August 30, 2011

Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng bọn độc tài chỉ là những con hổ giấy

Phạm Nguyên Trường dịch

Cuộc xung đột ở Libya đã lại một lần nữa đưa những người tin rằng nền độc tài sẽ là vĩnh viễn và những người hiểu rằng độc tài chỉ có đứng vững khi người ta còn tin nó, sợ nó –  nỗi sợ mà chính nó đã gieo vào lòng các thần dân của mình – và sự nể trọng mà nó tạo ra được trong phần còn lại của thế giới. Khi niềm tin không còn thì nó sẽ sụp đổ, như một lâu đài xây bằng cát hay là biến thành một con hổ giấy, nhà triết học Bernard-Henri Lévy viết trên  tờ Le Point như thế.

August 29, 2011

JOSHUA S. GOLDSTEIN - Nghĩ lại về chiến tranh. Hòa bình thế giới có thể gần hơn bạn nghĩ (Tiếp theo và hết)


Hiếu Tân dịch

4.

"Các cuộc chiến tranh sẽ tồi tệ hơn trong tương lai?"

Có thể không.  Tất nhiên, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Một cuộc chiến tranh đang phát triển mạnh giữa Pakistan và Ấn Độ chẳng hạn có thể có tiềm năng giết hàng triệu người. Nhưng như vậy một tiểu hành tinh hay – có lẽ dự đoán an toàn nhất – những trận bão khổng lồ do biến đổi khí hậu gây ra cũng có thể làm được như thế. Tuy nhiên, những lực lượng lớn thúc đẩy các nền văn minh theo hướng xung đột thảm họa thì hầu như đang giảm xuống.

August 28, 2011

JOSHUA S. GOLDSTEIN - Nghĩ lại về chiến tranh. Hòa bình thế giới có thể gần hơn bạn nghĩ (kì 1)



Hiếu Tân dịch

1.

"Thế giới ngày nay là nơi nhiều bạo lực hơn trước?"

Không hề. Đầu thế kỷ 21 dường như ngập trong những cuộc chiến tranh: Những cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, những trận đánh trên đường phố ở Somalia, người Islamist nổi dậy ở Pakistan, những vụ tàn sát ở Congo, những chiến dịch diệt chủng ở Sudan. Nhìn chung, ngày nay đánh nhau diễn ra liên miên trong 18 cuộc chiến tranh trên khắp toàn cầu. Công luận nghĩ về chiều hướng này như một thế giới nguy hiểm hơn bao giờ hết: trong cuộc điều tra ý kiến cách đây mấy năm, 60 phần trăm người Mỹ coi chiến tranh thế giới thứ ba là có thể xảy ra. Những hy vọng cho một thế kỷ mới là ảm đạm thậm chí trước cả những cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín 2001 và hậu quả đẫm máu của nó: nhà khoa học chính trị James G. Blight và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara hồi đầu năm ấy cho rằng chúng ta có thể đợi thấy trên toàn thế giới trung bình mỗi năm 3 triệu người chết vì chiến tranh  trong thế kỷ 21.

August 27, 2011

Cẩn thận, Trung Quốc tấn công!

Phạm Nguyên Trường dịch

Báo chí phương Tây vừa có loạt bài với những lời dự đoán đầy đe dọa liên quan tới Trung Quốc. 

Tờ The Washington Times có mấy bài liền viết về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bài đầu tiên trên tờ bào này có tên “Bắc Kinh gia tăng kho vũ khí hạt nhân”. Trung Quốc đang sản xuất hệ thống phòng chống tên lửa, họ đã trang bị loại tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhận và để kho vũ khí chiến lược của mình trong những lô cốt nằm sâu dưới lòng đất, đấy là lời của nhà báo Bill Gertz thuật lại từ bản báo cáo trình Quốc hội hàng năm của Lầu năm góc.  

August 26, 2011

Peter Rutland và Philip Pomper – Stalin là người đã làm Liên Xô tan rã.


Phạm Nguyên Trường dịch

Hai mươi năm sau cuộc đảo chính làm tan rã Liên Xô, cần phải trở lại với câu đố về sự cáo chung bất ngờ của nó. Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về sự sụp đổ của Liên Xô? Câu trả lời thường là nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (đối với những người theo phái tự do) hay tổng thống Mĩ Ronald Reagan (đối với những người bảo thủ). Nhưng trên thực tế, chỉ có một nhân vật xứng đáng được quan tâm mà thôi: đấy là Josef Stalin.

August 25, 2011

Đổ lỗi cho sự suy thoái đạo đức về các cuộc bạo loạn làm nên những đề báo hấp dẫn nhưng là chính sách tồi.



Hiếu Tân dịch

Nói về một tình trạng bất ổn chung là sai lầm. Những vấn đề của đất nước bắt rễ sâu xa từ quá nhiều gia đình trục trặc

Cả David Cameron[1] và Ed Miliband[2] đã có những bài diễn văn xuất sắc trong tuần qua và trong những điều họ nói có nhiều điểm có thể nhất trí. Tuy nhiên, trong bình luận chung về những cuộc nổi loạn, tôi nghĩ chúng ta đang gặp nguy cơ phân tích sai lầm dẫn đến chẩn đoán sai, dẫn đến kê đơn bốc thuốc sai.

Có những nguyên nhân gần những gì xảy ra, chúng tương đối dễ dàng xử lý. Cảnh sát đang chịu sức ép khổng lồ. Nếu họ vào cuộc mạnh, họ sợ thẩm vấn, những hành động kỷ luật và lạm dụng. Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu nói rằng họ nên theo đúng nguyên tắc. Cảnh sát cần biết rằng họ có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các chính khách và công chúng. Khi những cuộc bạo loạn đầu tiên xảy ra, có lẽ họ đã lo lắng một cách tự nhiên về nó có thể nặng nề đến mức nào. Một khi họ thấy đất nước sau lưng [hậu thuẫn] họ, họ tập hợp lại.

August 24, 2011

Vera Tolz - “Đầu lĩnh văn hóa” - Vừa là chủ vừa là khách hàng hay hoạt động của các hội văn học nghệ thuật Xô Viết sau chiến tranh (Tiếp theo và hết)



Phạm Nguyên Trường dịch
 
Trong giai đoạn hậu chiến, có rất ít thư từ do các lãnh đạo các thiết chế văn hoá thay mặt các văn nghệ sĩ gửi đến các lãnh đạo cấp cao của Đảng/nhà nước kiến nghị “trợ giúp về mặt vật chất”. Trong khi đó, chúng tôi tìm thấy rất nhiều yêu cầu của các cá nhân, đủ mọi cấp bậc, có cái dài có cái ngắn nhưng thống thiết, gửi trực tiếp đến Stalin, Chủ tịch hoặc các phó Chủ tịch Hội đồng dân uỷ. Những thí dụ được trình bày dưới đây có thể giúp chúng ta hình dung được hoàn cảnh lúc đó.

August 23, 2011

Vera Tolz - “Đầu lĩnh văn hóa” - Vừa là chủ vừa là khách hàng hay hoạt động của các hội văn học nghệ thuật Xô Viết sau chiến tranh (Kì 1)


Phạm Nguyên Trường dịch
 
Tại Hội nghị lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), tháng 6 năm 1988, Nhà văn Iurii Bondarev đã đăng đàn với bài phát biểu đầy nhiệt huyết kêu gọi bảo vệ hệ thống chính quyền Xô Viết và tuyên bố rằng chế độ dân chủ “đã từng tạo ra những mối nguy hiểm chết người cho những người có khả năng sáng tạo thiên phú kể từ khi các quan tòa trong thành bang Athens dân chủ kết án tử hình Socrates” [1] . Đấy là Bondarev thay mặt cho một nhóm các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật xuất hiện vào năm 1987 như là trung tâm của phe phản đối các cải cách của Gorbachev. Để biện hộ cho thái độ của mình, những người này nói rằng Liên Xô sau khi cải tổ, cũng như các nền dân chủ phương Tây, không thể tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật phát triển như chính quyền Xô viết đã từng làm.

August 22, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Hết)


Phạm Nguyên Trường dịch
 
Lao động cưỡng bức

“Lao động cưỡng bức” trong ngôn ngữ thông thường là lao động bắt buộc do bản án của tòa qui định nhưng về nguyên tắc, sản xuất “xã hội chủ nghĩa” chính là nền sản xuất dựa trên lao động cưỡng bức dưới nhiều hình thức khác nhau. Lao động là nghĩa vụ được ghi trong hiến pháp và được củng cố trong luật hình sự, theo đó “những kẻ ăn bám” (xin nhớ lại trường hợp nhà thơ được giải thưởng Nobel là Brodsky) nghĩa là những người “không làm những công việc hữu ích cho xã hội” sẽ bị đi đầy. Những biện pháp ép buộc nhẹ nhàng nhất đã được thảo luận trong chương IX. Ở đây chúng ta sẽ xem xét các biện pháp ép buộc nghiêm khắc hơn.

August 21, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 11)


Phạm Nguyên Trường dịch
Tội ác

Ngay sau cách mạng năm 1917 phong trào “sáng tạo pháp luật” phát triển như vũ bão. Các tòa án tự phát, được trung ương khuyến khích, thực thi việc xét xử và trừng phạt, không dựa vào luật pháp mà dựa vào “nhận thức pháp lí cách mạng”. Đồng thời những vụ trừng phạt bên ngoài tòa án cũng được thực hiện.

Ban đầu chính quyền trung ương chỉ qui định trách nhiệm hình sự cho những hành động cụ thể riêng biệt [1] . Các địa phương (tỉnh, huyện và thành phố) tự ban hành các khung hình phạt kể cả tử hình cho những hành vi khác nhau, mà có khi đơn giản chỉ vì “thuộc giai cấp bóc lột”. Các bộ và cơ quan ngang bộ cũng qui định cả trách nhiệm hình sự. Thí dụ, nghị định của Hội đồng dân ủy ngày 8 tháng 11 năm 1917 qui định độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực thông cáo [2] (một kiểu kiểm duyệt), còn Dân ủy về báo chí qui định trách nhiệm hình sự trong việc vi phạm nghị định của Hội đồng dân ủy trong đó có việc tịch thu tài sản và phạt tù từ 3 đến 4 năm [3] . Chỉ có điều trước khi công bố để đưa vào Bộ văn bản pháp qui, bất cứ văn bản nào, của bất kì cơ quan nào cũng đều phải được Hội đồng dân ủy phê duyệt.

August 20, 2011

Bill Anderson – Những phẩm chất tốt đẹp của nền kinh tế tự do

Phạm Nguyên Trường dịch

Trí óc con người ta thường lúng túng và lầm lẫn trước vấn đề tự do kinh tế. Trong suốt hai thế kỉ qua phương Tây đã là nơi thể hiện tính ưu việt của tự do kinh tế, nhưng như nhà thần học Michael Novak đã chỉ ra: “Trong lịch sử trí tuệ phương Tây, thóa mạ chủ nghĩa tư bản là một trong số ít đề tài được nhiều người thảo luận nhất”[1]. George Gilder, trong tác phẩm uyên thâm: Wealth and Poverty (Giàu và nghèo), đã buồn bã nhận xét rằng nhiều người có tư tưởng ủng hộ tự do kinh doanh không phải là vì họ đồng ý với những đặc điểm của nó (họ cho rằng đấy là sự suy đồi về mặt đạo đức), mà đơn giản là vì lí do công lợi: nó tạo ra nhiều của cải hơn là chủ nghĩa tập thể có thể làm[2].   

August 19, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 10)


Phạm Nguyên Trường dịch

 
Chương 10. Luật hình sự

Chính sách về hình pháp
  
Lịch sử của “chính quyền Xô viết” là một chuỗi dài, không thể nào kể hết, những tội ác chống lại nhân dân, là một vụ diệt chủng thật sự mà Hitler không thể nào so sánh được. Thực chất nó là một chính quyền tội phạm. Danh sách những tội ác mà nó đã phạm ở nước ngoài cũng dài vô tận (Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, Afghanistan, các nước vùng Baltic…)

Thu nạp cống vật là bản chất của hệ thống phong kiến được che đậy bởi mẽ ngoài “xã hội chủ nghĩa” này.
Vì vậy, từ quan điểm pháp lí, tất cả những “nhà hoạt động Đảng và nhà nước” được đưa vào hệ thống đều là những kẻ ăn hối lộ, những tên tội phạm. Không phải vô tình mà sau những cuộc cách mạng dân chủ ở Đông Âu vào mùa thu năm 1989, người ta được biết rõ những vụ ăn cắp và hối lộ ở ngay những cấp lãnh đạo cao nhất. Gần như ở đâu cũng đòi đưa các nhà lãnh đạo cũ ra tòa.

Nina Khrushcheva – Những bức tường tháng tám

Phạm Nguyên Trường dịch

MOSCOW – Hiếm khi những cột mốc của lịch sử lại sắp xếp một cách khéo léo như trong mùa hè này. Bức tường Berlin được xây dựng đúng trong tháng này cách đây 50 năm. Sau một hồi do dự, nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Nikita Khrushchev đã đồng ý cho người đồng nhiệm phía Đức là Walter Ulbricht xây dựng rào chắn giữa Đông và Tây Berlin để bảo đảm cho sự sống còn của chủ nghĩa cộng sản trong khối Xô Viết. Đến lúc đó Đông Đức đã mất 3 triệu người – kể cả những người tài năng nhất – mỗi ngày có hàng trăm người bình thản đi vào những khu vực ở Berlin do Mĩ, Anh và Pháp kiểm soát.   

August 16, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 9)


Phạm Nguyên Trường dịch

4. Kỉ luật lao động
  
Vấn đề kỉ luật lao động là vấn đề nan giải ngay từ những ngày đầu đối với chính quyền “Xô viết”. Biết bao khẩu hiệu đã bị vứt bỏ, biết bao khẩu hiệu mới theo kiểu “thi đua xã hội chủ nghĩa” đã được dựng lên, biết bao con bài đã được ném lên đầu nông dân và công nhân, những “chủ nhân ông” của xã hội, nhưng kỉ luật thì cứ ngày một xấu thêm. Chính sách “cây gậy và LỜI HỨA về của cà rốt” đã mất tác dụng vì cà rốt thì không có, còn cây gậy, đặc biệt là dưới trào Stalin, thì khủng khiếp hơn cả thời nô lệ và trung cổ, vượt mọi giới hạn có thể tưởng tượng được. Sau giai đoạn kinh hoàng đó, Khrushchev có vẻ như là một người tự do, nhưng bản chất của hệ thống thì vẫn như thế. Andropov, người đứng đầu ngành an ninh, vừa trở thành Tổng bí thư là lập tức bắt tay vào việc lập lại kỉ cương (nhiều người hiện còn tiếc rẻ: “Đáng tiếc là ông mất sớm quá, chưa lập lại được kỉ cương”). Nhân viên của ông ta kiểm tra người đi trên phố, người đang xếp hàng, người đang cắt tóc, người đang xem phim, thậm chí cả người đang tắm để hỏi xem vì sao người ta không làm việc! Đúng là trình độ tư duy của một cảnh sát, mà là người thông minh nhất, một thi sĩ nữa cơ đấy! Ông ta không thể nào nghĩ được rằng cần phải tạo điều kiện để làm sao người ta không bỏ việc trong giờ lao động! Bắt vào đồn những người đang xếp hàng mà không có giấy tờ tùy thân là sáng kiến tối thượng của người đứng đầu một cái Đảng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội đấy!

August 15, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 8)


Phạm Nguyên Trường dịch [Mọi sao chép, trích dẫn từ blog này xin ghi rõ nguồn: phamnguyentruong.blogspot.com. Xin chân thành cám ơn
 
Chương 9. Luật lao động

Tại sao tôi chỉ nói về hai lĩnh vực pháp luật mà cụ thể là luật lao động và luật hình sự? Cách mạng “xã hội chủ nghĩa” Tháng Mười được những người Bolshevik tiến hành nhân danh giai cấp vô sản, nhân danh việc giải phóng họ khỏi ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Hai lĩnh vực này sẽ cho ta thấy một cách rõ ràng nhất giai cấp công nhân đã nhận được NHỮNG GÌ từ cuộc cách mạng đó. Lĩnh vực thứ nhất phản ánh một cách tốt nhất các điều kiện lao động, nghỉ ngơi và ăn ở, lĩnh vực thứ hai phản ánh các biện pháp buộc người lao động chấp nhận những điều kiện phi nhân trong lao động và trong đời sống của họ. Người ta có thể nói về một giai cấp nữa, đấy là tầng lớp nông dân. Nhưng chẳng có gì đáng nói về cái gọi là “luật nông trang”, còn luật lao động được áp dụng cho cả nhân viên nông trường, nhân viên của các cơ sở nông nghiệp khác cũng như những người làm thuê trong các nông trang. Nó cũng được áp dụng một cách hạn chế đối với các nông trang viên, những người đã trở thành nông nô từ lâu.

August 14, 2011

YANG Tao - Trung Hoa: Khi nhà nước muốn bảo vệ bạn bằng cách sở hữu thông tin riêng tư của bạn



Hiếu Tân dịch

Op-Ed: Một số hoài nghi và châm biếm mạnh mẽ của một người bình luận về một chương trình mới yêu cầu các tiệm cafe Internet ở Bắc Kinh phải trả tiền cho một hệ thống mới để cho phép chính quyền kiểm soát thông tin cá nhân của những người sử dụng mạng

Bắc Kinh – Trong mấy tuần gần đây, các quán bar, cafe và khách sạn trên địa bàn quận phía đông thủ đô đã bị yêu cầu trả - bằng tiền của họ - 20.000 nhân dân tệ (3.105$) để lập một "Mạng lưới của hệ thống theo dõi." Khoản phí này cho phép họ tiếp tục cung cấp cho khách hàng quyền lướt Internet trong cơ sở của họ.

August 13, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 7)


Phạm Nguyên Trường dịch [Mọi sao chép, trích dẫn từ blog này xin ghi rõ nguồn: phamnguyentruong.blogspot.com. Xin chân thành cám ơn

Phần III. Luật pháp thời nông nô
Nếu những người bảo vệ pháp luật và nhà nước lại không phải là những người như thế mà chỉ có vẻ như thế thì bạn sẽ thấy rằng họ sẽ phá tan hoang nhà nước và chỉ có họ mới có cơ hội chiếm được những chỗ tốt và thịnh vượng mà thôi.

(Platon. Nhà nước)


Chương 8. Nguồn gốc của pháp luật

Gần như tất cả các tác phẩm về luật học khi nói về nguồn gốc của luật pháp đều dùng những từ ngữ như nhau để nói về hệ thống các nguồn gốc của luật pháp “xã hội chủ nghĩa”:
  1. các văn bản pháp qui của các cơ quan nhà nước;
  2. án lệ;
  3. tập quán.
Từ thời Khrushchev, người tuyên bố giai đoạn chuyển tiếp sang chủ nghĩa cộng sản và chuyển hóa nhà nước thành xã hội tự quản, còn pháp luật thì biến thành tiêu chuẩn của lối sống xã hội chủ nghĩa [1] , thì các “sáng kiến pháp lí và các văn bản pháp qui của các tổ chức của quần chúng lao động [2] ” và “sáng kiến pháp lí trực tiếp của nhân dân, kết quả trưng cầu dân ý [3] ” cũng được coi là nguồn gốc của pháp luật, mặc dù cho đến tận năm 1991 chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào [4] .

Trước hết ta hãy xem xét nguồn gốc pháp qui của luật pháp và sau đó sẽ xem xét cái hệ thống đó trong thực tế cuộc sống.

August 12, 2011

Brahma Chellaney - Bạo loạn sắc tộc ở Trung Quốc

NEW DELHI – Đối mặt với những vụ lộn xộn của người dân Uighur, Pakistan, một đồng minh thân cận của chính phủ Trung Quốc có thể đã phải bắt đầu lo lắng. Thực vậy, chính quyền tỉnh Tân Cương nói rằng những kẻ ly khai nổi bật người Uighur mà họ bắt được đã trải qua những khóa huấn luyện khủng bố ở Pakistan. Lời cáo buộc, làm cho chính phủ Pakistan lúng túng không kém, xuất hiện khi người đứng đầu ngành tình báo của nước này, Trung tướng Ahmed Shuja Pasha, tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh để mong nhận được nhiều trợ giúp hơn nhằm chống lại áp lực ngày càng gia tăng của Mỹ đối với Islamabad.

August 11, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 6)


Chương 7. Bộ máy đàn áp
“Về mặt khoa học, khái niệm chuyên chính có nghĩa là một chính quyền dựa trực tiếp vào vũ lực, không bị hạn chế bởi bất cứ luật lệ nào, không bị gò bó bởi bất cứ nguyên tắc nào”.
(Lenin)

Sau khi giành được chính quyền, những người Bolshevik lập tức từ bỏ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” truyền thống của giai cấp thống trị, mà thay bằng một chính sách rẻ hơn và hữu hiệu hơn là chính sách cây gậy và LỜI HỨA về củ cà rốt.

August 10, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 5)

 
Chương 6. Hệ thống đòn bẩy


Khi tiến hành tổng kết và phát triển lí luận của Lenin về cơ chế thực hiện chuyên chính vô sản, Stalin chỉ rõ rằng lực lượng lãnh đạo, tức là Đảng cộng sản sử dụng các “đòn bẩy” để “thực hiện công việc hàng ngày của chuyên chính vô sản” nghĩa là lãnh đạo quần chúng. Stalin liệt kê hệ thống “đòn bẩy” đó theo thứ tự như sau: công đoàn, Xô viết, hợp tác xã đủ mọi loại, đoàn thanh niên [1] . Tất cả các tổ chức này về mặt hình thức, do điều 6 của Hiến pháp Liên Xô, đã không phải là các tổ chức độc lập. Tuy nhiên điều này cũng như việc loại bỏ nó sau này đã không có nhiều ý nghĩa vì “Không một quyết định quan trọng nào của các tổ chức quần chúng mà không có sự lãnh đạo của Đảng [2] ”, ngoài ra, Đảng còn cử người của mình nắm giữ tất cả các chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức nói trên.

August 9, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 4)

 
Chương 4. Chế độ nhà nước
Nước Nga vĩ đại kết đoàn liên bang bền vững của các nước cộng hòa tự do.
(Quốc ca Liên Xô)

Điều 70 hiến pháp Liên Xô tuyên bố rằng Liên Xô là “một nhà nước thống nhất được thành lập theo nguyên tắc liên bang xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quyền tự quyết và tự nguyện liên kết của các nước Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ”.

August 8, 2011

Giampaolo Kadalanu (La Repubblica, Italy, 05/08/2011) – Đông Đức đã bán cho Tây Đức 30 ngàn người

Lời người dịch: Đây mới là một phần mặt thật của Erich Honecker (1912 -1994) và đồng đảng của hắn. Chỉ có lũ súc sinh mới có thể đối xử với đồng bào của mình như vậy mà thôi!

Có những bảng giá đặc biệt cho việc trao đổi tù nhân: một người bình thường “giá” 40 ngàn bảng, nhưng nếu là người có bằng cấp thì giá cao hơn nhiều, Giampaolo Kadalanu viết trong bài báo được tờ La Repubblica công bố như thế.
“Những cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm: một bên là vương quốc tư bản, đấy là bên mua, bên kia là nước cộng hòa công nông, tức là bên bán. Đối tượng mua bán là người: hơn 33 ngàn chính trị phạm của Cộng hòa dân chủ Đức, để giải phóng họ, từ năm 1963 đến năm 1989 Cộng hòa liên bang Đức đã phải trả tổng cộng 3 tỉ mác”, tờ báo này viết như thế. 

August 7, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 3)

Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm 20 năm tan rã Liên Xô

Phần II

Cơ chế cai trị của chế độ phong kiến

Chương 3. Thể chế xã hội của “đất nước xã hội chủ nghĩa”
Chả lẽ Liên Xô không phải là một thế giới điên rồ tưởng tượng, nơi những người Xô viết bịa tạc, những người đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản huyền hoặc, sinh sống hay sao?

V. Bukovski

Sở hữu là vấn đề quan trọng nhất trong lí thuyết của Marx. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, K. Marx và F. Engels tuyên bố: “Những người cộng sản có thể tuyên bố học thuyết của mình bằng một câu thôi: bãi bỏ tư hữu”.

August 6, 2011

Damien Cave (The New York Times, 02/08/2011) –Cuba đang chuẩn bị có những thay đổi lớn


Lời người dịch: Thế là chậm so với những nước khác đến một phần tư thế kỉ, nhưng chậm còn hơn không. Hi vọng là nhân dân Cuba sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi cuộc thí nghiệm bất nhân và phản khoa học kéo dài đã quá lâu rồi.
 
HAVANA —  José một người gần như đã trở thành doanh nhân đầy nhiệt tình đang nuôi trong đầu những kế hoạch to lớn trong lĩnh vực bất động sản ở Cuba. Hiện anh đang làm việc một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách tìm những gia đình muốn đổi nhà và sẵn sàng trả một ít tiền dịch vụ. 

August 5, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 2)


Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm 20 năm tan rã Liên Xô
  
Chương 2. Luật học

Phân tích một cách cụ thể khoa học “xã hội chủ nghĩa” về nhà nước và pháp luật, trong đó khoa học đóng vai trò chủ đạo trong một cuốn sách giành cho đông đảo độc giả là một việc làm không cần thiết, hơn nữa đối với việc ban hành luật và thực tiễn pháp lí, nó cũng không có vai trò đáng kể gì.

Thế thì tại sao lại phải nói về nó? Có hai lí do: thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, luật pháp của tất cả các nước đều bị chính trị hóa, sự kiện này ai cũng rõ từ lâu; trong các nước “xã hội chủ nghĩa”, hệ tư tưởng mác-xít lê-nin-nit lại là cơ sở nhận thức pháp lí của các luật sư [1] . Thứ hai, kiến thức pháp luật là một phần không thể thiếu trong công tác tuyên truyền một cách có hệ thống và có định hướng của Đảng, có ảnh hưởng đến nhận thức pháp lí của nhân dân, của chính các nhà lãnh đạo, các viên chức Đảng, nhà nước và của cả bộ máy tư pháp nữa.

August 4, 2011

Anatoly Tille - Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 1)


Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm 20 năm tan rã Liên Xô
 
Lời nói đầu cho lần xuất bản thứ hai

Phủ nhận những sự kiện “HIỂN NHIÊN” là một việc cực kì khó. Càng khó phủ nhận các “HỌC GIẢ CÓ UY TÍN”. Đã hàng ngàn năm, có hàng triệu người nhìn thấy mặt trời mọc và lặn, nghĩa là quay xung quanh trái đất. Hệ địa tâm của Ptolemy-Aristotle là hiển nhiên và vì vậy mà trở thành bất di bất dịch. Kopernik, nhà bác học thiên tài, phủ nhận hệ thống đó nhưng sinh thời đã không cho công bố phát minh của mình. Tác phẩm của ông bị nguyền rủa. Năm mươi năm sau ngày ông mất, Giordano Bruno phải chết trên dàn hoả thiêu. Năm mươi năm sau nữa, Galilei phải sám hối vì “sai lầm” trước toà án giáo hội. Hàng nghìn nhà bác học, kể cả các nhà thiên văn học, đã phủ nhận sự kiện trái đất quay quanh mặt trời.
  

Joel Kotkin & Shashi Parulekar (Newsweek, 25/7/2011) - Ấn Độ chinh phục Thế giới


Hiếu Tân dịch


Sau một thời gian dài lu mờ, một đất nước cổ xưa cuối cùng đã trở lại như một sức mạnh trong kinh doanh và văn hóa toàn cầu

 

Từ phòng dành riêng của Câu lạc bộ trên tầng 19 khách sạn Mandarin Oriental của Singapore, Anish Lalvani đăm đăm nhìn về phía chân trời của thành phố, bố cục nguy nga của thủy tinh và thép với tham vọng vươn thẳng đứng. Gia đình Lalvani đã đi một chặng đường dài từ những ngày mà ông nội của Anish, Tirah Singh Lalvani, khởi nghiệp kinh doanh bằng bán lẻ thuốc cho binh sĩ của Vua George VI ở Karachi. Thời đó thành phố này còn là một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh – cho đến khi độc lập năm 1947, và cư dân của nó bỗng nhiên thấy mình ở giữa cuộc lộn xộn của Pakistan mới ra đời. Gia đình Lalvani, cũng như hàng triệu người khác ở cả hai bên biên giới, phải bươn chải kiếm sống. Nhưng đáng lẽ xây tổ ấm ở nơi nay là Ấn Độ, thì gia đình Lalvani đi tìm cơ may ở nước ngoài. Ngày nay tập đoàn Binatone của gia đình có cơ sở ở Hong Kong thuê khoảng 400 nhân viên ở bốn lục địa. "Chúng tôi không thể phá vỡ mạng lưới của lớp người già, nhưng ở hải ngoại chúng tôi tạo ra mạng lưới của chúng tôi," Anish nói.

August 3, 2011

Aleksandr Solzhenitsyn - Tầng lớp kĩ giả (Tiếp theo và hết)

Nhân giỗ lần thứ 3 Aleksandr Solzhenitsyn (2008-2011)

 
7.

Nhân dân không còn à? Thế thì đúng: sự phục hưng dân tộc sẽ không thể nào xảy ra ư?... Sao lại khùng như thế! - Đúng vào lúc đã có những tín hiệu: từ sự phá sản của tiến bộ kĩ thuật, theo nghĩa là quay về với nền kinh tế ổn định thì khắp nơi đều sẽ diễn ra quá trình khôi phục mối liên hệ ban đầu của đa số dân chúng với ruộng đất, với những tư liệu và dụng cụ đơn giản nhất và với lao động chân tay (hiện những người dân thành phố quá dư thừa đang tự đi tìm cách sống như thế). Nhất định trong tất cả các nước, kể cả các nước phát triển, di sản của tầng lớp nông dân, giai cấp nông dân và thợ thủ công (dĩ nhiên là với kĩ thuật mới nhưng phân tán) sẽ được phục hồi. Chẳng lẽ người nông dân chỉ còn trong “tuồng chèo” của chúng ta lại không trở về hay sao?

Michael J. Green - Trung hoa là kẻ xâm lược? (Kì 2)


Hiếu Tân dịch

Mâu thuẫn giữa Đa cực và Liên kết bên ngoài của Mỹ

Một tiêu chuẩn then chốt để đánh giá sức mạnh Mỹ trong môi trường tài chính hiện nay và sự giật lùi về chiến lược, là khả năng đối trọng hay kiềm chế Trung Hoa của Washington thông qua những mối liên kết nước ngoài. Chúng ta phải ngăn ngừa điều này thông qua quan hệ đối tác chiến lược với các nước thứ ba, các hiệp định thương mại tự do và hợp tác kinh tế, tận dụng các diễn đàn đa phương, cương quyết phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ, cảnh giác với các chiến lược "khuyến khích dân chủ" hay diễn biến hòa bình, và áp lực lên Washington và các thủ đô khác để bác bỏ lý thuyết "mối đe dọa Trung Hoa" hay các chiến lược cô lập Chiến Tranh Lạnh (nêu lên những vi phạm của các công dân mạng của chúng ta sẽ đặc biệt có lợi cho mục đích này)

August 2, 2011

Aleksandr Solzhenitsyn - Tầng lớp kĩ giả (Kì 2)


Nhân giỗ lần thứ 3 Aleksandr Solzhenitsyn

 
4.

Tất cả mọi người sống trong đất nước này đều phải đóng góp vào việc nuôi dưỡng sự dối trá bắt buộc về mặt tư tưởng. Nhưng giai cấp công nhân và hơn nữa nông dân thì phải đóng góp rất ít, đặc biệt là sau khi bãi bỏ việc mua công trái bắt buộc hàng năm (có hại và bực mình vì phải giả vờ tự nguyện, tiền thì thu kiểu nào mà chả được), chỉ thỉnh thoảng mới có những vụ giơ tay biểu quyết trong các cuộc họp, mà việc điểm danh cũng không còn gay gắt như cũ. Mặt khác, có những cán bộ quản lí nhà nước và cán bộ dân vận thực sự tin vào tư tưởng của mình, nhiều người đã dành cho nó biết bao công sức, do kém hiểu biết, do tâm lí con người ta là có thế giới quan phù hợp với công việc chính của mình.

Michael J. Green - Trung hoa là kẻ xâm lược? (Kì 1)


Hiếu Tân dịch

Việc gần đây Trung Hoa khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Biển Nam Trung Hoa và dọc theo biên giới Ấn Hoa đã làm dậy lên cuộc tranh cãi căng thẳng. Phải chăng Bắc Kinh cuối cùng đã để lộ tham vọng thật về lãnh thổ của nó? Phải chăng đây là sự phô bày ngắn hạn của chủ nghĩa dân tộc khi những lãnh đạo đảng tranh đua giành những vị trí trong Bộ chính trị và ủy ban trung ương vào năm 2012? Hay là những đoạn ngắt quãng này chỉ biểu thị tính liên tục hơn là thay đổi? Một cách để đóng khung chính suy nghĩ của chúng ta là hãy tưởng tượng ngay bây giờ cường quốc Hoa Kỳ được nhìn từ Bắc Kinh  như thế nào.

Dưới đây là  một huấn thị tưởng tượng của quốc vụ khanh Đới Bỉnh Quốc cho Tiểu ban  Lãnh đạo về Ngoại giao vào tháng Mười 2010.

August 1, 2011

Aleksandr Solzhenitsyn - Tầng lớp kĩ giả (phần 1)

Nhân giỗ lần thứ 3 Aleksandr Solzhenitsyn (2008 – 2011)


1.

Những đặc điểm vô cùng tai hại của tầng lớp có học của nước Nga đã được xem xét một cách kĩ lưỡng trong tác phẩm Những cột mốc – và đã làm cho cả tầng lớp trí thức đủ mọi xu hướng, từ những người thuộc Đảng Dân chủ Lập hiến cho đến những người cộng sản, đều phẫn nộ và bác bỏ. Trí tuệ uyên thâm mang tính tiên tri của Những cột mốc đã không tìm được sự đồng cảm (chính các tác giả của cuốn sách cũng biết là như thế) của độc giả Nga, không gây được ảnh hưởng đối với quá trình phát triển của nước Nga, không cảnh báo được những sự kiện thảm khốc sẽ diễn ra sau đó. Chẳng bao lâu sau, tên gọi của tác phẩm bị một nhóm người cầm bút khác, những người với quyền lợi chính trị hẹp hòi và trình độ không cao, lạm dụng (Thay thế những cột mốc), cũng mờ dần và biến khỏi tâm trí của những thế hệ có học mới của nước Nga, còn cuốn sách thì biến khỏi các thư viện quốc doanh. Nhưng sau sáu mươi năm, những lời chứng của cuốn sách vẫn không bị lu mờ: Những cột mốc dường như được gửi tới từ tương lai. Chỉ có một điều vui, đấy là sau sáu mươi năm dường như cái tầng lớp có khả năng cỗ vũ cho cuốn sách đã đông thêm.

Leon Aron (Foreign Policy, July/August 2011) - Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô là sai lầm

Trần Ngọc Cư dịch

Nhân kỉ niệm 20 năm tan rã Liên Xô

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật đồng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần.