July 31, 2011

Tony Halpin - Cuộc chiến đấu cuối cùng của Aleksandr Solzhenitsyn


Bản dịch được thực hiện nhân ngày giỗ làn thứ ba của Aleksandr Solzhenitsyn (2008-2011)

Ông là lương tâm của dân tộc, các trước tác của ông đã phơi bày trước bàn dân thiên hạ những nỗi khủng khiếp của nhà tù Xô-viết (GULAG) và nạp năng lượng cho phe đối lập Nga trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài ở Liên Xô.

July 14, 2011

Joseph E. Stiglitz (Project Syndicate, Mĩ, 06/07/2011) – Cuộc khủng hoảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây

NEW YORK – Chỉ mới vài năm trước đây, hệ tư tưởng đầy sức mạnh dựa trên niềm tin cho rằng thị trường tự do và không bị bất kì trói buộc nào đã đưa thế giới đến bờ vực của sự phá sản. Ngay cả trong thời kì phát triển nhất, tức là từ đầu những năm 1980 đến năm 2007, chủ nghĩa tư bản không bị nhà nước điều tiết kiểu Mĩ cũng chỉ mang đến sự thịnh vượng cho những người giàu có nhất trong những nước giàu có nhất trên thế giới mà thôi. Trên thực tế, trong giai đoạn này phần lớn người dân Mĩ đều thấy rằng thu nhập của họ đã giảm đi từng năm hay là dẫm chân tại chỗ. 

July 13, 2011

Martin Feldstein (Project Syndicate, Mĩ) – Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì?

Martin Feldstein (Project Syndicate, Mĩ) – Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì?

 

CAMBRIDGE – Gần đây nền kinh tế Mĩ đã đi xuống một cách đột ngột, và khả năng của một vụ suy thoái nữa đang gia tăng từng ngày. Tình hình kinh tế đã thay đổi một cách bất thình lình từ cuối năm ngoái – đấy là sự trở lại với tốc độ phát triển một cách chậm chạp kể từ vụ phục hồi vào mùa hè năm 2009.

ANDREW J. NATHAN - Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh


Trần Ngọc Cư dịch

Là một người sành điệu trong nghệ thuật ngoại giao tế nhị, Henry Kissinger tỏ ra rất khâm phục Trung Quốc (TQ) về nghệ thuật này. Tác phẩm mới của ông, được viết dưới dạng một cuốn lịch sử ngoại giao TQ, vẽ ra những khúc mắc chiến lược của TQ kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trích dẫn khá nhiều các cuộc hội đàm của ông với một số lãnh đạo TQ. Nhưng thật ra, cuốn Bàn về Trung Quốc (On China) của Kissinger chẳng phải là một cuốn lịch sử mà cũng chẳng phải là một hồi ký. Mục đích chính của nó là nhằm tranh luận rằng Hoa Kỳ (HK) nên tử tế nhượng bộ trước sự trỗi dậy của TQ để tránh một cuộc xung đột bi thảm.

July 10, 2011

George Orwell – 1984 (kì 15 – hết)

George Orwell – 1984 (kì 15 – hết)

 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
Phụ lục
Những nguyên tắc cơ bản của Ngômo


(lược dịch)

Ngômo là ngôn ngữ chính thức của Oceania, được sáng chế để phục vụ cho hệ tư tưởng Chuanh hay Chủ nghĩa xã hội Anh quốc. Vào năm 1984 chưa có ai sử dụng Ngômo trong giao tiếp, kể cả nói cũng như viết. Những bài xã luận trên tờ Times được viết bằng Ngômo, nhưng đấy là công việc của các chuyên viên. Người ta cho rằng Ngômo sẽ hoàn toàn thay thế Ngôn ngữ cũ (tiếng Anh chuẩn như vẫn gọi) trước năm 2050. Hiện nay nó đang dần ổn định, ngày càng có nhiều đảng viên sử dụng các từ và cấu trúc ngữ pháp của Ngômo trong giao tiếp. Phương án được sử dụng vào năm 1984, được thể hiện trong lần xuất bản thứ chín và mười cuốn Từ điển Ngômo là phương án tạm, còn chứa nhiều từ thừa và các cấu trúc ngữ pháp cũ, sẽ bị thay thế trong lần xuất bản thứ mười một. Ở đây xin được bàn về các nguyên tắc cơ bản của Ngômo trong lần xuất bản thứ mười một.

July 9, 2011

George Orwell – 1984 (kì 14)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

V.

Từ ngày đi tù Winston đều biết hay tưởng là biết mình đang ở đâu trong toà nhà không hề có một cái cửa sổ nào. Có thể là do anh đã cảm nhận được sự khác biệt, dù là rất nhỏ, sự chênh lệch của áp suất khí quyển. Buồng, nơi anh bị cai ngục đánh, nằm bên dưới mặt đất. Phòng, nơi anh bị O’Brien thẩm vấn, nằm sát mái. Chỗ anh đang ở hiện nay nắm sâu dưới mặt đất, có thể ở tận tầng dưới cùng của toà nhà.

Buồng này to hơn hầu hết các buồng anh đã trải qua. Nhưng anh không nhìn rõ các đồ vật xung quanh. Anh chỉ trông thấy hai chiếc bàn nhỏ ngay trước mặt, cả hai đều bọc nỉ xanh. Một cái cách anh chừng một, hai mét, cái kia xa hơn, tận gần cửa chính. Anh bị trói chặt vào ghế, không cử động được, đầu cũng không quay được. Một cái gì đó giống như yên ngựa mềm kẹp chặt đầu anh vào phía sau, anh chỉ có thể nhìn thẳng phía trước mà thôi.

July 8, 2011

Spiegel phỏng vấn Henry Kissinger: Mao có thể coi Trung Hoa hiện đại là quá thiên về vật chất


Hiếu Tân dịch

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, 88 tuổi, là nhà quan sát sắc sảo Trung Hoa trong nhiều thập kỷ. Ông nói với SPIEGEL về lần gặp Mao Trạch Đông, về tương lai của Đảng cộng sản Trung Hoa và sự đối địch đang tăng lên giữa Bắc Kinh và Washington.

George Orwell – 1984 (kì 13)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

III.

“Quá trình cải tạo của anh chia làm ba giai đoạn. Học, hiểu và tiếp thu. Đã đến lúc chuyển sang giai đoạn hai rồi đấy”, O’Brien bảo.

Winston vẫn nằm ngửa như mọi khi, tuy thời gian gần đây những chỗ buộc có được nới ra chút ít. Anh vẫn bị trói chặt vào giường nhưng có thể co đầu gối hay quay đầu sang hai bên cũng như có thể nâng từ khuỷu tay trở lên. Cái đồng hồ đo cũng không còn đáng sợ như trước nữa. Nếu nhanh trí anh còn có thể tránh được cả các cơn đau: O’Brien thường chỉ quay bảng số khi không chấp nhận câu trả lời. Đôi khi suốt buổi nói chuyện anh không bị đau lần nào. Anh không nhớ đã có tất cả bao nhiêu buổi. Quá trình này kéo dài khá lâu, không xác định được, có thể đã mấy tuần rồi; có cả những buổi giải lao, có khi mấy ngày, có khi chỉ vài giờ.

July 7, 2011

Krista Mahr (Time, Mĩ. 06/07/2011) – Siberia có trở thành nơi cung cấp năng lượng cho Trung Quốc hay không?

Mùa hè oi bức không chịu nổi, mùa đông lạnh không chịu nổi

Fyodor Dostoevsky đã viết như thế về những năm tháng lao động khổ sai ở Siberia trong thế kỉ XIX, khi nhà văn nổi tiếng này bị Sa hoàng Nicholas I đầy đến vùng Viễn Đông thưa thớt dân cư. Suốt nhiều thế kỉ, vùng đất rộng lớn nằm ở phía Đông Moscow và phía Bắc Trung Quốc đã là nơi đầy ải các nhà văn và những người hoạt động chính trị - nhưng đấy chủ yếu là do tình trạng cô lập về địa lí của khu vực chứ không phải là vì ở đó không có lương thực, thực phẩm.  Thực ra, những người bị lưu đầy khác trong thế kỉ XIX còn nhận xét rằng dân cư ở đó sống khá sung túc. Đến cuối thế kỉ, hàng loạt thành phố công nghiệp đã mọc lên trên khu vực này, trong khi hàng chục ngàn nông nô được giải phóng đi về phía Đông, tìm đến những nguồn tài nguyên giàu có ở Sibiria.

George Orwell – 1984 (kì 12)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
II.

Anh nằm trên một cái giường giống như giường xếp, nhưng cao hơn và bị trói chặt không thể nào cựa quậy được. Ánh sáng có vẻ chói hơn bình thường chiếu thẳng vào mặt. O’Brien đứng một bên, đang cúi xuống chăm chú quan sát. Bên kia là một người đàn ông mặc áo choàng trắng, tay cầm một cái ống tiêm.

Mặc dù mắt đã mở, anh chỉ nhận ra khung cảnh xung quanh một cách từ từ. Anh có cảm giác như mình vừa bơi đến đây từ một thế giới khác, từ một thế giới rất sâu bên dưới mặt nước. Anh không biết mình đã ở dưới đó bao lâu. Từ khi bị bắt anh chưa thấy ánh sáng ban ngày, cũng như chưa biết bóng tối là gì. Ngoài ra, trí nhớ của anh cũng không còn liên tục nữa. Có những lúc ý thức, ngay cả loại ý thức người ta vẫn có trong khi ngủ, bị tê liệt hoàn toàn, rồi sau đó nó xuất hiện trở lại như từ hư vô. Nhưng khoảng hư vô ấy kéo dài mấy ngày, mấy tuần hay chỉ mấy giây thì không thể nào biết được.

July 6, 2011

Thư ngỏ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thực thi điều 35 Hiến pháp Trung Quốc, bãi bỏ kiểm duyệt, thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí


Bản dịch được thực hiện nhân đọc bài: TRUNG QUỐC ĐÃ XUẤT HIỆN DẤU HIỆU MANH NHA CỦA CÁCH MẠNG

 Ngày 11 tháng 10 năm 2010

Kính gửi các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Điều 35 Hiến pháp Trung Quốc, thông qua vào năm 1982, nói rõ: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do diễu hành và biểu tình”. Đã 28 năm nay điều khoản này vẫn chưa được thực thi vì bị những qui định và luật lệ cụ thể “bổ sung” khác phủ nhận. Nền dân chủ giả hiệu, về hình thức thì thừa nhận nhưng trong những sự việc cụ thể lại chối bỏ dân chủ, là một biểu hiện đáng hổ thẹn trong lịch sử của nền dân chủ thế giới.

George Orwell – 1984 (kì 11)

George Orwell – 1984 (kì 11)

 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)
 
X.

Sau khi thức giấc anh cứ ngỡ mình đã ngủ lâu lắm rồi, nhưng hoá ra đồng hồ mới chỉ tám giờ hai mươi. Anh lại thiếp đi một lúc nữa; tiếng hát quen thuộc vọng lại từ cái sân bên dưới:

“Chỉ là những giấc mơ thôi,
Vút qua như ngày xuân mới
Người xưa giờ ở nơi đâu
Lòng em thổn thức khôn nguôi
Bao giờ gặp lại người ơi”

July 5, 2011

George Orwell – 1984 (kì 10)

 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

Winston bắt đầu đọc.

“Chương I - Ngu dốt là sức mạnh.

Từ ngày có sử, có thể là từ cuối thời Đồ Đá Mới, loài người đã chia làm ba giai tầng, thượng, trung và hạ lưu. Các giai tầng đó được hình thành theo những cách khác nhau, mang đủ những danh hiệu khác nhau, tỉ lệ thành phần giữa các tầng lớp, thái độ của họ với nhau cũng mỗi thời kì mỗi khác, nhưng cấu trúc cơ bản của xã hội thì vẫn không bao giờ thay đổi. Ngay cả sau những cuộc biến loạn, tưởng chừng như không thể đảo ngược được, thì cấu trúc này vẫn luôn luôn tự tái lập, giống như con quay hồi chuyển trở lại vị trí cân bằng, dù trước đó có bị đẩy kiểu nào đi nữa.

July 4, 2011

Tuyên ngôn độc lập của Mĩ


Bản dịch được đăng nhân ngày 4 tháng 7 năm 2011.

Ðã được thông qua trong đại hội các đại biểu của 13 bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - ngày 4 tháng 7, 1776

Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó thấy cần phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ với một dân tộc khác và khẳng định trước các nước  trên trái đất vị thế riêng biệt và bình đẳng mà Luật của tự nhiên và của Thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên nhân dẫn đến sự li khai đó.

George Orwell – 1984 (kì 9)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

VIII.

Tới rồi, cuối cùng ta đã tới được đây rồi!

Hai người đứng trong một căn phòng dài, không sáng quá, nhưng cũng không tối. Màn vô tuyến được vặn nhỏ nghe như tiếng thì thầm, tấm thảm mềm đến nỗi có cảm giác như đang bước trên nhung. Ở đầu kia căn phòng là O'Brien, anh ta ngồi bên bàn viết, dưới ánh sáng của cái đèn có chụp màu xanh, hai bên là hàng đống giấy tờ. Anh ta không thèm ngẩng lên khi người đầy tớ giới thiệu Julia và Winston.

Artjom Ivanovski - Rồng Trung Hoa đang tiến về phương Tây


Artjom Ivanovski - Rồng Trung Hoa đang tiến về phương Tây

Lời người dịch: Con rồng Trung Hoa đang tiến cả về phía Đông lẫn phía Tây. Một cuộc chiến tranh toàn diện có lẽ là khó tránh được.


Ngày 7 tháng 6 chính quyền  Bắc Kinh gọi Google “là đòn bẩy áp lực của Washington đối với Bắc Kinh”. Tuyên bố này được tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc đăng tải. Cụ thể là cái loa tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc tố cáo Google là “công cụ chính trị” nhằm bôi nhọ chính phủ Trung Quốc và kết án Mĩ đã khiêu khích sự bất đồng giữa các nước. Cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng sự kiện này không phải là vô tình hay hiểu lầm. Trong thời gian gần đây quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn.

George Orwell – 1984 (kì 8)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

 
V.

Syme biến mất. Buổi sáng không thấy anh ta đến sở: có mấy người vô tâm bình phẩm chuyện này. Ngày hôm sau không còn ai nhắc đến anh ta nữa. Ngày thứ ba Winston ra tiền sảnh Ban Tài Liệu để xem các tờ yết thị. Một tờ yết thị có tên các thành viên Ủy Ban Cờ Tướng trong đó có Syme. Tờ giấy vẫn nguyên hình thù như hôm trước, không một vết tẩy xoá nào, nhưng danh sách đã giảm một người. Rõ rồi. Syme đã không còn hiện diện, anh ta chưa từng hiện diện bao giờ.

July 2, 2011

Minxin Pei - Trung Hoa có thể tránh cuộc xung đột sắp tới như thế nào


Hiếu Tân dịch 


Vụ tranh cãi mới nhất giữa Trung Hoa và Việt Nam có vẻ sắp leo thang nguy hiểm. Trung Hoa cần dẫn trước trong việc tìm ra một giaỉ pháp.

Cuộc tranh chấp đang leo thang giữa Trung Hoa và Việt Nam tranh giành các vùng biển thuộc Biển Nam Trung Hoa đã đến vào thời điểm xấu nhất đối với Bắc Kinh. Cách đây gần một năm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã lưu ý Trung Hoa rằng hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa nằm trong quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ, và bà đã thẳng thắn kêu gọi  Trung Hoa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình theo luật quốc tế.

George Orwell – 1984 (kì 7)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

 
III.

"Chúng ta có thể đến đây một lần nữa", Julia nói. "Nói chung là sử dụng một chỗ hai lần không có vấn đề gì. Nhưng một hai tháng sau đó thì không an toàn đâu"

Sau khi ngủ dậy thái độ của cô khác hẳn, tỉnh táo và năng động hơn. Cô mặc quần áo, đeo thắt lưng đỏ và bắt đầu thu xếp cho chuyến trở về. Dĩ nhiên là chuyện đó được giao cho cô. Rõ ràng là cô tháo vát hơn Winston, ngoài ra chính nhờ những chuyến đi dã ngoại mà cô hiểu biết tường tận khu vực ngoại ô London. Cô hướng dẫn cho anh đi theo con đường hoàn toàn khác và xuống ở một ga khác. "Không bao giờ được quay về bằng con đường vừa đi qua", cô nói cứ như thể đang phát biểu một nguyên tắc chung vậy. Cô ra về trước, Winston phải đợi thêm nửa tiếng nữa rồi mới được đi.

July 1, 2011

Michael Schuman - Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế giới ra sao?


Hiếu Tân dịch


Nếu bạn có ý định đến thành phố cảng tiền đồn của Australia, Port Hedland, hãy chắc chắn số tiền trong thẻ tín dụng của bạn còn kha khá. Khu thương mại bụi bặm của cái làng biệt lập 20.000 dân này có thể chỉ là vài đường phố vắng teo với mấy chi nhánh ngân hàng, sinh hoạt văn hóa của địa phương gói gọn những quán giải khát và những bàn pool[1]. Nhưng khi giấy tính tiền đưa đến, bạn tưởng bạn đang ở Beverly Hills[2] Một bữa ăn với hai quả trứng bác, bánh mì, thịt băm và một lon Coca-Cola trong một quán ăn rẻ tiền nhớp mỡ và ám khói hết hơn 20$. Một khách sạn địa phương với các căn phòng không hơn gì những khối bê tông phơi nắng giá 300$ một đêm. Giá cước taxi quá đáng đến nỗi dễ khiến các bác tài taxi ở Tokyo hay London phải ngẩn ngơ. Cửa kính của các văn phòng đại lý bất động sản dán đầy những quảng cáo những ngôi nhà một tầng, ba phòng ngủ – loại nhà có thể thấy khắp nơi trên đất Austalia – rao bán hơn một triệu đô la. Tại sao lại có người chịu trả cái giá điên rồ như thế để ở đây? “Trung Hoa cần quặng sắt, Tony Swiericzuk nói, ông là dân địa phương và là tổng giám đốc công ty mỏ Fortescue Metals của Australia.

George Orwell – 1984 (kì 6)


 Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell (25.06.1903 – 25.06.2008)

PHẦN II

I.


Lúc đó là giữa buổi sáng, Winston bước ra khỏi ngăn để đi vệ sinh.

Từ đầu kia cái hành lang dài vắng ngắt có một người đang đi theo hướng ngược lại. Đấy là cô gái tóc đen. Anh chạm trán cô ta ở gần cửa hàng đồng nát cách đây vừa đúng bốn hôm. Khi cô đến gần thì anh nhận thấy tay phải cô được treo bằng một sợi dây quấn quanh cổ, sợi dây cùng màu với bộ đồng phục, từ xa không thể nhận ra được. Chắc là cô bị thương trong khi quay cái máy phác thảo nội dung các cuốn tiểu thuyết, thường gọi là kính vạn hoa. Đây là tai nạn thường thấy trong Ban Sáng Tác.