sau cuộc đấu khẩu trên báo chí - thật khó mà nghĩ vể cuộc chiến này một cách lí tưởng thơ ngây như trước được nữa. Tôi cho rằng không có người nào từng ở Tây Ban Nha vài ba tuần mà không cảm thấy thất vọng, dù ít dù nhiều. Tôi chợt nhớ đến người phóng viên mà tôi gặp trong ngày đầu tiên tới Barcelona. Anh ta bảo: “Cuộc chiến tranh này cũng chỉ là một thủ đoạn giống như mọi cuộc chiến tranh khác mà thôi”. Nhận xét của anh ta đã làm tôi choáng váng, lúc đó (tháng 12) tôi cho là không đúng, còn bây giờ là tháng 5, cũng vẫn không đúng, mà phải nói là quá đúng. Vấn đề là cuộc chiến nào cũng dẫn đến thoái hoá, thời gian càng kéo dài thì thoái hoá lại càng gia tăng vì hiệu quả của các hành động quân sự không thể song hành với tự do cá nhân và báo chí trung thực.

April 22, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)




Sẽ không bao giờ có được một bản báo cáo hoàn toàn chính xác và không thiên vị về trận đụng độ ở Barcelona vì không có những tài liệu cần thiết. Các nhà sử học tương lai sẽ chẳng có gì ngoài những lời buộc tội lẫn nhau và những tài liệu tuyên truyền mang tính đảng phái. Chính tôi cũng có rất ít tư liệu, tôi chỉ dựa vào những điều mắt tôi nhìn thấy và những điều tai tôi nghe được từ những người chứng kiến tin cậy được mà thôi. Tuy nhiên, tôi có thể phản bác một số điều dối trá trắng trợn và sắp xếp các sự kiện vào một mối tương quan nhất định.

Trước hết, đã xảy ra chuyện gì?

April 21, 2013

George Orwell - Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


10

Giữa trưa ngày 3 tháng 5, một người bạn ở phòng chờ khách sạn tình cờ bảo: “Nghe nói có rắc rối ở tổng đài điện thoại.” Lúc đó tôi đã không chú ý đến câu nói của anh ta.

Khoảng ba bốn giờ chiều hôm đó, lúc đang đi trên phố Ramblas tôi bỗng nghe thấy mấy tiếng súng nổ ở phía sau. Tôi quay lại và nhìn thấy mấy thanh niên tay cầm súng, cổ quàng khăn của quân vô chính phủ nửa đỏ nửa đen, đang chạy vào con đường dẫn lên hướng bắc, cắt ngang phố Ramblas. Có lẽ họ vừa bắn nhau với người ngồi trên cái tháp bát giác – tôi nghĩ đấy là nhà thờ - nhìn xuống con đường đó. Tôi nghĩ ngay: “Bắt đầu rồi!” Ý nghĩ ấy hoàn toàn không làm tôi ngạc nhiên. Đã mấy ngày nay ai cũng tin rằng “nó” có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Tôi cho là mình phải quay lại khách sạn ngay lập tức để xem bà xã có việc gì không. Nhưng có mấy người thuộc đội quân vô chính phủ đứng ở ngã tư vẫy tay ra hiệu cho dân chúng quay lại và quát tháo bảo họ không được đi ngang qua trận địa. Tiếng súng lại vang lên. Đạn bắn từ trên tháp xuống, đám đông hốt hoảng chạy dọc theo phố Ramblas, mọi người đều tìm cách tránh xa chỗ bắn nhau. Có thể nghe thấy tiếng kim loại va vào nhau suốt dọc dãy phố, đấy là tiếng cửa kéo bằng sắt trước các quầy hàng đang được đóng lại. Tôi nhìn thấy hai người sỹ quan Quân đội Nhân dân tay đặt trên bao súng lục, đang thận trọng lùi lại sau hàng cây. Đám đông chạy xuống ga tầu điện ngầm nằm giữa phố Ramblas. Tôi quyết định ngay lập tức là không đi theo họ. Có thể bị kẹt ở dưới đó hàng tiếng đồng hồ.

April 20, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)



8

Trời trở nóng, ngay cả ban đêm cũng tương đối ấm. Trên cái cây anh đào bị đạn bắn tơi tả trước bờ công sự của chúng tôi cũng đã xuất hiện những chùm quả nhỏ. Tắm sông không còn là tra tấn mà đã trở thành niềm vui. Những cây hồng dại, với những chùm hoa to bằng cái đĩa con mọc rải rác trên cánh đồng bị đạn cày xới xung quanh Torre Fabian. Phía sau mặt trận thỉnh thoảng lại thấy một người nông dân cài trên kẽ tai một bông hồng như thế. Buổi tối họ thường mang những chiếc lưới màu xanh đi săn chim cút. Người ta chăng lưới trên ngọn cỏ rồi nằm xuống và giả làm tiếng cút mái. Chim đực nghe thấy là bay lại ngay. Khi chim đã chui vào lưới thì chỉ ném một hòn là nó sẽ sợ, bay lên và mắc lưới liền. Chắc là người ta chỉ bẫy được chim đực, tôi nghĩ thế là không công bằng.

April 19, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


7

Buổi chiều Benjamin bảo anh ta cần mười lăm người tình nguyện. Cuộc tấn công vào vị trí của bọn phát xít, đã bị huỷ bỏ lần trước, sẽ được khởi động lại vào đêm nay. Tôi lau dầu lại mười viên đạn do Mexico sản xuất, bôi đen nòng súng đi (khi có ánh sáng nó có thể phản quang làm lộ vị trí) rồi cho vào ba lô một cái bánh mì, một khoanh xúc xích đỏ, một điếu xì gà, do bà xã gửi từ Bacelona tới từ khá lâu rồi. Mỗi người được phát ba quả lựu đạn. Cuối cùng, chính phủ Tây Ban Nha cũng tổ chức sản xuất được những quả lựu đạn tử tế. Vẫn hoạt động theo nguyên tắc Mills, nhưng có hai chốt an toàn chứ không phải một như trước đây. Lựu đạn sẽ nổ sau khi rút cả hai chốt an toàn được bảy giây. Khiếm khuyết lớn nhất của nó là một chốt thì quá chặt, còn chốt kia lại quá lỏng. Nếu để nguyên thì khi hữu sự có thể không rút kịp cái chốt quá chặt, còn rút một cái trước thì lúc nào cũng lo nó sẽ nổ ngay trong túi. Nhưng dù sao đây cũng là loại lựu đạn nhỏ, dễ ném.

April 18, 2013

Goerge Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


6

Trong khi đó, hàng ngày, đúng hơn là hàng đêm vẫn phải làm nhiệm vụ một cách bình thường. Tuần tra, canh gác, đào hào; bùn, mưa, gió rít và đôi khi có tuyết. Mãi đến trung tuần tháng 4, ban đêm mới thực sự đỡ rét. Thời tiết tháng ba trên cao nguyên ở đây khá giống ở Anh, cũng bầu trời xanh nhạt và những trận gió giật từng hồi. Những ruộng lúa mạch cao khoảng một gang tay, trên cành anh đào những nụ non màu hồng cũng bắt đầu lấp ló (chiến hào ở đây đi ngang qua những vườn anh đào và vườn trồng rau bỏ hoang) và nếu chịu khó tìm, ta sẽ thấy những nhánh hoa vi-ô-lét và một lọai cây dạ lan hương dại trông như hoa chuông tròn. Ngay đằng sau chiến hào của chúng tôi có một dòng suối nhỏ, nước trong xanh, đây là dòng nước trong duy nhất mà tôi thấy kể từ ngày ra mặt trận. Một hôm tôi phải nghiến răng lại để lội xuống nước, đã sáu tuần nay tôi không được tắm. Có thể gọi là tắm vội vì nhiệt độ chỉ cao hơn không độ một chút, lạnh không khác gì nước đá.

April 17, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


5

Đến mãi cuối tháng ba, ở mặt trận phía đông Huesca vẫn không có sự cố nào, nói chính xác thì gần như không có sự cố nào. Chúng tôi đóng cách quân địch hai trăm mét. Khi bọn phát xít bị đánh bật trở lại Huesa, quân đội cộng hòa đã không hăng hái tiến công cho nên chiến tuyến ở khu vực này có hình một cái móng ngựa. Sau này, khi quân ta chuyển sang tấn công, sẽ phải nắn thẳng chiến tuyến – dưới hỏa lực của địch, đấy không phải là việc dễ - nhưng hiện giờ có thể coi là quân địch không hề tồn tại; chúng tôi chỉ phải lo mỗi một việc là giữ cho ấm và tìm cho đủ thức ăn. Nhưng trên thực tế, giai đọan này có nhiều chuyện khá hay, tôi sẽ kể sau. Hiện thời tôi sẽ cố gắng bám sát các sự kiện nhằm trình bày cho được phần nào nội tình chính trị bên phía chính phủ.

April 16, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


4

Tôi đến mặt trận được khoảng ba tuần thì có một nhóm từ hai mươi đến ba mươi người Anh do Đảng lao động độc lập gửi sang cũng tới Alcubierre. Tôi và Williams được thuyên chuyển sang với họ để thành một đơn vị toàn người Anh. Chúng tôi đóng chốt ở Monte Oscuro, cách chỗ cũ mấy dặm về phía Tây, có thể nhìn thấy Zaragoza.

April 15, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


Sống trong chiến hào có năm thứ quan trọng: củi đun, thức ăn, thuốc lá, nến và quân thù. Trên mặt trận mùa đông ở Zaragoza thì mức độ quan trọng được xếp theo đúng thứ tự như thế, quân thù được xếp cuối cùng. Trừ ban đêm, khi kẻ thù có thể tấn công bất cứ lúc nào, không ai thèm để ý đến quân địch. Quân địch trên thực tế chỉ là những con côn trùng màu đen ở rất xa, thỉnh thoảng người ta mới thấy chúng nhảy ra nhảy vào. Cả hai bên chỉ quan tâm đến mỗi một việc là làm sao không bị chết cóng.

Nhân tiện xin nói thêm rằng trong suốt thời gian ở Tây Ban Nha tôi chỉ chứng kiến có vài trận đánh. Tôi ở mặt trận Aragon từ tháng giêng đến tháng năm; từ tháng giêng đến cuối tháng ba, ngoài trận đánh ở Teruel ra thì không có gì hoặc gần như không có gì xảy ra cả. Tháng ba có những trận đánh lớn ở Huesca, nhưng chính tôi lại tham gia rất ít. Sau này, nghĩa là trong tháng sáu, đã xảy ra một trận tấn công đẫm máu vào Huesca, mấy ngàn người bị giết trong một ngày, nhưng lúc đó tôi đã bị thương và bị loại khỏi vòng chiến rồi. Nỗi khủng khiếp của chiến tranh, điều mọi người thường hay nghĩ tới, lại ít khi đụng chạm đến người tôi. Máy bay không bỏ một quả bom nào gần những chỗ tôi ở; đại bác, theo tôi nhớ, bao giờ cũng nổ cách chỗ tôi năm mươi mét trở lên. Tôi chỉ tham gia đánh giáp la cà có một lần (một lần cũng đã là quá nhiều, có thể nói như thế). Dĩ nhiên là tôi đã nhiều lần nằm dưới làn đạn súng máy, nhưng thường là bắn từ rất xa. Ngay cả ở Huesca, nếu thận trọng, vẫn có thể an toàn như thường.

April 14, 2013

George Orwell – Tưởng niệm Catalonia (tiếp theo)


2

Thành phố Barbastro, tuy nằm xa mặt trận nhưng trông khá tiêu điều và đổ nát. Từng toán lính áo quần xơ xác, tránh rét bằng cách đi qua đi lại hết phố này đến phố khác. Tôi bắt gặp trên một bức tường đổ một tờ áp phích từ năm ngóai viết rằng ngày này, tháng này, sẽ có “sáu con bò tót đẹp” bị giết trên đấu trường. Tờ giấy bạc màu gợi lại biết bao hoài niệm! Những con bò đẹp và những đấu sỹ đẹp trai đã trôi dạt về đâu? Tôi nghe nói rằng ngay cả ở Barcelona cũng không còn tổ chức đấu bò nữa, không hiểu sao tất cả các đấu sỹ dũng cảm nhất đều chạy theo phe phát xít hết.

April 13, 2013

George Orwell - Tưởng niệm Catalonia


Vài lời phi lộ: Nhằm thiết thực tổ chức kỉ niệm lần thứ 110 ngày sinh của George Orwell (25 tháng 6 năm 2003 – 25 tháng 6 2013), từ ngày hôm nay bắt đầu khởi đăng tác phầm Homage to Catalonia (Tưởng niệm Catalonia)

Homage to Catalonia là một trong những cuốn sách du ký hay nhất của mọi thời đại do George Orwell (1903-1950) - một nhà văn, một nhà phê bình văn học nổi tiếng người Anh đã  viết như thế.

Còn nhà bình luận Arthur Herman thì nói: Nghiên cứu thế kỉ XX mà không đọc cuốn sách này là một thiếu sót lớn. Tác phẩm Homage to Catalonia kể về giai đoạn nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939) mà tác giả từng tham gia, trong đó có những trang rất xúc động nói về tình đồng chí, đồng đội giữa những người dân quân đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Họ xem nhau như những người bạn, những người anh em cùng chung lý tưởng, mà trên hết là tinh thần cách mạng quân bình giữa những sỹ quan và binh sỹ, không có sự phân biệt đẳng cấp, đối xử bất bình đẳng.  Chính nó đã tạo cho George Orwell suy nghĩ về một xã hội tốt đẹp, một xã hội phi giai cấp mà trước đây ông chưa từng biết đến.

Cũng thông qua tác phẩm này, Orwell muốn gửi gắm đến đọc giả phần nào tính cách của con người và của thiên nhiên Tây Ban Nha, với những đoạn văn làm cho người đọc xúc động, chan chứa tình yêu đối với miền đất đầy đau thương này.

Homage to Catalonia là tác phẩm này đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp 100 tác phẩm non-fiction hay nhất thế kỉ XX do tờ National Review bình chọn, còn nhà xuất bản Random House thì xếp nó ở thứ 42. Nó cũng cho ta thấy một hình ảnh George Orwell khác với Orwell, tác giả của Trại súc vật1984.

April 12, 2013

Yuliya Tymoshenko - Người đàn bà thép – Người giải phóng


Nhà tù bao giờ cũng là nơi than khóc. Nhưng có thể đây lại là chỗ tốt nhất để nhận tin về cái chết của Margaret Thatcher vì nó làm tôi nhớ đến cái xã hội ngục tù trong thời tuổi trẻ của tôi mà Thatcher đã làm biết bao nhiêu việc nhằm giải phóng nó.

Đối với nhiều người trong chúng tôi, những lớn lên ở Liên Xô và các nước chư hầu của nó ở Đông Âu, Margaret Thatcher sẽ luôn luôn là người anh hùng. Bà không chỉ tán thánh sự nghiệp của tự do – đặc biệt là tự do kinh tế - ở Anh và phương Tây; mà bằng cách tuyên bố rằng Mikhail Gorbachev là người “chúng ta có thể cộng tác được” (trong khi hầu như tất cả các nhà lãnh đạo dân chủ đều hết sức nghi ngờ chính sách perestroika và glasnost của ông), bà đã trở thành chất xúc tác cực kì quan trọng trong việc mở cửa những xã hội đầy những trại tù của chúng tôi.

April 8, 2013

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp thị

Độc quyền chân lý thì tai hoạ khôn lường

http://sgtt.vn/Loi-song/176534/Doc-quyen-chan-ly-thi-tai-hoa-khon-luong.html

Còn đây là bài chưa biên tập:



Câu hỏi: Ông đến với việc dịch và dịch sách như thế nào? Từ năm nào? Sản phẩm đầu tiên mà ông dịch là về vấn đề gì?

Trả lời: Tôi tốt nghiệp ngành vật lí kĩ thuật ở Liên Xô năm 1975. Giống như các bậc thày và các bậc đàn anh trong ngành vật lí đi trước, ngoài chuyên môn, cũng là công việc kiếm sống, tôi còn quan tâm đến văn học, xã hội học và triết học. Tôi thích đọc sách, cả tiếng Việt và tiếng Nga, sau này là tiếng Anh và trong quá trình đó trong tôi nảy sinh ý định chia sẻ, trước hết là với những bạn bè tâm giao. Tôi bắt đầu dịch một số truyện ngắn cho tờ Văn nghệ của Hội văn nghệ Vũng Tàu từ khoảng năm 1987. Sau này, khi mạng Internet lan truyền rộng rãi thì tôi bắt dịch và công bố trên mạng, cụ thể là website Talawas.org tác phẩm Trại súc vật, đấy là đầu năm 2004. Sản phẩm đầu tiên trên Văn nghệ Vũng Tàu là một truyện ngắn (dịch qua bản tiếng Nga) về một cô giáo ở đảo Mindanao (Philippines) chịu nhiều bất hạnh, có lẽ cũng giống như của ta, tôi thấy hay hay.

April 4, 2013

Simon Zadek - Đầu tư vào nền kinh tế “xanh”.


Phạm Nguyên Trường dịch
 Theo những đánh giá mới nhất, sẽ được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, thì đến năm 2030 thế giới sẽ cần 100 ngàn tỉ USD đề đầu tư  cho nhu cầu hạ tầng cơ sở. Những khoản đầu tư này phải là những khoản đầu tư vào kinh tế “xanh” – việc thiết kế và sử dụng chúng phải dùng ít carbon (ý nói than đá và dầu khí – ND) hơn và ít nguồn lực tự nhiên hơn – đấy là nói nếu chúng ta muốn tránh sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu trong những thập niên tới thêm bốn độ hoặc hơn nữa.
Ít nhất trong ngắn hạn, đầu tư xanh sẽ có chi phí cao hơn đầu tư kinh doanh bình thường khoảng 700 triệu USD, đấy là theo đánh giá của tổ chức gọi là Green Growth Action Alliance do cựu tổng thống Maxico làm chủ tịch và được nhóm G-20 khuyến khích. Bên cạnh khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trên toàn thế giới từ nay đến năm 2020 là 15 ngàn tỉ USD thì mỗi năm cần đầu tư vào năng lượng xanh 140 tỉ USD nữa.

April 3, 2013

Thế giới của những nữ sinh

Đây là bài dịch đã đăng trên tạp chí Tia Sáng. Bên dưới là bài chưa biên tập.

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=6225&CategoryID=6


Shashi Tharoor
Thế giới của những nữ sinh
Một trong những câu hỏi khó nhất mà tôi gặp khi còn làm Phó tổng thư kí Liên hiệp quốc, nhất là khi nói chuyện với thính giả bình thường, là: “Muốn cải thiện thế giới thì việc quan trọng nhất có thể làm là gì?”
Đây là một dạng câu hỏi có xu hướng biến quan chức thành một người đối thoại trực tiếp nhất, khi người ta cảm thấy có trách nhiệm giải thích sự phức tạp của những thách thức mà nhân loại đang đối mặt: làm sao để cho không mục tiêu nào cao hơn mục tiêu nào; làm sao để cuộc đấu tranh cho hòa bình, cuộc chiến chống đói nghèo và cuộc chiến nhằm xóa bỏ bệnh tật phải được tiến hành cùng một lúc..v.v.. – thật là nhạt nhèo và vô vị.

April 2, 2013

Phỏng vấn của đài RFA (Á châu tự do)

Xin mời các bạn nghe buổi trả lời phỏng vấn của mỗ với đài RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/win-pchutrinh-award-04012013120908.html

Đây là phần phỏng vấn do RFA chép lại:


Kỹ sư Phạm Nguyên Trường đã được trao giải thưởng Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh trong năm nay. Ngòai các dịch phẩm đã được xuất bản chính thức, ông còn có các công trình dịch thuật lưu hành trên mạng internet, trong đó có hai quyển Trại Súc Vật và Giai cấp mới. Kính Hòa trò với  chuyện dịch giả Phạm Nguyên Trường.
Giải thưởng dành cho dịch phẩm tinh hoa của thế giới
Kính Hòa: Chào ông Phạm Nguyên Trường, tôi là Kính Hòa của đài Á châu Tự do, trước tiên xin chúc mừng ông được trao giải Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh trong năm nay. Đề nghị đầu tiên là xin ông chia sẻ với quý thính giả của đài về công trình mà ông đã nhận giải.
Phạm Nguyên Trường: Xin chào các thính giả của đài Á Châu tự do, xin cảm ơn về lời chúc mừng. Theo thông báo của quỹ Phan Chu Trinh thì giải này được trao cho những dịch phẩm tinh hoa của tri thức thế giới gồm ba cuốn, làĐường về nô lệ của tác giả Frederik Von Hayek xuất bản năm 2009, thứ hai là Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan một chính trị gia người Mỹ xuất bản năm 2012, và tác phẩm Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi của Freud xuất bản năm 2010, đây là những tác phẩm năm trong tủ sách tinh hoa của nhà xuất bản Tri thức dự trù từ 500 đến 1000 tác phẩm của nhà xuất bản này.
Theo thông báo của quỹ Phan Chu Trinh thì giải này được trao cho những dịch phẩm tinh hoa của tri thức thế giới
Phạm Nguyên Trường
Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan
Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan
Quyển “Đường về nô lệ” là kinh thánh của những người theo trường phái Tân tự do, và là sách gối đầu giường của các nhà cải cách Trung quốc, Tổng thống Reagan và Thủ tướng Thatcher cũng đánh giá cao và đã từng mời tác giả đến để tham vấn. Quyển Sức mạnh trên biển thì được xuất bản ở Mỹ đến 30 lần, và tác giả Mahan là thần tượng của các sĩ quan hải quân ở nhiều nước khác nhau.
Còn Freud là cha đẻ của phân tâm học, lý giải của ông về tâm lý đám đông, theo tôi là rất thuyết phục. Ngòai ra tôi cũng có dịch hai quyển về kinh tế thị trường tự do là Lược khảo Adam Smith và Thị trường và đạo đức, thực ra quyển này trong nguyên bản tiếng Anh là Đạo đức của chủ nghĩa tư bản, nhưng khi dịch thì chúng tôi sửa lại như thế để xuất bản cho dễ.
Kính Hòa: Những dịch phẩm này không phải là những quyển sách thời thượng có thể thu hút nhanh một số đông độc giả, vậy những chuyện như thù lao dịch thuật, rồi tài chánh cho việc phát hành những quyển này sẽ như thế nào thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: thưa đúng là nó không phải thời thượng, nhưng theo tôi nó cũng không khó, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông và ham đọc sách là có thể hiểu được. Thế nhưng vấn đề là hiện nay ở Việt Nam người ta  ít đọc sách lắm, vì người ta không có nhu cầu. Khi tốt nghiệp ra trường thì người ta bảo nhau hai điều, thứ nhất là thủ trưởng bao giờ cũng đúng, điều thứ hai là có vấn đề gì thì xem lại điều một. Do vậy đọc sách để có kiến thức có khi còn gây trở ngại cho con đường thăng tiến của người ta nữa.
Tôi xem đây như chúng ta đang trồng cây có hai nhánh lớn là nền kinh tế thị trường tự do và nền dân chủ. Có nhiều người vô danh và hữu danh đang làm việc đó và tôi là một trong số đó
Phạm Nguyên Trường
Nhà văn Nguyên Ngọc có lần nói là cán bộ bây giờ không đọc sách mà chỉ chơi bài thôi, vì họ không cần cạnh tranh mà chỉ cần nghe lời cấp trên. Thế nhưng nếu chúng ta muốn chuyển sang thị trường tự do và nền dân chủ thì cần đọc sách để bàn bạc các vấn đề một cách có trí tuệ. Chúng ta có nhiều báo chí, trường đại học, nhiều giáo sư, sinh viên thế mà những quyển này chỉ in được 1000 hay 2000 cuốn.
Tôi hiểu câu hỏi của anh, nhuận bút không thể cao được. Nhưng đối với tôi thì dịch trước hết là tìm những câu trả lời cho các vấn đề đang diễn ra xung quanh, và chia sẻ với bạn đọc. Khi xuất bản quyển Đường về nô lệ tôi có viết cho nhà xuất bản Tri thức rằng nhuận bút đối với tôi không quan trọng. Tôi xem đây như chúng ta đang trồng cây có hai nhánh lớn là nền kinh tế thị trường tự do và nền dân chủ. Có nhiều người vô danh và hữu danh đang làm việc đó và tôi là một trong số đó. Có người cũng muốn cản trở, nhưng tôi nghĩ là với xu hướng như hiện nay thì cái ngày mà con cháu chúng ta hái quả không còn xa lắm đâu.
Phổ biến các tác phẩm kinh điển đến người Việt
Kính Hòa: ông Chu Hảo có nói việc thành lập nhà xuất bản Tri thức là một dự án nhằm đưa đến người Việt Nam các tác phẩm kinh điển mà ngày xưa nhờ đó người Nhật đã canh tân và phát triển như ngày nay phải không thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: Những cuốn đầu tiên của nhà xuất bản Tri thức cũng là những cuốn mà cách đây cả trăm năm nước Nhật in chỉ sau lần xuất bản ở Anh một chút.
Những cuốn đầu tiên của nhà xuất bản Tri thức cũng là những cuốn mà cách đây cả trăm năm nước Nhật in chỉ sau lần xuất bản ở Anh một chút
Phạm Nguyên Trường
Kính Hòa: có những quyển mà ông đã dịch nhưng chỉ lưu truyền trên mạng như Trại súc vật và Giai cấp mới, ông có thể chia sẻ với quý thính giả về hai quyển sách đó?
Phạm Nguyên Trường: Quyển Trại súc vật được đăng trên mạng Talawas. Còn quyển Giai cấp mới là của một quan chức rất cao cấp của đảng cộng sản Nam Tư, ông Milovan Djilas đã từ bỏ đường lối mà ông theo lúc còn trẻ và viết quyển sách này để chống lại cái giai cấp bóc lột chính là đảng cộng sản Nam Tư, lúc nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của nó.
Kính Hòa: Về quỹ văn hóa Phan Chu Trinh và giải thưởng có vẻ như công chúng chưa biết đến, có khó khăn gì trong việc phát triển quỹ này không thưa ông?
Phạm Nguyên Trường: Tôi cũng có nghe các nhà mạnh thường quân không quan tâm đến như đối với các cuộc thi hoa hậu hay thể thao nhưng hôm nhận giải tôi thấy cũng có đông người đến dự.
Kính Hòa: xin cám ơn ông Phạm Nguyen Trường.

April 1, 2013

Phỏng vấn của tờ Tuổi trẻ cuối tuần


Đôi lời phi lộ: Đây là bài phỏng vấn trên tờ Tuổi trẻ cuối tuần do Nguyễn Phương Văn thực hiện, còn bên dưới là câu hỏi và trả lời khi chưa biên tập. 


Câu hỏi: Anh tiếp cận với văn bản gốc (tiếng Anh và tiếng Nga) là do ý thích hay phải đọc khi thực hiện nhiệm vụ? Tại sao anh lại nghĩ là mình nên dịch những tác phẩm đó ra tiếng Việt? Có nhà xuất bản nào đặt hàng trước không?

Slide giới thiệu lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh 2012

Mời các bạn xem slide giới thiệu buổi lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2012, tổ chức vào hồi 19g00 ngày 29 tháng 3 năm 2013, tại Phòng hội trường Sunflower (lầu 1) Khách sạn REX, 141 Nguyễn Huệ - Quận 1 – TP Hồ Chí Minh. Buổi lễ đặt dưới sự chủ trì của Bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Quỹ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho 6 cá nhân đạt giải: 1. Giải Vì sự nghiệp Văn hóa và Giáo dục cho bà Bùi Trân Phượng và ông Vũ Đức Hiếu; 2. Giải Dịch thuật cho ông Chu Tiến Ánh và ông Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường); 3. Giải Nghiên cứu cho nhà sử học Lê Thành Khôi; 4. Giải Việt Nam học cho nhà Việt Nam học người Pháp Philippe Langlet
http://www.quyphanchautrinh.org.vn/a/news?t=46&id=1009230