April 30, 2011

M. I. Tugan-Baranovski - Trí thức và chủ nghĩa xã hội (Tiếp theo và hết)



Nhưng liệu chính các tác giả của Những cột mốc có thực sự có thái độ nghiêm túc đối với cái mà họ tuyên bố là “cương lĩnh chung của họ” hay không? Riêng về Struve thì đấy là điều rất đáng ngờ. Theo ông, giới trí thức Nga sẽ phải chết, nó phải “chấm dứt sự tồn tại như là một phạm trù văn hoá đặc biệt[1]”. Điều đó xảy ra là vì “trong quá trình phát triển kinh tế, giới trí thức ‘sẽ tư sản hoá’, nghĩa là trong quá trình thích nghi nó sẽ làm hoà với chính phủ và sẽ bị cuốn hút tự phát vào hình thái xã hội hiện hữu và tự phân chia theo các giai cấp xã hội khác nhau. Đấy thực ra không phải là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tinh thần mà chỉ là sự thích nghi của bộ mặt tinh thần với hình thái xã hội mà thôi. Tốc độ của quá trình này sẽ phụ thuộc vào tốc độ của sự phát triển kinh tế của nước Nga và tốc độ cải biến chế độ nhà nước theo tinh thần của hiến pháp[2]”.

April 29, 2011

M. I. Tugan-Baranovski - Trí thức và chủ nghĩa xã hội (Phần 1)



Thiện cảm với chủ nghĩa xã hội là một trong những đặc điểm nổi bật của giới trí thức Nga. Có thể có những ý kiến khác nhau về chiều sâu và mức độ nghiêm túc của những thiện cảm đó, nhưng không nghi ngờ gì rằng khó có thể nhận ra ở một người trí thức trung bình biểu hiện gì đó tương tự như thái độ thù địch đối với chủ nghĩa xã hội, như người ta thường thấy ở những tầng lớp có học phương Tây. Một người trí thức Nga, nếu đấy không phải là một kẻ bàng quan với các quyền lợi xã hội, thường là có cảm tình với chủ nghĩa xã hội, đôi khi còn có những kẻ cuồng tín nữa. Chuyện đó rõ ràng đến nỗi gần như chẳng cần phải chứng minh.

April 28, 2011

Xã luận tờ The Sydney Morning Herald (Австралия, 20/04/2011) – Trung Quốc sẽ tranh giành ngôi bá chủ thế giới



Những đế chế mà quyền lực phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh quân sự thường hiếm khi tồn tại được lâu. Liên Xô cũ là thí dụ điển hình và mới nhất về cách tiếp cận một chiều như thế, nhưng lịch sử thế giới có rất nhiều hiện tượng tương tự. Ngược lại, Mĩ, nước xuất hiện sau chiến tranh lạnh với Liên Xô như một siêu cường duy nhất lại thể hiện sức mạnh của mình trong tất cả các lĩnh vực: không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà còn thông qua ảnh hưởng nhiều mặt trong lĩnh vực văn hóa, và trên hết: họ giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế. Từ sau Thế chiến II đồng, dollar đã trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới và nền kinh tế Mĩ trở thành trung tâm sản xuất cũng như là thị trường lớn nhất thế giới. Nhưng quyền bá chủ của Mĩ đã nhanh chóng tàn phai.

April 27, 2011

B. A. Kistiakovski - Trí thức và nhận thức pháp quyền (Tiếp theo và hết).


IV.


Trong ba định nghĩa về quyền, chiếu theo nội dung của các qui phạm pháp luật, tức là các qui phạm qui định và giới hạn quyền tự do (trường phái quyền tự nhiên và các nhà triết học duy tâm Đức) - qui phạm giới hạn quyền lợi (Ihering), và cuối cùng là qui phạm tạo ra sự thoả hiệp giữa các đòi hỏi khác nhau (Адольф Меркель[1]), thì định nghĩa thứ ba đáng được chú ý hơn cả, nếu xét về mặt xã hội học. Trong nhà nước hiến định hiện đại, bất kì đạo luật mới được ban hành nào, đấy là nói những đạo luật có một chút giá trị nào đó, cũng đều là kết quả của sự thoả hiệp giữa các đảng phái, tức là những tổ chức biểu đạt yêu cầu của các nhóm xã hội hoặc giai cấp mà họ làm đại diện. Chính nhà nước hiện đại cũng được xây dựng trên cơ sở của thoả hiệp và hiến pháp của mỗi nhà nước cũng là sự thoả hiệp nhằm dung hoà khát vọng của những nhóm xã hội khác nhau của quốc gia. Vì vậy mà nhà nước hiện đại, nếu xét từ quan điểm kinh tế-xã hội thì thường là chế độ tư bản, nhưng cũng có thể là quí tộc, thí dụ như nước Anh trước cuộc cải cách về bầu cử được thực hiện vào năm 1832 vốn là nhà nước hiến định nhưng lại do tầng lớp quí tộc nắm quyền; còn Phổ, mặc dù đã có hiến pháp cách đây 60 năm, nước này vẫn mang bản chất quí tộc nhiều hơn là tư bản. Nhà nước hiến định cũng có thể là của nông dân hoặc công nhân, như chúng ta thấy ở New Zealand hay Na Uy. Cuối cùng, nhà nước có thể không có mầu sắc giai cấp nhất định, đấy là khi đạt được sự quân bình giữa các giai cấp, không có giai cấp nào chiếm được ưu thế. Nhưng nếu nhà nước hiến định hiện đại được xây dựng trên sự thoả hiệp ngay cả về mặt tổ chức xã hội thì nó lại càng như thế về mặt tổ chức chính trị và pháp luật. Điều đó cho phép ngay cả những người xã hội chủ nghĩa, tức là những người phủ nhận nhà nước hiến định về mặt nguyên tắc vì họ coi đấy là là nước tư bản, dễ dàng an cư lạc nghiệp và tham gia vào hoạt động lập pháp, dễ dàng sử dụng nhà nước như phương tiện của mình. Vì vậy mà Kavelin và Mikhailovski có lí khi cho rằng nhà nước hiến định ở nước Nga sẽ là quí tộc hay tư bản; nhưng họ đã sai khi rút ra kết luận rằng không thể đội trời chung với nó và không thể chấp nhận nó ngay cả như một sự thoả hiệp, trong khi những người xã hội chủ nghĩa khắp thế giới sẵn sàng thoả hiệp với nhà nước hiến định.

April 26, 2011

B. A. Kistiakovski - Trí thức và nhận thức pháp quyền (Phần 1).


Pháp quyền không thể đặt bên cạnh các giá trị về tinh thần như chân lí khoa học, sự tận thiện về đạo đức hay kinh bổn của tôn giáo. Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nội dung của nó một phần nào đó được quyết định bởi những điều kiện kinh tế và xã hội luôn luôn biến đổi. Ý nghĩa tương đối của pháp quyền đã tạo cớ cho một số lí thuyết gia đánh giá nó quá thấp. Một số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiếu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lí tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này. 

April 25, 2011

Ivanov-Razumnik - Tầng lớp trí thức là gì?

“Tầng lớp trí thức là cơ quan nhận thức của cơ thể xã hội” – cái định nghĩa về tầng lớp trí thức mà “lí thuyết hữu cơ về xã hội” đưa ra ngày xưa hiện đã bị bác bỏ rồi; mặc dù vậy, chúng tôi hoàn toàn chấp nhận định nghĩa này vì tuy về hình thức, nó chưa đạt nhưng nội dung thì lại rất sâu sắc. Lịch sử tầng lớp trí thức Nga là lịch sử nhận thức của người Nga vì trí thức chính là người truyền bá nhận thức. I. Aksakov hoàn toàn có lí khi định nghĩa tầng lớp trí thức là “những người tự nhận thức” và chỉ ra rằng tầng lớp trí thức “không phải là một đẳng cấp, không phải là giai cấp, cũng không phải là một liên hiệp hay một nhóm nào… Đấy cũng không phải là một tập hợp mà là toàn bộ các lực lượng sống động xuất phát từ nhân dân…”

April 22, 2011

Robert Farley (World Politics Review, Mĩ, 20/04/2011) – Can thiệp vào Libya: Những bài học đầu tiên.


Chiến dịch của NATO ở Libya đã bước sang tháng thứ hai, tình hình tại chỗ chưa được cải thiện. Việc phòng thủ Misurata đang yếu dần, còn những người bảo vệ Adjadibya thì đang rút lui. Mặc dù tình hình quân sự đang ngày càng xấu đi, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh và Mĩ vẫn tuyên bố một cách đầy tự tin: mục tiêu chiến lược cuối cùng của chiến dịch là lật đổ M. Gaddafi. Nhưng vấn đề chính ở đây vẫn là mục tiêu chiến lược hoàn toàn không tương thích với phương tiện chiến tranh. Paris, London và Washington muốn Gaddafi ra đi. Nhưng không nước nào muốn đưa vào Libya lực lượng đủ sức lật đổ chế độ của viên đại tá này. Họ tự an ủi rằng Gaddafi đơn giản là sẽ rời Libya hay những người nổi dậy sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến này bằng một cách thần kì nào đó.

April 21, 2011

Rodger Baker (Stratfor Global Intelligence, 21/04/2011) –Báo cáo nhanh: Những hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc

Ông Rodger Baker, phó chủ tịch của tổ chức Tình báo chiến lược bàn về những lí do vì sao Trung Quốc lại đưa ra cho thiên hạ thưởng lãm máy bay tàng hình J-20 và hàng không mẫu hạm Varyag.

April 20, 2011

William Broyles Jr. – Tại sao người ta lại thích chiến tranh (kỳ cuối)

Nghệ thuật và chiến tranh có thời được người ta liên hệ với nghệ thuật và tôn giáo. Các nghệ sĩ thời Trung cổ và Phục hưng đã để lại cho chúng ta những ngôi nhà thờ hoành tráng, nhưng họ cũng để lại cho chúng ta những bức tượng đồng nói về chiến tranh, những thanh kiếm và nòng súng hoả mai, những khẩu thần công đẹp tuyệt vời, nghệ thuật dùng dâng hiến cho thần chiến tranh cũng cung kính như những bàn thờ chạm khắc dâng hiến cho thần tình yêu vậy. Chiến tranh là nghi lễ công cộng cao quí nhất, những khẩu súng thần công được trang hoàng đẹp đẽ trong đền Invalids ở Paris và những chiếc xe với hình các vị thần trong Viện bảo tàng Nghệ thuật (the Metropolitan Museum of Art) chứng thực một cách hùng hồn rằng Con Người yêu vũ khí không chỉ là vì nó giúp họ thoát chết mà còn vì một lí do sâu sắc hơn. Họ yêu khẩu súng trường và con dao của họ cũng như những chiến binh thời trung cổ yêu cái khiên và thanh kiếm vì cùng một lí do: đấy là công cụ của cái đẹp.

April 19, 2011

William Broyles Jr. – Tại sao người ta lại thích chiến tranh (kỳ 2)

Sau khi tất cả đã mờ phai thì cái còn lại vĩnh viễn sau chiến tranh chính là tình đồng đội. Đồng đội là người mà ta có thể giao phó mọi việc vì ta đã giao phó cuộc đời cho anh ta. “Đấy là”, như Philip Caputo viết trong A Rumor of War “khác với hôn nhân, tình đồng đội là sự gắn bó không thể dùng lời nói, nỗi buồn chán hay li dị hoặc bất cứ thứ gì khác mà phá bỏ được, chỉ có cái chết mới phá bỏ được nó”. Mặc cho hình ảnh quá hữu khuynh của nó, chiến tranh là trải nghiệm mang tính không tưởng duy nhất mà đa số chúng ta từng trải nghiệm. Tài sản hay địa vị cá nhân đều chẳng có ý nghĩa gì: nhóm mới là tất cả. Tất cả những cái mà ta có đều được chia sẻ với bạn bè. Đấy không phải là một quá trình chọn lọc đặc biệt, tình yêu không cần lí do, tình yêu không cần biết đến chủng tộc, cá tính và học vấn – đấy là những thứ tạo ra khác biệt trong thời bình. Đấy đơn giản là tình anh em.

April 18, 2011

William Broyles Jr. – Tại sao người ta lại thích chiến tranh (kỳ 1)

Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Hiers là trên một cách đồng lúa ở Việt Nam. Lúc đó anh mới có 19 tuổi và là một chuyên viên điện đài rất khéo léo nhưng ngang bướng đến phát tức lên được. Suốt mấy tháng ròng, chúng tôi ít khi xa nhau đến nửa bước. Thế rồi một hôm anh đi về nhà và phải mười lăm năm sau, tại buổi gặp mặt các cựu chiến binh được tổ chức hồi mùa đông vừa rồi ở Washington, chúng tôi mới vô tình gặp lại nhau. Vài tháng sau tôi có đến thăm gia đình anh ở Vermont. Anh và vợ, cô Susan, có một nhà nghỉ qua đêm ở đấy. Buổi sáng đầu tiên chúng tôi dậy từ lúc rạng đông vì phải đỡ đẻ cho một con thỏ mẹ, nó sinh được năm chú thỏ con. Hiers làm một cái ổ bằng lông thỏ và rơm và treo bên trên một bóng đèn để chống rét cho chúng.

April 17, 2011

Alelsey Pushkov (Russ.ru) – Từ lòng trung thành đến chế độ pháp quyền: hành động quan trọng hơn mọi cương lĩnh


Phạm Nguyên Trường dịch

Tạp chí Russ.ru: Theo ông lòng trung thành với trật tự chính trị hiện không còn được mọi người hâm mộ nữa?

Aleksey Pushkov: Nói về lòng trung thành, cần phải chia ra thành lòng trung thành của xã hội với chính quyền, nghĩa là sự ủng hộ của xã hội dành cho chính quyền và lòng trung thành bên trong hệ thống, nghĩa là bên trong những nhóm người đang lãnh đạo đất nước. Lòng trung thành bên trong hệ thống được bảo đảm bởi chính quyền lực. Nếu không thì nó không thể nào hoạt động được. Những kẻ không trung thành bị tống ra khỏi hệ thống. Lòng trung thành của xã hội đối với chính quyền phụ thuộc trước hết vào xã hội. Đấy là thông số luôn luôn thay đổi, không thể coi nó là hằng số trong quá trình phát triển về mặt chính trị.

April 15, 2011

Reuven Brenner - Tác nhân đằng sau các kì tích kinh tế

Phạm Nguyên Trường dịch
  
Các chính trị gia và kinh tế gia hứa hẹn kinh tế phát triển, phồn vinh và mức sống ngày một cao hơn. Nhưng những khái niệm này có nghĩa là gì? Liệu có tồn tại một hệ thống tiêu chí cho phép dân chúng của một nước hay của toàn thế giới đánh giá xem là những sáng kiến trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật hay chính trị (và tài chính) có thực sự đem lại lợi ích và làm gia tăng của cải hay không? Làm thế nào xác định được rằng việc áp dụng một sáng kiến trong lĩnh vực tài chính, việc thay đổi chiến lược của công ty hay thay đổi chính sách của chính phủ sẽ làm cho xã hội tốt lên hay xấu đi?

April 14, 2011

Gordon Chan (Russ.ru)– Đảng không phải là cha mẹ, còn nhân dân cũng không phải là con cái.

 
Phạm Nguyên Trường dịch

Sự đoàn kết của xã hội Trung Quốc được thực hiện bằng những biện pháp ép buộc. Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện thành công kế hoạch tăng tốc phát triển, nhưng số vụ phản đối mang tính xã hội cũng gia tăng nhanh chóng – gần 230 ngàn vụ trong năm 2009 – chứng tỏ rằng nền tảng xã hội là không ổn định. Các nhà phân tích khẳng định rằng người Trung Quốc sợ rối loạn và chính nhờ sự sợ hãi đó mà Đảng cộng sản còn giữ được quyền lực. Nhưng nếu đúng như thế thì tại sao hiện nay ở Trung Quốc lại có nhiều cuộc bạo loạn đến như vậy? Phản ứng thái quá của Bắc Kinh đối với những lời kêu gọi tiến hành “Cách mạng hoa nhài” chứng tỏ rằng những người lãnh đạo chóp bu cảm thấy bất chế độ đang bất ổn. Những người lãnh đạo tự tin sẽ không thả chó ra, không đánh đập các phóng viên và không ngăn chặn mạng Internet.

April 13, 2011

Gerard De Groot (The Telegraph, Anh, 28/03/2011) - Yuri Gagarin: Chuyến bay vô ích?

Phạm Nguyên Trường dịch

Năm mươi năm sau khi Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay lên quĩ đạo vòng quanh trái đất, Gerard DeGroot đặt câu hỏi liệu chuyến bay của ông có mang lại mục đích nào không.

April 12, 2011

Otto Graf Lambsdorff – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (Tiếp theo và hết)

Phạm Nguyên Trường dịch

Bàn thêm về nhu cầu tăng trưởng kinh tế

Một trong những vấn đề quan trọng nhất: giúp người nghèo tiếp cận với với các cơ hội kinh tế. Trước hết, vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi có một nền kinh tế phát triển năng động. Ở đây những người xã hội chủ nghĩa lại thể hiện một sự thiếu khôn ngoan nữa: trong khi xem xét vấn đề xoá đói giảm nghèo họ đã bỏ qua hoặc ít nhất cũng cố tình hạ thấp ý nghĩa của việc phát triển kinh tế. Đấy là do những người cánh tả quá chú trọng đến vấn đề sử dụng ngân sách và thiết lập bộ máy quan liêu và sự kiện không lấy gì làm thú vị đối với những người cánh tả là chính sách kinh tế tự do, đặc biệt là tự do thương mãi thu được nhiều thành công trong thời gian dài hơn là chính sách can thiệp của nhà nước. Đến mức là những người bảo vệ môi trường tấn công chủ nghĩa tự do và đặc biệt là họ tấn công thương mãi vì nó dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế quá cao!

April 11, 2011

Otto Graf Lambsdorff – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (1)

Phạm Nguyên Trường dịch

Đói nghèo là một thách thức

Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn đề của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối, nghĩa là với ít hơn 1$ một ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn lá vấn đề lớn nhất của nhân loại.

April 10, 2011

Ayn Rand – Nguồn gốc của chiến tranh

Phạm Nguyên Trường dịch

Nhiều người nói rằng vũ khí nguyên tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng tất cả các dân tộc trên thế giới đều cảm thấy hốt hoảng và bất lực trước viễn cảnh là chiến tranh có thể xảy ra.

April 9, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 14 (Bài cuối)
  
Aleksey Stvetkov: So với cái gì?

Phạm Nguyên Trường dịch

Nếu chúng ta thực sự nghĩ rằng xã hội mà trong đó cá nhân không còn được quyền lựa chọn những hành vi mang tính đạo đức nữa là xã hội lí tưởng thì tốt nhất là chấm dứt huyên thuyên về đức hạnh và ghi vào luật pháp tất cả các phương án, kèm theo hình phạt cho từng người.

April 8, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 13
  
Garry Kasparov: Có, nhưng … các hệ thống khác còn tệ hơn.

Phạm Nguyên Trường dịch

Bản chất của con người là lúc nào cũng muốn được nhiều hơn, thị trường tự do tạo điều kiện thực hiện những ham muốn như thế nhưng lại không bảo vệ được những người kém may mắn. Nhưng những cố gắng nhằm ngăn chặn những nhu cầu và ước muốn cơ bản này của con người lại dẫn tới những tội ác còn lớn hơn nhiều. Lịch sử nước Nga trong một trăm năm qua, từ các Sa hoàng qua thời Xô Viết đến chế độ đầu sỏ của Putin hiện nay, có đủ các bằng chứng cần thiết cho điều vừa nói. 

April 7, 2011

Trí thức và quá trình dân chủ hoá – Kinh nghiệm Ba Lan

Phạm Nguyên Trường dịch 

 Lời người dịch: Đây là một phần cuộc toạ đàm với tên gọi “Trí thức và Dân chủ” do Quĩ Sứ mệnh Tự do, Trường Cao đẳng Kinh tế (Nga) và Quĩ Trung tâm Báo chí dành cho khu vực Trung và Đông Âu (Ba Lan), có sự trợ giúp của Đại sứ quán Ba Lan, đã được tổ chức ở Moskva vào ngày 4 tháng 3 năm 2009. Nhiều nhà khoa học và hoạt động xã hội có tiếng của Nga như: S. Kovalev, Lev Gudkov, Glev Musikhin… và Ba Lan như: Adam Mikhnik, Kshishtov Zanussi, Edmund Vnuk-Lipinski, Edgi Pomianovski.. đã tham gia toạ đàm. Tuy mục đích của cuộc toạ đàm là nói về đóng góp của người trí thức đối với quá trình dân chủ hoá, nhưng hoá ra hiện tại không thể tách rời khỏi quá khứ và người ta đã dành đến một nửa cuộc toạ đàm để nói về quá trình chuyển đổi từ chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ ở Ba Lan và Nga. Các sự kiện đã từng diễn ra ở Ba Lan vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có thể là một bài học cho tương lai….  Bài này đã được đăng trên Talawasblog.

April 6, 2011

Thị trường tự do có làm băng họai các giá trị đạo đức hay không?

Đây là cuộc thảo luận do Quĩ JOHN TEMPLETON FOUNDATION tổ chức. Vấn đề được đem ra bàn thảo là: Chủ nghĩa tư bản, dựa trên quyền tự do trao đổi, đã bị mang tiếng là hệ thống dã man và phi đạo đức, đấy là nơi mà mỗi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, sẵn sàng phản bội, lừa bịp nhằm giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Liệu xã hội tư bản chủ nghĩa có dứt khóat dẫn tới suy thóai đạo đức hay không? Thị trường tự do có tương thích với các giá trị đạo đức hay không, nó sẽ phá hủy hay khuyến khích những giá trị này? Một số nhà kinh tế học, triết học và chính khách có tiếng của Mĩ và Nga đã tham gia cuộc thảo luận. Ý kiến của họ rất đa dạng, Phạm Nguyên Trường blog sẽ lần lượt dịch và giới thiệu.

Bài 12
  
Vadim Novikov: Có, nhưng cũng có thể nói như thế về gia đình

Phạm Nguyên Trường dịch

Tự do không phải là một giá trị không có xung đột, chỉ trong những trường hợp hãn hữu nó mới hoàn toàn hài hòa với những giá trị khác mà thôi. Có lúc thì nó mâu thuẫn với phúc lợi, có lúc nó lại mâu thuẫn với lẽ công bằng và đấy không phải là những mâu thuẫn duy nhất.

April 5, 2011

Andrew Osborn (Telegraph, Anh, 30/03/2011) – Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961


Phạm Nguyên Trường dịch

Bản dịch được thực hiện nhân kỉ niệm lần thứ 50 chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (12/04/1961 -12/04/2011) 

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã nói dối về thành công của chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (1934-1968) vào vũ trụ vào năm 1961 và che dấu sự kiện là ông đã nhảy dù xuống địa điểm cách nơi dự kiến hơn 200 dặm, một cuốn sách vừa được xuất bản tiết lộ như thế.

April 4, 2011

Ela Paneyakh (Inliberty.ru, 23/03/2011) – Bàn về chủ quyền quốc gia


Phạm Nguyên Trường dịch

Ở Nga, các sự kiện đang diễn ra tại Libya được bàn thảo thủ yếu từ quan điểm “chủ quyền quốc gia”, mà không hiểu sao ở ta người ta lại nói về nó với sự hồi hộp như thể đang nói về một nguyên lí thiêng liêng, vi phạm nó là một tội ác không thể tha thứ được, chỉ có thể đưa ra tòa án Nurember mới xứng đáng mà thôi. Không gì có thể biện hộ được cho một tội ác như thế - dù đấy có là giết người hàng loạt, tra tấn và bỏ tù vô tội vạ những người đối lập, cũng như những vụ ném bom các thành phố của nước mình như trường hợp Gaddafi. Câu hỏi về quyền của chính phủ quốc gia muốn làm gì với người dân nước mình cũng được, không ai được can thiệp, khẩn thiết đến nỗi lần đầu tiên nó đã làm cho tổng thống cãi nhau công khai với thủ tướng của mình.

April 3, 2011

Johnny Erling (Die Welt, Đức, 01/04/2011) – Tham vọng toàn cầu của quân đội Trung Quốc


Phạm Nguyên Trường dịch

Viết từ Bắc Kinh. Trong thời gian tới đây, 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc không chỉ được tăng lương mà còn được trang bị những loại vũ khí hiện đại, trong đó có những loại vũ khí tấn công thế hệ ba. Họ cũng sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ trên những khu vực khác nhau quyền lợi của đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp hoàn cầu. Quan niệm về chiến tranh nhân dân và dân quân trước đây chỉ xem xét việc bảo vệ Trung Quốc khỏi họa ngoại xâm và bảo đảm an ninh lãnh thổ, vùng nước nội thủy và mặt biển nằm trong lãnh thổ đã không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay nữa. Hiện nay, “để có thể thực hiện các cuộc chiến số và cuộc chiến trên mạng, cần phải có lực lượng bộ binh được huấn luyện kĩ lưỡng, lực lượng phòng không-không quân và hải quân hiện đại, vệ tinh và hệ thống định vị, tất cả là để :bảo vệ quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc, cũng như mối quan tâm của họ về an toàn trong vũ trụ, trong không gian điện-từ trường và không gian điều khiển”. Tất cả những điều này đều đã được ghi nhận trong định nghĩa rộng về quốc phòng trong cuốn Sách trắng vừa được Trung Quốc công bố. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, không chỉ trong các thảm họa mà trong lĩnh vực chính trị cũng đã được xác định. Lực lượng vũ trang Trung Quốc phải là thành trì trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại những hoạt động chia rẽ, phá hoại và chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ “sự hài hòa và ổn định xã hội” và tiến hành cuộc đấu tranh chống lại “nền độc lập” của Đài Loan và Tây Tạng, cũng như chống lại những phần tử li khai, đòi thành lập nhà nước “Đông Hồi”.

April 2, 2011

John Yemma (Christian Science Monitor, Mĩ, 01.04.2011) – Các nhà độc tài và con đường dẫn tới diệt vong.

Phạm Nguyên Trường dịch

Từ Libya tới Bờ Biển Ngà, từ Bắc Triều Tiên tới Zimbabwe, một người nắm quyền bao giờ cũng dẫn đến những sai lầm khủng khiếp.

Chế độ chuyên chế vừa có sức hấp dẫn vừa có tính phá hoại ghê gớm. Muammar Qaddafi của Libya và Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà tin rằng mình có quyền cai trị đến mức thà để cho đất nước mình tan hoang chứ không chịu rời bỏ quyền lực. Robert Mugabe của Zimbabwe và Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên cũng đẩy đất nước vào tình trạng kinh tế suy sụp chứ không chịu để cho những người khác thách thức niềm tin của mình.

April 1, 2011

Dmitry Butrin (Russ.ru, 21/03/2011) – Sự cáo chung của nền chuyên chính tâm thần phân liệt

 
Phạm Nguyên Trường dịch

Lời ban biên tập tạp chí Russ.ru: Đây là bài bình luận của ông Dmitry Butrin, trưởng phòng kinh tế chính trị học tờ Thương gia, về sự khởi đầu của chiến dịch quân sự chống Gaddafi, dành riêng cho Russ.ru

* * *
Tôi cũng xin gọi sự kiện đang diễn ra ở Libya như những người tham gia trong liên minh phương Tây gọi nó. Đây là chiến dịch quân sự, với hai mục tiêu: chính trị (lật đổ chế độ của Gaddafi) và kĩ thuật (không để cho vị đại tá này tấn công và giết hại những người nổi dậy).  Còn gọi thế nào được nữa? Đồng thời cũng có người cho rằng sự kiện ở Libya là sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Đây đúng là sự can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền rồi. Nhưng nói cho ngay, tình hình nội bộ của nước có chủ quyền này là nhân dân Libya đứng lên chống lại một con người đã lập nên một cơ cấu nhà nước đặc thù hiếm có trên thế giới: “nền chuyên chính tâm thần phân liệt”.