September 24, 2012

Maxim Gorky – Con lợn vô ơn


Phạm Thị Hoài dịch

Cách đây vài ngày, một số kẻ ngu xuẩn chết tiệt vừa ra một bản án mười bảy năm tù cải tạo cho một thanh niên mười bảy tuổi, vì chàng trai này đã công khai và thành thực tuyên bố: “Tôi không thừa nhận Chính quyền Xô-viết”.
Tôi không nói tới việc có hàng triệu người đang sống tại Nga không thừa nhận quyền lực của các vị dân ủy và vì thế không tài nào mà giết hết được; song tôi thấy cần phải nhắc để những thẩm phán khắc nghiệt nhưng thiếu lí trí kia nhớ đến một điều: chàng thanh niên bị họ tròng vào cổ bản án tàn nhẫn và phi lí đó từ đâu mà ra.

September 23, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân (Bài cuối)


Tom G. Palmer

Những ngộ nhận về chủ nghĩa cá nhân

Phạm Nguyên Trường dịch

Gần đây có người khẳng định rằng những người theo trường phái tự do (libertarians), tức những người tự do truyền thống (classical liberals) thực sự nghĩ là “con người cá nhân tự cảm thấy là đủ và những điều ưa thích mang tính giá trị của họ nằm trước và bên ngòai mọi xã hội”. Họ “phớt lờ bằng chứng xác đáng của khoa học xã hội về hậu quả xấu của sự cách li” và, kinh khủng hơn nữa là họ “hăng hái chống lại khái niệm về ‘những giá trị được nhiều người chia sẻ” và ý tưởng về “lợi ích chung”. Đấy là tôi trích dẫn từ bài phát biểu của giáo sư Amitai Etzioni, chủ tịch Hội xã hội học Mĩ trước các thành viên của tổ chức này vào năm 1995 (được đăng trên tờ Tạp chí xã hội học Mĩ, số tháng 2 năm 1996). Là khách mời thường xuyên của các talk show và là biên tập viên tạp chí The Responsive Community, ông Etzioni trở thành người truyền bá nổi tiếng cho phong trào chính trị có tên là chủ nghĩa cộng đồng (communitarianism - xuất phát từ từ commmune nghĩa là cộng đồng hay công xã -ND).

September 18, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 7


Ludwig von Mises

Chủ nghĩa cá nhân và cách mạng cộng nghiệp

Phạm Nguyên Trường dịch

Những người theo phái tự do (Liberals) thường nhấn mạnh vai trò quan trọng của cá nhân. Những người theo phái tự do thế kỉ XIX từng coi sự phát triển của cá nhân là vấn đến quan trọng nhất. “Cá nhân và chủ nghĩa cá nhân” từng là khẩu hiệu của phái tự do và tiến bộ. Bọn phản động đã tấn công quan điểm này ngay từ đầu thế kỉ XIX.

September 16, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 6


Stephen Davies

Đã đến lúc phục hồi chủ nghĩa cá nhân hay chưa?

Phạm Nguyên Trường dịch

Một trong những vấn đề mà những người ủng hộ quan điểm về chính phủ hạn chế và nhỏ hơn, ủng hộ quyền tư hữu tài sản và trao đổi tự do đang phải đối mặt là tên gọi của chính mình. Về mặt lịch sử từ “người tự do” là đáp án và nó vẫn được sử dụng tại nhiều khu vực ở châu Âu lục địa. Nhưng trong những nước nói tiếng Anh, đặc biệt là ở Mĩ, hiện nay từ này được dung để chỉ những người ủng hộ vai trò can thiệp của chính phủ và nói chung là cách tiếp cận của chủ nghĩa tập thể đối với chính trị và văn hóa – hầu như trái ngược hòan tòan với nghĩa ban đầu của nó.

September 15, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 5


Clarence B. Carson 
Chủ nghĩa cá nhân đối đầu với chủ nghĩa cộng sản 
Phạm Nguyên Trường dịch
Hiện nay người ta dễ dàng đồng ý rằng chủ nghĩa cá nhân ở Mĩ đã gặp chuyện gì đó chẳng lành. Mọi người đều nói rằng thái độ phục tùng đã trở thành đức hạnh cao nhất và cá nhân bị hi sinh cho tập thể. Từ sau Thế chiến II đã có một đống sách vở trình bày chi tiết luận đề nay. William H. Whyte, trong tác phẩm The Organization Man[1], khẳng định rằng ngay cả người phát ngôn quyền lực nhất của chủ nghĩa cá nhân cũng sử dụng ngôn từ của chủ nghĩa tập thể nhằm “ngăn chặn ý nghĩ cho rằng chính anh ta cũng ở trong cái tập thể đang lan tràn khắp nơi mà những nhà cải cách, các nhà trí thức từng mơ ước và những quan niệm không tưởng mà anh ta từng cảnh báo”. David Riesman và các cộng sự, trong tác phẩm The Lonely Crowd, kể lại chi tiết quá trình đánh mất tính tự chủ của người Mĩ và cho rằng đấy là do sự thay đổi trong tính cách của người Mĩ, từ “hướng nội” sang “hướng về người khác”. Erich Kahler, trong tác phẩm gần đây, tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang chứng kiến và dấn sâu vào quá trình chuyển hóa con người vô cùng to lớn. Quá trình chuyển hóa này dường như có xu hướng tạo ra con người vượt ra ngòai cá nhân. Tuy nhiên, dễ nhận thấy những quá trình khác nhau của sự đổ vỡ hay mất giá của con người cá nhân”[2].

September 14, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 4


Edward W. Younkins

Chủ nghĩa cá nhân và tự do: Những cây cột trụ sống động của cộng đồng chân chính

Phạm Nguyên Trường dịch

Chủ nghĩa cá nhân là quan niệm cho rằng mỗi người đều có những quan niệm riêng về mặt đạo đức và một số quyền nhất định, đấy là những thứ có nguồn gốc thánh thần hay cố hữu trong bản chất của con người. Mỗi người sống, nhận tức, trải nghiệm, tư duy và hành động trong và thông qua cơ thể của mình và vì vậy mà xuất phát từ những điểm duy nhất trong không gian và thời gian. Chỉ cá nhân mới là người có khả năng hành động hợp lí một cách sáng tạo và mới mẻ. Các cá nhân có thể có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng tư duy lại đòi hỏi phải có người tư duy duy nhất, đặc thù. Cá nhân nhận trách nhiệm tư duy cho chính mình, hành động dựa trên tư tưởng của chính mình và đạt được hạnh phúc của chính mình.

September 13, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 3


Donald J. Boudreaux – Chủ nghĩa cá nhân và tri thức

Phạm Nguyên Trường dịch
Con người ta có tri thức đến mức nào?

Câu hỏi ngắn này lại là câu hỏi phức tạp. Dĩ nhiên là tri thức tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Một thiên tài toán học có thể tin vào khả năng dự toán của những quân bài Tarot, một nhà văn vĩ đại có thể lúng túng trước một cách lập luận đơn giản nhất, một nhà quản lí hàng đầu có thể mù tịt về văn chương.

September 12, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 2


Sandy Ikeda – Chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa vị kỉ

Phạm Nguyên Trường dịch

Người công dân của xã hội tự do giữ quyền lực chính trị ở mức tối thiểu và bảo vệ một cách quyết liệt những quyền cá nhân. Kết quả là xã hội tự do xói mòn đặc quyền đặc lợi được luật pháp công nhân bằng cách loại bỏ mọi sự đe dọa chống lại những người mới ngoi lên thuộc đủ mọi kiểu khác nhau và bảo vệ sự tự chủ của họ. Nó cung cấp cho người ta con đường dẫn tới tiến bộ xã hội và sự cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người, kể cả những người được sinh ra trong hoàn cảnh tồi tệ nhất của xã hội. Khao khát tìm hiểu làm cách nào mà hành động của cá nhân có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung đã thúc đẩy Adam Smith phát triển lí thuyết về xã hội tự do trên cơ sở của sự đồng cảm và tư lợi.

September 11, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân - Bài 1


Ludwig von Mises – Chủ nghĩa cá nhân

Phạm Nguyên Trường dịch

Xã hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân là sai lầm.

Tất cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy phối hợp.

September 1, 2012

Mã Chiến – Phiên tòa có tính trình diễn mang tầm thế kỉ của Trung Quốc


Phạm Nguyên Trường dịch


LONDON – Phiên tòa, lời buộc tội và bản án tử hình được hoãn thi hành dành cho bà Cốc Khai Lai, vợ của nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa bị thất sủng tên là Bạc Hi Lai, làm người ta nghi ngờ không chỉ hệ thống pháp lý của Trung Quốc mà còn nghi ngờ cả sự thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản nữa.

Xin bắt đầu bằng những vấn đề xuất hiện tại phiên tòa. Bà Cốc tuyên bố rằng bà ta giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, là để bảo vệ con mình. Nhưng với quyền lực của Cốc, vợ ông Bạc, thì việc giam giữ hay trục xuất một người như ông Heywood chỉ là một cái búng ngón tay. Không cần tới chất cyanide.