April 10, 2012

Nước Nga: Chưa có triết lí giáo dục

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Lời người dịch: Những cuộc bàn thảo về giáo dục thường tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Một kì thi chung (tốt nghiệp phổ thông và vào đại học -ND), các tiêu chuẩn giáo dục mới, lương giáo viên..v.v.. Đây là cuộc nói chuyện với bà Irinna Prokhorova - đại diện chính thức của ứng cử viên tổng thống Mikhail Prokhorov – về sự kiện là những vấn đề của nền giáo dục của chúng ta không nằm trong những sai lầm cụ thể mà nằm ở chỗ là đất nước vẫn chưa quyết định được mẫu người cần thiết – đấy là một người chỉ biết thực hiện mệnh lệnh hay là một người có tình thần sáng tạo và tư duy cởi mở, một người sống trong xã hội rộng mở với thế giới. Vấn đề nằm trong tiêu chuẩn nước đôi, trong sự không rõ ràng của triết lí phát triển của đất nước, cũng có nghĩa là không rõ ràng trong triết lí giáo dục. Có lẽ đấy cũng là những vấn đề chung cho các nước ta nữa.


April 9, 2012

Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân (Kì cuối)


Phạm Nguyên Trường dịch

XIX.

Tôi đã nói về tiềm lực chính trị của sống trong sự thật và khó mà dự đoán được là biểu hiện cụ thể của sống trong sự thật có thể dẫn tới những thay đổi thật sự hay không, và nếu có thì sẽ diễn ra như thế nào và bao giờ. Tôi cũng bàn đến khả năng của những dự đoán loại này: đặc điểm cơ bản của những sáng kiến độc lập là: đây là canh bạc được ăn cả ngã về không, ít nhất là lúc đầu.

Tuy nhiên, phác thảo về một số công việc mà các “phong trào bất đồng chính kiến” đã thực hiện sẽ là chưa trọn vẹn nếu không xem xét, ít nhất là một cách chung nhất, một số cách thức khác nhau mà những việc này có thể thực sự tác động tới xã hội; nói cách khác, xem xét những cách thức mà tinh thần trách nhiệm với tất cả và vì tất cả có thể được được thực hiện trên thực tế (không có nghĩa là nó phải như thế).

April 8, 2012

Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân (Kì 4)




Phạm Nguyên Trường dịch

XVI.

Hệ thống hậu toàn trị tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào con người, trước mặt nó, con người là một kẻ đơn độc, bị bỏ rơi và cách li với những người khác. Cho nên, rất tự nhiên là tất các các “phong trào bất đồng chính kiến” đều là các phong trào mang tính tự vệ một cách rõ ràng: các phong trào này sinh ra là để bảo vệ con người và những mục tiêu chân chính của cuộc đời và chống lại những mục tiêu của hệ thống.

Ngày nay, nhóm KOR Ba Lan được gọi là “Ủy ban Tự vệ Xã hội”: Từ “tự vệ” xuất hiện trong những tên gọi của các tổ chức khác ở Ba Lan, nhưng thậm chí Nhóm quan sát Helsinki ở Liên Xô và chính Hiến chương 77 của chúng ta về bản chất cũng là những tổ chức tự vệ.

Trong thuật ngữ chính trị truyền thống, cương lĩnh tự vệ này là dễ hiểu, mặc dù nó có vẻ nhỏ bé, tạm thời và về bản chất là tiêu cực. Nó không đưa ra bất kì một khái niệm, mô hình hay ý thức hệ mới nào, và vì thế, không phải là chính trị theo đúng nghĩa của từ này, bởi vì hoạt động chính trị bao giờ cũng đòi hỏi phải có một cương lĩnh tích cực và ít khi có thể tự giới hạn trong việc bảo vệ ai đó khỏi một cái gì đó.

April 7, 2012

Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân (Kì 3)



Phạm Nguyên Trường dịch

XI.

Trong các xã hội thuộc hệ thống hậu toàn trị, mọi hoạt động chính trị theo nghĩa truyền thống đều đã bị xoá sổ. Con người không có cơ hội thể hiện quan điểm chính trị của mình ở chỗ công cộng chứ đừng nói đến hình thành tổ chức chính trị. Khoảng trống được nghi thức mang tính ý thức hệ choán chỗ. Trong hoàn cảnh như vậy, mối quan tâm của con người về các vấn đề chính trị tự nhiên teo bị lại và tư tưởng chính trị độc lập, nếu có chăng nữa, cũng bị số đông coi là không hiện thực, viển vông, coi là một thú chơi, cách xa những lo lắng hàng ngày của họ; một cái gì đó đáng tôn trọng, có thể như thế, nhưng vô bổ, bởi vì một mặt, nó là chuyện hoàn toàn không tưởng, mặt khác, quá nguy hiểm, nếu xét đến sự tàn bạo của những biện pháp mà chế độ áp dụng đối với bất kì sự vận động nào theo hướng này.

April 6, 2012

Václav Havel - Sức mạnh của thảo dản (Kì 2)


Phạm Nguyên Trường dịch

VI.

Tại sao trên thực tế anh hàng rau của chúng ta lại phải trưng lòng trung thành của mình lên cửa sổ? Chẳng phải anh ta đã chứng tỏ đầy đủ lòng trung thành qua những thủ tục nội bộ và bán-công khai khác nhau rồi hay sao? Xét cho cùng, ở những cuộc họp công đoàn bao giờ anh cũng bỏ phiếu theo đúng yêu cầu. Anh ta cũng thường xuyên tham gia những phong trào thi đua khác nhau. Anh ta tham gia các kì bầu cử như là một công dân tốt. Thậm chí anh còn kí “Phản-Hiến chương[1]nữa cơ mà. Mặc dù đã làm tất cả những chuyện như thế, tại sao anh vẫn phải tuyên bố lòng trung thành một cách công khai? Xét cho cùng, những người đi ngang qua cửa sổ của anh cũng không dừng lại để đọc quan điểm của người bán rau rằng vô sản toàn thế giới nên liên hiệp lại. Sự thật là, họ không đọc khẩu hiệu này, và nếu giả định là họ không nhìn thấy nó thì cũng đúng nốt. Nếu hỏi một phụ nữ đã đứng trước cửa hàng rằng bà ta nhìn thấy gì trong cửa sổ, chắc chắn là bà sẽ nói hôm nay có cà chua hay không, nhưng có nhiều khả năng là bà ấy hoàn toàn không nhìn thấy khẩu hiệu, chứ đừng nói đến nội dung của nó.

April 2, 2012

Václav Havel - Sức mạnh của thảo dân (Kì 1)


Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân giỗ bách nhật Václav Havel


I.

Một bóng ma đang săn đuổi Đông Âu, bóng ma của cái mà phương Tây gọi là "bất đồng chính kiến". Bóng ma ấy không xuất hiện từ hư vô. Nó là kết quả tự nhiên và tất yếu của giai đoạn lịch sử hiện tại của cái hệ thống mà nó đang săn đuổi. Nó được sinh ra vào thời điểm mà hệ thống ấy, vì hàng ngàn lý do, đã không thể dựa vào quyền lực độc đoán, tàn bạo và trắng trợn, nhằm tiêu diệt mọi biểu hiện bất phục tùng được nữa. Hơn thế nữa, hệ thống đó đã xơ cứng về mặt chính trị đến mức hầu như không cho phép sự bất phục tùng như thế hiện diện trong những cơ cấu hợp pháp của nó.

Những người được gọi là "bất đồng chính kiến" ấy là ai? Quan điểm của họ xuất phát từ đâu, và có tầm quan trọng tới mức nào? Ý nghĩa của những "sáng kiến độc lập" liên kết những "người bất đồng chính kiến" là gì và cơ hội thành công thực sự của những sáng kiến ấy là như thế nào? Coi những "người bất đồng chính kiến" là phong trào đối lập có phù hợp không? Nếu có, thì trong cái khuôn khổ của hệ thống này, phong trào đối lập ấy chính xác nghĩa là gì? Nó làm gì? Nó có vai trò gì trong xã hội? Nó hi vọng vào cái gì và dựa vào cái gì để hi vọng? Liệu những người bất đồng chính kiến - với tư cách là một nhóm công dân hạng hai nằm ngoài cơ cấu quyền lực - có bất kì ảnh hưởng nào đối với xã hội và hệ thống xã hội hay không? Liệu họ có thực sự thay đổi được gì không?

April 1, 2012

M. A. Bastenier (El Pais, Tây Ban Nha) - Cuba: Chế độ đến hồi cáo chung?

Phạm Nguyên Trường dịch

Chuyến thăm Cuba của Giáo hoàng Benedict XVI cung cấp cho người ta cơ sở để đưa ra nhiều dự đoán, nhưng tất cả các dự đoán đó đều có chung một điểm: Vatican ủng hộ công cuộc cải cách do Raul Castro khởi xướng, một cuộc cải cách hạn chế về mặt chính trị, nhưng về mặt kinh tế thì đã làm thay đổi đáng kể đời sống trên hòn đảo kể từ khi John Paul II đến thăm nơi này vào năm 1998. Tính từ năm 2010, ở Cuba đã có 300 ngàn doanh nhân đăng kí hành nghề. Kế hoạch, được trình bày vào tháng 11 năm 2010, đề xuất giữ nguyên chế độ hiện nay, nhưng không còn anh em Castro nữa, trong đó nền kinh tế sẽ đi theo mô hình hỗn hợp, theo kiểu Trung Quốc. Đảng cộng sản cũng không còn quản lí mọi công việc quốc gia bằng bàn tay sắt nữa. Người đứng đầu nhà nước không được giữ chức quá hai nhiệm kì. Những vấn đề nóng bỏng nhất sẽ được đem ra thảo luận. Các nhà hoạt động xã hội sẽ được độc lập, đấy sẽ là thành tố có tính quan trọng sống còn. Nói ngắn, cải tổ theo kiểu Cuba. Nhưng những người có tư tưởng tự do của chế độ công nhận rằng không ai biết con đường phát triển như thế cuối cùng sẽ dẫn đến đâu. Để không làm đội cận vệ già lo lắng, ở Cuba người ta dùng từ “đổi mới” thay cho “cải tổ”. Người ta cũng cho rằng những người kế nhiệm anh em Castro khó mà có được tính chính danh và quyền lực cần thiết, đủ sức kiểm soát tiến trình này. Một số người trên hòn đảo này đã dùng thuật ngữ “nền dân chủ hội ý” – tức là phi tập trung hóa triệt để - để nói về những sự việc đang diễn ra ở đây.